Hình ảnh

Hình ảnh

Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2010

Việt sử toàn thư: Nhà Nguyễn

Phần 3 - Chương 22

Nhà Nguyễn (1802-1945)

- Gia Long (1802- 1820) -Minh Mạng (1820- 1840)

- Thiệu Trị (1841- 1847) - Tự Đức (1847- 1883)

- Dục Đức (1883) - Hiệp Hòa (1883)

- Kiến Phúc (1883- 1884) - Hàm Nghi (1884- 1885)

- Đồng Khánh (1885- 1889) - Thành Thái (1889- 1907)

- Duy Tân (1907- 1916) - Khải Định (1916- 1925)




1- Thế Tổ xưng Đế hiệu:

Ngày 1/6/1802, Nguyễn Ánh làm lễ tại nhà Thế Miếu, lấy hiệu là Gia Long và tuyên bố cáo chung niên hiệu Cảnh Hưng của nhà Hậu Lê.

Tính ra Thế Tổ nhà Nguyễn đã chiến đấu suốt hai mươi lăm năm (1777-1802) để hoàn thành sự nghiệp thống nhất và bình định nước Việt Nam từ Cà Mau tới Nam Quan.

Trong một phần tư thế kỷ đó Người đã trải qua bao phen vào sinh ra tử, nhục nhả gian lao, nếu không phải là người có tài, có chí, cương quyết và nhẫn nại thì khó mà thành công được.

Đến khi bước lên ngai vàng, Thế Tổ vừa đúng 40 tuổi.

Lo việc trị loạn xong, Người bắt tay vào việc bình trị. Công chuyện này rất là phiền toái, khó khăn và vĩ đại.

Các cơ quan hành chính và các quan lại ở các địa phương bấy giờ đều thất tán hết, nay phải lập lại các sổ sách về đinh điền, thuế khóa và tuyển trạch nhân viên. Đồng ruộng bỏ hoang, kho tàng rỗng tuếch, cướp bóc lung tung, thật là một cuộc đổ nát hoàn toàn.

Việc thứ nhất là Người đổi tên quốc hiệu ra Việt Nam, chính thức dùng Phú Xuân làm kinh đô, tha cho dân một vụ thuế, thăng thưởng cho tướng sĩ, phong tước và cấp ruộng đất cho con cháu hai họ Lê, Trịnh để giữ việc khói hương.

408 Việt Sử Toàn Thư


2- Bộ Máy Chính Quyền Trung Ương:

Vua Gia Long không đặt ngôi hoàng hậu trong nội cung, và chức Bồi tụng, hay Tham tụng (tức là chức Tể tướng) ngoài triều đình để tránh những ảnh hưởng quá lớn về chính trị, do đó chỉ có chức Hoàng phi và cung tần trong biệt điện, việc nước thì có Lục bộ phụ trách. Mỗi bộ có một vi Thượng thư đứng đầu gồm Tả Hữu Tham Tri Tả, Hữu Thị Lang cùng các thuộc viên Lang Trung, Viên Ngoại Chủ Sự, bát cửu phẩm, thơ lại v.v...

Sáu bộ là:

1) Bộ Lại trông coi việc bổ dụng, thuyên chuyển, ban thưởng phẩm trật, khảo xét công trạng, phong tặng ấm tước, thảo các chiếu, sắc, dụ v.v...

2) Bộ Hộ chịu trách nhiệm về các việc đinh điền, thuế má, tiền bạc, kho tàng, hóa vật như bộ Tài chính và Kinh tế ngày nay.

3) Bộ Lễ lo việc tế tự, triều hạ, tôn phong, triệu hội, học chế, khoa cử, phong sắc cho bách thần, khen tặng các người sống lâu, tiết hạnh.

4) Bộ Binh bổ dụng, tuyển mộ binh tướng, tổ chức quân đội, mở các cuộc thao diễn, lập khoa thi võ cử, ban bố các mệnh lệnh hành quân v.v...

5) Bộ Hình xét hình án, sửa sang pháp luật, duyệt lại các án từ đáng nghi ngờ hay các đơn kháng tố tối cao.

6) Bộ Công phụ trách các công tác xây dựng cung điện, thành trì, hào lũy, tự tạo tàu bè, nghiên cứu các kiểu mẫu lăng tẩm, công thự, mua bán vật liệu, thuê mướn thợ thuyền.

Để kiện toàn việc chính trị cũng như hành chính, nhà vua lập Đô sát viện gồm Tả, Hữu Đô Ngự Sử và Tả, Hữu phó Đô Ngự Sử đứng đầu, cơ quan này giống như Nha Thanh Tra hành chính và chính trị đời nay nhưng rộng quyền hơn là có quyền cản ngăn nhà vua và đàn hặc các quan lớn, nhỏ nếu thấy việc gì trái với phép nước về phương diện này hay phương diện khác. Xét trong triều Gia Long bấy giờ chưa có quan nhất phẩm về hàng văn, các quân nhân hầu hết giữ các việc trọng yếu, có lẽ do tình thế đặc biệt buổi đó. Các việc thưởng phạt, truất biếm, bãi miễn đều có những thể lệ rõ ràng để tránh những việc lạm quyền và thiên vị.


3- Các Địa Hạt Hành Chính Lớn:

Đối với từng địa phương, vua Thế Tổ có một chính sách riêng biệt:

A) Tại Bắc Hà và Nam Hà, nhà vua đặt một quan Tổng Trấn để trông nom mọi việc. Quan Tổng Trấn Bắc Hà bấy giờ là Nguyễn Văn Thành, Tổng Trấn Nam Hà là Lê Văn Duyệt. Cả hai đều là võ quan cấp tương đối cao. Dĩ nhiên ý của nhà vua là vì việc loạn chỉ mới tạm yên, cần phải có võ tướng để toàn quyền hành động mới giải quyết được mọi vấn đề. Dưới quyền Tổng Trấn có phó Tổng Trấn, có quan Ký Lục và Cai Bạ giúp việc cai trị. Quan lại ở Bắc Hà được tuyển dụng trong các cựu thần của nhà Lê và các thổ hào sở tại.

409 Việt Sử Toàn Thư


Bắc Hà được kể từ Thanh Hóa ngoại tức là từ Ninh Bình trở ra, gồm 11 trấn chia ra làm 5 nội trấn: Sơn Nam thượng, Sơn Nam hạ, Sơn Tây Kinh Bắc, Hải Dương. Ngoại trấn có: Tuyên Quang, Hưng Hoá, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Yên là những tỉnh bao vây vùng Trung Châu từ Tây qua Đông (giáp biển). Nam Hà từ Bình Thuận trở vào là Gia Định thành gồm 5 trấn: Phiên An (thành Gia Định cũ) Biên Hòa, Vĩnh Thanh (Vĩnh Long và An Giang) Vĩnh Tường và Hà Tiên109.

Đứng đầu các trấn có các quan Lưu Trấn hay Trấn Thủ. Trấn lại chia ra phủ, huyện, châu (châu là đơn vị hành chính ở các vùng có rừng núi và đồng bào Thượng).

Miền Trung gồm: Thanh Hóa trấn, Nghệ An trấn, Quảng Nghĩa trấn, Bình Định trấn, Phú Yên trấn, Bình Hòa trấn (tức Khánh Hòa) và Bình Thuận trấn. Vùng Kinh Kỳ tức là các tỉnh trực tiếp với hoàng triều gồm bốn doanh: Trực Lệ Quảng Đức doanh (Thừa Thiên ngày nay), Quảng Trị doanh, Quảng Bình doanh, Quảng Nam doanh.

P. Cultru cho rằng Bắc Hà và Nam Hà bấy giờ tuy bị lệ thuộc về Phú Xuân nhưng không bị một chế độ cai trị nghiệt ngã vì vua Gia Long xét việc tập trung quyền hành thái quá là điều không thuận lợi.


4- Binh Chế:

Vua Thế Tổ sau khi thống nhất đất nước liền phong thưởng tướng sĩ. Ngài chỉnh đốn binh đội theo tục cũ: đối với quân chính quy cứ 7 xuất đinh từ 19 đến 25 tuổi lấy một Người ra lính thì gia đình được lĩnh một phần ruộng và cứ một năm chỉ ở trong quân ngũ một thời hạn là 4 tháng rồi lại được trở về quê làm ăn cày cấy 8 tháng, nhưng khi Nhà nước động dụng đến để làm các tạp dịch thì phải có mặt (xây thành, đắp lũy, mở đường v.v...), gặp thời chiến thì cứ ba xuất đinh lấy một.

Ở Bắc Hà thì 10 người lấy một tại trấn Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Thái Nguyên và Quảng Yên. Ở Nam Hà thì 8 người lấy một tại các làng đông đảo.

Ở kinh thành có ba loại lính: thân binh, cấm binh, và tinh binh. Thân binh mỗi vệ có
500 người và có 50 người binh tập quân nhạc. Ở các trấn thì có lính cơ, lính mộ. Các binh sĩ chia ra làm ba phiên: 2 phiên về làm ruộng, 1 phiên ở lại phục vụ rồi thay đổi
cho nhau.

Vũ khí có: gươm, giáo, mã tấu. Súng có: đại bác, thạch cơ điểu thương (súng nhỏ) mổ bằng máy đá lửa. Có ba trường để tập bắn ở kinh thành gọi là xạ trường. Ở các cửa bể có các hải đài là đồn binh có đặt súng để bảo vệ an ninh và kiểm soát tàu bè ngoại quốc. Vua Gia Long đặt ở mỗi hải khẩu một cơ lính thủy và làm thuyền lớn bọc đồng để tuần phòng miền bể. Lính thủy được lấy ở hai doanh Quảng Đức và Quảng Nam, lập thành 6 vệ đóng tại kinh thành.



109 Năm 1802, Vua Gia Long phong cho cháu Mạc Cửu là Mạc Tư Thiêm làm Trấn Thủ địa phương này. Thiêm là con Mạc Thiên Tứ. Năm 1809 Thiêm chết, Vua Gia Long không tin người con cả của Thiêm nên đặt tạm một viên quan lại người Việt ở Hà Tiên. Tiêm La phản đối rằng Hà Tiên là đất của họ Mạc gây dựng. Năm 1826 Mạc Công Du con Thiêm được làm Hiệp trấn ở địa phương này sau thăng chức Trấn thủ, Hà Tiên lại thịnh vượng như xưa.

410 Việt Sử Toàn Thư


Cấp bậc về Võ ban: cũng như về Văn ban có 9 bậc: mỗi bậc có chánh, có tùng (phó). Cao nhất là: Trung quân, Tiền quân, Tả quân, Hữu quân, Hậu quân. Chức này vào cấp tướng coi một đạo quân gồm 8 đại đội và 9 cơ ( mỗi cơ có 60 binh sĩ ). Mỗi đạo quân có một số tượng binh.

Cấm quân là quân canh gác hoàng thành có 30.000 gồm lục quân, kỵ binh, tượng binh. Tổng số lục quân vào năm 1800 là 113.000 người (trong thời chiến), nhưng có thể lên tới 200.000 nếu có chiến tranh. Tổng số hải quân có 26.800 người, đó là theo lời của De Barisy, người đã cộng tác với nhà vua trong thời chiến tranh với nhà Tây Sơn.

Tàu chiến mang 16 đến 22 khẩu đại bác có 200 chiếc.

Thuyền chiến có 40 đến 44 tay chèo mang máy bắn đá cò 500 chiếc.

Thuyền lớn có từ 50 đến 60 tay chèo mang đại bác, máy bắn đá có 100 chiếc.

Binh đội thủy lục này đều luyện tập và áp dụng chiến pháp theo lối Âu Châu. Còn kỵ binh thì không có vì xứ ta nhiều núi non sông ngòi, chỉ có một ít để dùng vào việc liên lạc và bảo vệ hoàng thành.


5- Công Vụ:

Mỗi tỉnh có một số nhân viên phụ trách việc sửa sang đường xá, đê điều, sông ngòi. Nhà vua lưu tâm nhiều hơn cả là vấn đề đê điều ở Bắc Hà, vì xứ này hàng năm thuờng xảy ra việc lụt lội khiến Nhà nước phải bãi thuế cho dân. Cuối đời của vua Thế Tổ (1820) việc sửa sang đê điều ở đây mới tạm yên, tiếc rằng việc gìn giữ vẫn thường không được chu đáo lắm nên việc lụt lội vẫn còn xảy ra.

Các quan lộ trong nước đều được chăm nom, chỗ nào cách sông ngòi thì quan địa phương cho làm cầu. Cứ 15.000 trượng đường thì dân được lãnh 10.000 phương gạo. Từ cửa Nam Quan vào đến Bình Thuận, cứ 4.000 trượng đường có một trạm bên cạnh quan lộ để quan khách nghỉ ngơi, cả thảy có 98 trạm, còn từ Bình Thuận vào đến Hà Tiên đã có thủy đạo.

Ở mỗi trấn Nhà nước có một kho chứa thóc gạo phòng khi đói kém hay mất mùa để
chẩn cấp hay bán rẻ cho dân.

Thành Huế được xây dựng vào năm 1813 hay 1814 đến 1820 mới xong. Thành hình vuông chu vi tới 5 đến 6 dậm theo kiến trúc Tây Phương kiểu Vauban (như thành Strasbourg của Pháp) có 24 pháo đài (mỗi pháo đài có 26 khẩu đại bác từ 18 đến 68 livres), do chính sở đúc của nhà vua làm ra. Thành cao chừng 4 thước tây có những cổng đá cao tới 60 thước Anh (peds) toàn bằng đá phiến rất lớn và dầy dặn, nóc cổng cao tới 8 thước. Đây là một công trình kiến trúc vĩ đại và kiên cố rất đáng khen ngợi nếu đem so sánh với những thành lũy ở cửa Hội An hay Nha Trang.

411 Việt Sử Toàn Thư


6- Việc Học Hành Và Luật Pháp:

Vua Thế Tổ cũng tôn trọng Nho học, biết rằng việc trị dân cần phải có nhân tài nên cho lập nhà Văn Miếu ở các doanh, các trấn thờ đức Khổng tử. Ngài lập Quốc Tử Giám (1803) ở Kinh đô để dạy cho các quan và các sĩ tử, mở khoa thi Hương lấy các người có học, có hạnh ra làm quan. Cũng trong năm này, Ngài cho ban hành hai đạo dụ về việc mở các trường ở các tỉnh, ấn định nhân viên giáo giới và chương trình học chế cùng tái lập các khoa thi ở các trấn. Ở mỗi trấn có một quan Đốc Học, một phó Đốc Học hay Trợ Giáo. Cứ tháng 10 hàng năm triều đình mở một kỳ thi.

Binh bộ thượng thư Lê Quang Định đã được phụ trách làm một cuốn Địa dư tức là cuốn Nhất Thống Địa Dư Chí biên soạn từ năm 1806 đến năm 1811. Vua Thế Tổ còn ra lệnh sưu tầm các sách sử ký liên hệ đến Lê triều và nhà Tây Sơn, kêu gọi dân chúng xuất trình các tài liệu bấy lâu thất tán vì ly loạn đem nộp cho các quan tỉnh lấy thưởng. Cũng năm này một số giáo viên được mời về kinh đô để chép sử. Năm 1818 Mạc Công Du là con cháu Mạc Cửu được lệnh sưu tầm các tài liệu về lịch sử đất Hà Tiên.

Về luật pháp, vua Thế Tổ đặt Nguyễn Văn Thành vào chức Tổng Tài để soạn một bộ luật mới. Nguyễn Văn Thành đã mang bộ luật của nhà Thanh ra chép lại gần trọn nguyên văn nên khi áp dụng bộ luật này đã có nhiều điều quá khe khắt. Xin nhắc rằng bộ luật của Thanh triều cay nghiệt là bởi vua quan nhà Thanh là người Mãn vào thống trị Hoa tộc tất nhiên nó không có thể có những điểm khoan hòa của bộ luật Hồng Đức.

Quốc âm như ta thấy dưới đời Lê Mạt và Tây Sơn đã bắt đầu thịnh đạt. Tới đời Nguyễn Sơ, thái bình trở lại thì mầm non của quốc âm cũng nảy nở mạnh dần. Bài văn tế tướng sĩ trận vong đọc tại Bắc Hà do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành không rõ do ai viết, "Hoa Tiên chuyện" của Nguyễn Lai Thạch, "Kim Vân Kiều" của Nguyễn Du, là cả một sự tiên báo văn chương Việt Nam đang đi đến chỗ phong phú, sáng sủa để dân ta có thể bằng tiếng mẹ diễn tả được mọi điều tình cảm hay trình bày được mọi tư tưởng, vẽ nên mọi cảnh trí. Những tác phẩm này đến nay còn được coi là những áng văn chương đại bút trong đó phát xuất được nhiều tinh hoa của dân tộc.


7- Việc Tài Chính:

Tài chính là huyết mạch của quốc gia, là sinh khí của bộ máy Nhà nước, Gia Long quan niệm như vậy nên đã gia công chỉnh đốn mọi ngành thuế khoá như sau: 1/ Từ Quảng Bình đến Bình Thuận dân đóng thuế mỗi năm một lần từ tháng 4 đến tháng 6.
2/ Nghệ An, Thanh Hoá và Bắc Hà được nộp thuế làm hai lần.

Nguyễn triều lập ra Đinh bạ và Điền bạ cùng công bố nhiều đạo luật về công điền, công thổ do sự gian lận, ẩn nặc đã xảy ra bởi nhiều người đã lợi dụng thời chiến tranh đem bán hoặc tự chia nhau công điền, công thổ. Nay triều đình bắt chia lại và cấm ngặt việc bán công điền, cùng vào danh sách những người từ 18 đến 59 tuổi hầu tránh những trường hợp khai tử hay khai vắng mặt để khỏi đóng thuế này, nếu việc gian xảy ra không những đương sự phải phạt mà cả lý trưởng cũng phải chịu trách nhiệm (hoặc

412 Việt Sử Toàn Thư


phạt trượng hay phạt tù). Kẻ tố cáo việc này được thưởng tiền hay được miễn tạp dịch, nhưng tố giác sẽ bị nghiêm hình110.

Thuế điền: chia ra làm ba hạng: nhất đẳng điền mỗi mẫu đồng niên nộp 20 thăng. Nhị đẳng điền 15 thăng. Tam đẳng điền 10 thăng. Còn thứ ruộng mùa đồng niên phải nộp 10 thăng.

Thuế đinh: Nghệ An ra nội ngoại Thanh Hóa mỗi xuất hàng năm phải nộp thuế thân từ 1 đến 2 tiền -- Mân tiền: từ 1 đến 2 tiền -- Cước mễ: 2 bát. Năm nội trấn Bắc Thành và phủ Phụng Thiên (Hoài Đức bây giờ) mỗi xuất phải nộp: thuế thân từ 1 đến 2 tiền. 1 mân tiền 1 tiền. Điệu tiền (tạp dịch) 6 tiền -- Cước mễ: 2 bát. Sáu ngoại trấn Bắc thành mỗi xuất phải nộp: thuế thân 6 tiền -- Mân tiền: 1 tiền -- Điệu tiền: 3 tiền -- Cước mễ:
1 bát (1803 và 1805).

Ngoài các thứ thuế kể trên, ta thấy dưới đời Gia Long còn những thuế đánh vào các quý vật như quế ở Thanh Hóa, yến sào ở Quảng Nam, gỗ, chiếu hoặc nộp bằng thực chất hoặc bằng tiền cùng lập ra quan thuế đối với ngoại quốc vào giao thương và các thuê khai thác các quặng mỏ. Nhà vua lại cho lập cả sở đúc tiền (1803 làm ra hai loại tiền đồng và tiền kẽm cùng đúc vàng bạc ra thành lương, thành nén. Tiền kẽm nặng 7 phân, một mặt in chữ Gia Long thông bảo, một mặt in chữ thất phân. Mỗi quan tiền nặng 2 cân 10 lạng. Giá vàng định là: một lượng vàng đổi lấy 10 lạng bạc. Nhà vua cũng chuẩn định lại các thước vuông, chế tạo ra thước đồng để đo ruộng. Năm Gia Long thứ 12, triều đình lập ra cân thiên bình để cân đồng, sắt, chì, và thiếc. Còn cân vàng thì dùng cân trung bình.


8- Việc Ngoại giao Với Nước Pháp:

Như chúng ta biết, chúa Nguyễn Ánh xưa kia gửi con (Thế Tử Cảnh) cho Giám mục Bá Đa lộc sang ngoại giao cầu viện trợ của Pháp hoàng Louis XVI nếu không có sự hiểu lầm, hoặc rụt dè của Pháp đình thì ngay từ thuở đó nước Pháp đã đặt được nhiều ảnh hưởng ở Việt Nam. Việc này còn bị ngăn trở nữa vì cuộc cách mạng (1789-1793) ở nước Pháp đã xảy ra thuở ấy, thêm vào là Pháp đã không dồi dào tài chánh cùng quân lực để tranh giành với Liệt cường ở các vùng Á Châu.

Sau này chúa Nguyễn Ánh đã thành công do sự giúp đỡ của Giám mục Bá Đa Lộc, một số tư nhân Pháp, và cả chính giới Pháp lại đề ra việc tái lập ngoại giao với Việt Nam.

Vẫn như dụng ý hai chục năm trước, Pháp muốn giành nhau với Anh quốc nhiều hơn cả vì Anh đã nắm được nhiều nguồn lợi từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương. Nay Pháp thấy cần chặn đứng lối tiến của Anh vào bờ biển Trung Hoa vì Trung Hoa là một miếng mồi ngon và vĩ đại hơn hết.




110 Về thuế khoá thời Gia Long theo Langlois (viết ngày 14 4 1804) và theo ký sự của Chaigneau ngày
12.5.1808, dân chúng đau khổ về chế độ thuế khóa của vua quan nhiều quá và về việc tạp dịch thì dân chúng không được trả bằng tiền hay bằng gạo (Tài liệu của giáo sĩ Cadière trang 60).

413 Việt Sử Toàn Thư


Năm 1812, theo lệnh Hoàng đế Nã-Phá-Luân (Napoleoné), Quốc vụ khanh d'Hauterive được xem xét lại vấn đề Việt Nam nhưng việc này lại gián đoạn vì sau đó ít lâu Nã-Phá-Luân bị lật đổ.

Dưới thời phục hưng của nước Pháp (Restauration), khi Bá tước Portal làm giám đốc các thuộc địa, một thân nhân của Dayot đã nêu ra ý kiến nước Pháp nên mở cuộc ngoại giao trở lại với Nam Hà rồi Pháp đình đã miễn nhiều thuế má cho các tàu buôn đi giao dịch với các xứ Viễn Đông.

Vua Gia Long lên ngôi được hai năm (1804) do lời đề nghị của Công ty Đông Ấn, Anh gửi xứ thần Sir Robert đến Việt Nam. Bấy giờ Chaigneau và Vannier đang có nhiều uy thế bên vua Gia Long đã xúi nhà vua khước từ ngoại giao với Anh, tuy vậy Anh còn đưa thư hai ba lần nữa nhưng Thế Tổ cũng vẫn từ chối.

Sau này vào năm 1803, một hạm đội của Anh gồm 7 chiếc tàu tiến vào Hà Nội bị quân ta đốt cháy, nhưng không thấy Anh phản ứng. Vào tháng 9 năm 1817, tàu La Paix của Pháp cập bến Đà Nẵng do nhà Balguerie và Sarget công ty giới thiệu đến.

Tàu này được tiếp đãi tử tế, sau đó là một chiếc tàu nữa của nhà Philippon. Tàu này không bán được hàng bởi không có hóa phẩm nào hợp với nhu cầu của địa phương. Vua Gia Long có trao cho họ một danh sách hóa phẩm để kỳ sau họ mang hàng tới và sẽ không bị lỡ.

Năm 1817, chiếc Cybèle đến Tourane vào tháng 12. Thuyền trưởng của tàu này là
Bá tước Kergariou đã nhân danh Pháp hoàng Louis XVIII xin nhà vua thi hành hiệp ước
1787111 để Pháp được hưởng các quyền lợi ở Cửa Hàn và Côn Đảo. Lời yêu cầu này không được thỏa mãn. Đó là điều dễ hiểu vì chính nước Pháp đã không thi hành hiệp
ước trước.

Năm 1819, hai chiếc tàu Larose và Henri cũng của mấy nhà trên đây gửi qua, vua Gia Long cũng vẫn mua bán với họ. Tiền nong và giá cả rất là sòng phẳng, phân minh. Trở về họ mua của ta đường, chè, lụa, mộc và bạc nén.

Tóm lại chỉ riêng về phương diện thương mại người Pháp được ưu thế và ưu thế này có thể dài lâu nếu vua Gia Long còn sống thêm nữa bởi ngài đã hàm ơn một số người Pháp giúp đỡ ngài trong việc tranh đấu với nhà Tây Sơn xưa kia.

Trong giai đoạn này thủ tướng De Richelieu có viết thư cho Chaigneau để hỏi thăm tình hình Việt Nam về nhiều phương diện và giới thiệu các tàu buôn cùng các thủy thủ, sau đó Chaigneau được thưởng Bắc Đẩu Bội Tinh.

Chaigneau trở về thăm nhà tháng 11/1819 được Pháp Hoàng giao cho chức Lãnh sự Pháp ở Việt Nam, có giấy tờ đàng hoàng với nhiệm vụ điều đình lập các thương ước với vua Gia Long.

Vua Louis XVIII gửi chiếu vua Gia Long một chiếc đồng hồ quả lắc, hai cây đèn thờ, các bình bằng đồng mạ vàng, 16 bức tranh chạm nổi về các trận đánh dưới thời Đế



111 Hiệp ước Versailles do Giám mục Bá Đa Lộc ký với Bộ trưởng ngoại giao Montmorin.

414 Việt Sử Toàn Thư


Chính, một khẩu súng trường kiểu mới nhất, một cặp súng lục và một tấm gương rất lớn (ở Huế vẫn còn giữ được tấm gương này).

Nhưng khi Chaigneau trở lại Việt Nam năm 1821, thì vua Gia Long đã tạ thế, vua Minh Mạng lên kế vị thì sự liên lạc Việt Pháp thay đổi hẳn. Trong thời vua Gia Long còn sống, người Pháp ở lại làm quan với Nguyễn triều có Philippe Vannier, Jean Baptiste Chaigneau, De Forsans và y sĩ Despiau. Những người này đã được nhà vua phong tước112 rất trọng hậu (trừ Despiau). Nhà vua miễn cho họ khỏi phải lạy khi vào chầu mà chỉ phải khấu đầu 5 lần. Mỗi người được 50 tên lính phục vụ tại tư dinh. Sau vua Gia Long qua đời thì những người Pháp trên đây bỏ về hết vì sự ghen ghét của các quan Việt Nam và sự ghẻ lạnh của vua Minh Mạng. Kể từ giai đoạn này trở đi cuộc giao tiếp giữa Nguyễn triều với nước Pháp bắt đầu nổi sóng gió.


9- Giao Thiệp Với Trung Quốc:

Sau khi lấy được Bắc Hà, vua Gia Long đã cử một sứ đoàn qua Tàu xin cầu phong. Cầm đầu sứ đoàn là Trịnh Hoài Đức. Sứ đoàn này chưa hồi hương thì cuối năm đó
1802, vua Gia Long cử luôn Binh bộ Thượng thư Lê Quang Định sang xin vua Gia Khánh nhà Thanh đổi tên cho nước ta. Năm sau 1802, triều đình Mãn Thanh cho Tổng đốc
Quảng Tây sang làm lễ tấn phong cho vua Gia Long và đưa ra hai sắc dụ: một đặc tên nước ta là Việt Nam, một ấn định thể lệ tiến cống từ nay cứ hai năm một lần và cứ 4
năm một lần Việt Nam phái sứ bộ sang làm lễ triều kính. Lễ cống gồm có: ngà voi, sừng tê, lụa vải, gỗ trầm, cau khô. Rồi vua Gia Long thân hành ra Thăng Long để làm lễ thụ phong. Năm sau Gia Long lại cử sứ bộ sang cảm tạ vua Tàu tại Bắc Kinh. tháng 8
năm 1809, sứ đoàn Việt Nam sang mừng thọ vua Gia Khánh (lúc đó được 50 tuổi). Luôn từ 1813, 1817, và 1819 việc giao dịch giữa Gia Long và nước Tàu được đều hòa,
êm đẹp.


10- Giao Thiệp Với Miên, Lào và Tiêm La:

Gia Long lên ngôi, nước Nam được yên trị, nước Cao Miên tuy mất đất (Thủy Chân Lạp) nhưng vẫn chịu thần phục Việt Nam. Từ lâu đời nước này hay bị ngươi Tiêm quấy rối nên vẫn phải nhờ Việt Nam che chở. Trong thời họ Nguyễn còn đang mắc míu với Tây Sơn, Tiêm La đã định lợi dụng cơ hội để phân chia đất Cao Miên đó là việc đã xảy ra hồi 1779 dưới đời quốc vương Trịnh Quốc Anh (Phya Tak) như trên đã nói.

Thời Tây Sơn còn nắm được miền Nam Việt (1794), Nặc Ấn lưu vong qua Vọng Các rồi được vua Tiêm La cho một đạo quân đưa về nước. Từ ngày đó hai tỉnh Battambang và Angkor nhượng cho Tiêm. Nặc Ấn mất năm 1796. Năm 1802 Miên mới có vua tức là Nặc Ông Chân, con Nặc Ông Ấn. Tuy đã thần phục Tiêm La, Ông Chân vẫn cử sứ đoàn ra chầu vua Gia Long tại Thăng Long. Thế là từ năm 1805 Miên làm tôi triều đình Việt



112 P. Vannier được gọi là Nguyễn Văn Chấn được phong Trấn Oai Hầu, J. B. Chaigneau là Nguyễn Văn Thắng được phong Thắng Tài Hầu, Victor Olivier là Ông Tín làm Vệ úy - Théodore Le Brun làm Cai đội Thạch đai hầu...

415 Việt Sử Toàn Thư


Nam và năm sau lại sang Vọng Các thụ phong. Tiêm không tán thành chính sách nước đôi này nên ngầm xui Nặc Ông Nguyên em Ông Chân nổi loạn. Ông Chân phải chạy sang Việt Nam cầu cứu. Tiêm liền tiến quân đánh thành La Bích và gửi thư cho vua Gia Long nói quân Tiêm vào đất Miên chỉ có ý thu xếp việc của hoàng gia Miên mà thôi. Vua Gia Long làm bộ tin lời vua Tiêm rồi cử Lê Văn Duyệt. Tổng trấn thành Gia Định dẫn 10.000 binh hộ vệ Ông Chân trở về nước: Tiêm và Nặc Ông Nguyên phải rút lui. Để phòng ngừa mầm loạn, Lê Văn Duyệt đặt chế độ bảo hộ trên đất Miên từ đấy và xây thành Nam Vang cùng thành La Lem. Sau đó vua Thế Tổ cử Nguyễn Văn Thụy đem
1.000 quân sang trấn giữ xứ này như một thuộc quốc.

Dù sao việc giao thiệp giữa triều Gia Long và Tiêm La vẫn giữ được sự hòa hảo. Từ
1802 trở đi hai bên vẫn có sự sứ bộ qua lại trao đổi tình thân thiện và tặng phẩm.

Tại Ai Lao, Việt và Tiêm cũng đặt ảnh hưởng nhưng không vì thế mà có sự gây lộn. Rồi quốc vương Ai Lao xin thân phục cả Việt lẫn Tiêm. Các rợ Cam Lộ ở các vùng Cao Nguyên hai tỉnh Thanh Nghệ, các dân thượng (Mọi) và Thủy Xá, Hỏa Xá (người Rhadé) cũng có cống phẩm đến để tỏ lòng tuân theo chính quyền của triều Nguyễn.


11- Bàn Về Loạn Phong Kiến Việt Nam:

Các nhà viết sử Pháp xưa và nay khi nói đến vua Gia Long và những trận giặc cuối cùng Tây Sơn và chúa Nguyễn đã không thể ngăn được những tiếng thở dài. Quả vậy, trận giặc này là một cuộc nội tranh, một cuộc xung đột chỉ liên hệ đến quyền lợi giữa hai dòng họ.

Theo ý này chúng tôi, hãy đặt ra vài câu hỏi:

1. Ngót 300 năm ly loạn từ đời Lê mạt 1527 đến 1802 là năm cuộc nội chiến kết liễu có phải tự người dân dấy loạn hay là tự hai họ Trịnh Nguyễn giành nhau ngôi bá chủ mà mở màn cho cảnh núi xương sông máu?. Đứng trên lập trường nhân dân, nhà làm sử phải có bổn phận lên án những kẻ gây loạn khiến dân đã điêu đứng lầm than. Ta thử nghĩ: dưới thời Trịnh Giang cũng như dưới thời Võ Vương vì tệ chính đói rét, dịch lệ, và giặc giã đã lượm đi quá nửa phần dân số; để theo đuổi chiến tranh Trịnh Nguyễn và Tây Sơn bắt lính cứ 10 người lấy tới ba bốn xuất ở mỗi làng, đám trai tráng này có đi chẳng có về, cuộc thủy chiến tại Thị Nại mấy tao làm chết tới ít nhất năm bảy chục ngàn sinh linh, đó là việc gần, còn kể con số nạn nhân chiến tranh trên khắp các nẻo đường đất nước luôn ba thế kỷ trước ngày bình định (1802) thì rõ rệt hàng triệu con người đã làm cô hồn trên các chiến trường từ Nam ra Bắc.

2. Như vậy, từ thế kỷ thứ XVI là từ buổi ở Việt Nam bị cái thảm cảnh thiên hạ tam phân (Mạc Trịnh Nguyễn, rồi sau là Tân Nguyễn và Cựu Nguyễn) đến cuối thế kỷ XVIII những vụ loạn ly đó là công hay tội của các ông Chúa phong kiến nước ta? Trong cuốn sách này chúng tôi đặt riêng ra chương "Loạn Phong Kiến Việt Nam" là do ý nghĩ kể trên để trái lại, chỉ tán thành, chỉ ca ngợi, chỉ hoan nghênh những trận giặc chống đế quốc, diệt xâm lăng mà thôi. Xương máu của người dân lành đâu có phải là những thứ để xây ngai vàng, nghiệp bá cho những cá nhân, cho những dòng họ!

416 Việt Sử Toàn Thư


3. Nước Việt Nam cũng như dân Việt Nam tự nó trên thực tế đã đồng nhất và bất phân, nhưng có chuyện qua phân, đó là do tham vọng của các nhà chính trị, các người lĩnh đạo. Mỗi kẻ năm quyền chúa tể một địa phương, nền thống nhất quốc gia tất nhiên bị tan rã. Thật chẳng khác chi hai võ sĩ đấu gươm trên võ đài, kẻ bại ngã gục, kẻ thắng đứng lại, không còn đối thủ nữa thì kẻ ở lại ca khúc khải hoàn, có gì lạ! dĩ nhiên quốc gia lại thống nhất. Riêng giữa hai họ Tân Nguyễn, Cựu Nguyễn, đồng ý với các sử gia Pháp, chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam đã thống nhất dưới thời Tây Sơn bởi khi nhà Tây Sơn toàn thắng (1788), Nhạc làm Trung Ương Hoàng Đế, Huệ làm Bắc Bình Vương, Lữ làm Đông Định Vương, chúa Nguyễn Ánh lưu vong hải ngoại, ai đừng bảo khi đó Việt Nam không thống nhất? Sau này nhà Tây Sơn bị diệt, còn lại chúa Ánh, ai chia xẻ nước Việt Nam nữa mà chẳng thống nhất?

4. Còn việc mở rộng cương vực miền Nam tới đất Hà tiên, sát Vịnh Tiêm La cũng là một sự kiện tất nhiên của Lịch sử. Trịnh nắm được toàn cõi Việt Nam từ Linh Giang ra tới Cao Bằng. Nguyễn không khuếch trương thế lực thì tranh giành với Trịnh sao được! Huống hồ Nguyễn ở cạnh Chiêm Thành, một dân tộc đang bị hao mòn suy nhược do ảnh hưởng của nhiều chiến cuộc với nhà Hậu Lê xưa kia, không mở đất về phương Nam chẳng hoài lắm ru! Và còn đợi cơ hội nào khi mà Nguyễn đang cần có một cái vốn để chạy đua với miền Bắc? Ngoài ra cũng đừng quên rằng trong việc bành trướng cương thổ vào vùng Đồng Nai, chính người dân cày của chúng ta đã gây được nhiều thành tích. Một phần lớn những người dân ấy đã tự động vượt biển hay tràn qua đất Chiêm vào khẩn hoang tại Biên Hòa, Bà Rịa, Gia Định do đó ta có thể nói rằng chính họ đã viết nhiều trên những trang sử Nam tiến của dân tộc chúng ta.


12- Vài Ý Kiến Về Vua Gia Long:

Ở vua Gia Long, từ con người quân nhân đến con người chính trị có nhiều điểm khác biệt khiến ta phải coi vua Gia Long cũng là một nhân vật kỳ kiệt của Lịch sử trên nhiều phương diện. Nhân vật này có nhiều điều hay cũng như có nhiều điều dở.

Chiếu theo cỗi rễ thì Gia Long thuộc về một dòng họ có nhiều danh tướng, giầu mưu cơ, đởm lược, nhẫn nại, cần cù, thông minh, trác lạc nhờ vậy mà trong thời trung suy, Nguyễn Ánh mới 17 đã cầm đầu được binh tướng, nắm vững được lòng dân, bốn phen vinh nhục ở đất Gia Định, nhiều tao siêu bạt ngoài khơi, trôi dạt cả vào đất Tiêm, nương nhờ triều đình Vọng Các có lúc phải hy sinh cả tính mạng (trừ giặc Miên và Mã Lai cho Tiêm) để mua thiện cảm của người hòng có chỗ nương thân. Trên 20 năm ròng, vua Gia Long xông xáo khắp các chiến trường từ vùng Đồng Nai ra Thuận Hóa, vượt biển trèo non trong vòng khói lửa mịt mùng mà vẫn không bao giờ lui bước, con người ấy thật đáng là một chiến sĩ. Trước điểm này ta không thể không vỗ tay khen ngợi Thế Tổ nhà Nguyễn.

Về chính trị, khi sức cùng lực tận, Gia Long đã cho Giám mục Bá Đa Lộc đem con đi cầu cứu nước Pháp rồi luôn luôn giao thiệp khéo léo với các lân bang để lấy ngoại viện, nhờ đó chẳng những người Âu Châu mà cả các quân Tiêm, Miên, Lào thường qua lại đánh Tây Sơn giúp mình. Ngoại giao đến thế là khéo léo tuy rằng mang người ngoài về đánh anh em nhà là làm một hành động không đẹp nếu so với việc 12 sứ quân trên

417 Việt Sử Toàn Thư


tám thể kỷ trước. Nhưng đến khi sự nghiệp đã thành, ngôi quốc chủ đã vững. Gia Long thay đổi luôn thái độ, lên tiếng kẻ cả với Tiêm, đặt Miên và Lào vào vòng lệ thuộc. Tiến thoái, kinh quyền đến thế quả thật là mau lẹ, quỷ quyệt... Tuy vậy vua Gia Long có ít nhiều sở đoản:

1. Các cộng sự viên người Pháp đã chê Thế Tổ ở điểm khi đang chiến tranh, ngài đã quá cẩn thận nên hay do dự, nếu biết đánh dấn Tây Sơn đang lúc đại thần, tướng lĩnh của họ chia rẽ thì ngày vinh quang của nhà vua còn sớm hơn nhiều.

2. Đối với các công thần, vì hay nghe lời sàm tấu Gia Long đã có khí quá bạc bẽo và tàn nhẫn, vì vậy Đỗ Thành Nhân, Lê Văn Cầu, Nguyễn Văn Thanh, Đặng Trấn Thường là những kẻ đã theo phò Nguyễn chúa từ lúc gian nan đều bị bất đắt kỳ tử. Đời Lê còn có trường hợp "Bát nghị"; Nguyễn triều với bộ luật của nhà Thanh y sao chính bản, chẳng nương nhẹ cho ai dầu kẻ đó đã có nhiều công lao hãn mã. Đến Minh Mạng, nắm xương khô của Lê Văn Duyệt và Lê Chất cũng không khỏi xiềng xích, và họ tội tình gì cho cam!

3. Khi suy bĩ, Gia Long biết cầu cứu nước Pháp, đã mục kích được dã tâm đế quốc của Liệt cường Tây Phương trước thời của ngài và cả trong thời ngài, vậy mà không tìm nổi một kế sách giữ nước cho khỏi "Bạch họa", chỉ biết "bế quan tỏa cảng", các triều đại kế tiếp cũng chẳng sáng suốt hơn làm gì mà không mất nước.

4. Đặt quốc đô ở Phú Xuân là một mảnh đất gầy, dân thưa, của ít về phương diện quân sự nơi này là một vị trí chiến lược bất lợi cả về thủy lẫn bộ. Trái lại Bắc Hà là cỗi rễ của dân tộc, nói gần là từ hai chục thế kỷ trở về đây ruộng đất phù nhiêu, dân cư đông đảo, anh hùng hào kiệt đời nào cũng sẵn chống xâm lăng nhiều phen như trúc chẻ, ngói tan. Vậy mà vua Gia Long bỏ thật là uổng. Phải chăng Gia Long đã e ngại những uy tín còn xót lại của hai họ Lê Trịnh, nhưng nếu đủ tài thi thố ân uy thì mình là thái dương mà các triều đại đã qua chỉ là những ngọn lửa tàn, đâu đáng sợ! Sau này Bắc Hà ly loạn liên miên, lòng dân khảng tảng vì triều đình ở quá xa rồi 50 năm sau giặc Pháp tiến vào nội địa của ta, hàng vạn quân của Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết không chống nổi mấy chiếc tàu, vài trăm lính của Francis Garnier, H. Rivière và De Courcy. Đấy chẳng là sự vụng tính của vua Gia Long vì đã bỏ gốc lấy ngọn đó sao?

Còn về các qui mô lập quốc, ta thấy vua Gia Long cũng làm đủ mọi việc, tỏ được sự
siêng năng, cần mẫn nhưng không có gì đặc biệt hơn các triều đại trước.

Thế Tổ mất năm Kỷ Mão (1819) ở ngôi được 18 năm, thọ 59 tuổi, miếu hiệu là Thế
Tổ Cao Hoàng Đế.

418 Việt Sử Toàn Thư



II- Thánh Tổ (1820 - 1840)

- Việc nội trị - Các vụ phiến loạn

- Việc ngoại giao - Việc Ai Lao

- Việc Chân Lạp - Việc cấm đạo




1- Hoàn Thiện Bộ Máy Chánh Quyền:

Tháng giêng năm 1820, lên kế vị vua Thế Tổ là Hoảng tử Đởm, niên hiệu là Minh Mạng. Bấy giờ, Ngài đã 29 tuổi lại sẵn óc thông minh, ham nghiên cứu việc triều chính, am hiểu văn học nên tới khi ra cầm quyền, có thể nói vua Minh Mạng không có chút gì bỡ ngỡ.

Ngài là một ông vua rất hoạt động nên trong 20 năm trị vì, Ngài đã làm được rất nhiều việc và trong đời Ngài cũng đã xảy rất nhiều điều quan trọng.

Ngài đặt thêm ra các tự, các viện. Hai cơ quan trọng yếu nhất là Nội các và Cơ mật viện. Trước đây vào hồi vua Thế Tổ đã có Thị Thư Viện coi các biểu, sách, chế, cáo, chương, tấu, sắc, mệnh v.v...Năm 1820, nhà vua đổi ra Văn Thư Phòng và năm sau ra Nội các, lấy các quan Tam Tứ Phẩm vào giúp việc.

Năm 1834, do nhiều việc quan trọng, cơ yếu, Ngài đặt ra Cơ Mật viện lấy các đại thần vào làm nhân viên.

Năm 1836, Ngài lập Tôn Nhân phủ. Cơ quan này trông coi mọi việc trong họ nhà vua cho có trật tự tôn ty và cấp dưỡng cho kẻ cơ ấu, giúp đỡ việc hiếu hỷ.

Quan chế được đặt từ Nhất Phẩm cho đến Cửu Phẩm, mỗi phẩm có 2 trật cho 2 ban văn võ, đặt các chức Tuần phủ, Bố chính, Án sát, Lãnh binh v.v... ở các tỉnh (Minh Mạng thứ 20), các chức vị quan lại này còn tồn tại đến sau này và thay thế cho chế độ Tổng Trấn, Trấn Thủ, Lưu Trấn kể từ Minh Mạng thứ 12 theo lối nhà Thanh.

Để tránh nạn tham nhũng. Ngài phát cho quan lại hàng năm một số tiền dưỡng liêm tùy theo đẳng cấp.


2- Việc Học Hành Thi Cử:

Vua Minh Mạng rất chú trọng vào việc văn học để lấy nhân tài vào việc trị nước an dân. Ngài mở Quốc Tử Giám và cấp lương bổng cho các giám sinh.

Về tiền triều chỉ có thi Hương, sáu năm mới có một kỳ thi, nay đổi làm 3 năm một khoa, cứ năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu thi Hương; năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi Hội, thi Đình.

Hai khoa thi này mở ra để lấy Tiến Sĩ, đến năm Minh Mạng thứ 10 (1829), nhà vua lấy thêm Phó Bảng ở những người trúng cách.

419 Việt Sử Toàn Thư


Vua Minh Mạng có một quan niệm rất sáng suốt về việc học. Ngài thấy lối học cử nghiệp chỉ chuyên về thi phú phù phiếm để thi lấy đỗ chứ không thể có một thực học là một lối học đi tới chỗ thấu đáo nhân tình, am hiểu việc đời một cách thực tế để mở mang xã hội, nâng cao trình độ dân sinh. Cái học từ chương cử nghiệp, than ôi, đến nay vẫn còn là một điều mà trong xã hội Việt Nam còn nhiều người ham chuộng. Kể cũng đáng buồn thay!

Ngài có lần đã nói:

"Lâu nay cái học khoa cử làm cho người ta sai lầm, Trẫm nghĩ văn chương vốn không có quy củ nhất định, mà nay những văn cử-nghiệp chỉ câu nệ cái hư sáo khoe khoang lẫn với nhau, biệt lập mỗi nhà một lối, nhân phẩm cao hay thấp do tự đó. Khoa tràng lấy hay bỏ cũng do tự đó. Học như thế thì trách nào mà nhân tài chẳng mỗi ngày một kém đi. Song tập tục đã quen rồi, khó đổi ngay được, về sau nên dần dần đổi lại".

Tiếc rằng biết điều này là một cái bệnh nguy hại cho sự tiến hóa của dân tộc, Ngài muốn canh cải nhưng lại không biết canh cải ra sao. Triều thần của Ngài lại phần nhiều chỉ là những hủ nho lạc hậu, nên không giúp đỡ được Ngài kế hoạch nào cho quốc phú dân cường. Sự thực nếu là cái cổ học thì cổ học không lầm bởi nó cũng rất vụ thực. Trái lại từ đời Đường cái học vụ thực suy tàn để trở nên cái học huấn hỗ, cái học tầm chương trích cú, chỉ lo việc khoa cử hơn là lo việc thiết yếu cho thiên hạ. Tóm lại cái học nghĩa lý đã mất, cái học mà Trình Tử đã nói ở câu: Phong chi tác dĩ lục hợp, quyển chi tắc thoát tăng ư mật kỳ vị vô cùng giai thực học dã (Phóng ra thì đầy cả vũ trụ, thu vào thì náu ẩn ở thâm tâm; Ý vị của nó vô cùng xác đáng nhưng người Tàu lầm mà ta cũng lầm theo.)

Sau này Phan Tây Hồ trong bài phú Lương Ngọc Tất Danh Sơn đã phải than dài:

- Đời chuộng văn chương, người tham khoa mục.

- Đại cô, tiểu cô, suốt tháng dùi mài.

- Ngũ ngôn, thất ngôn, quanh năm lăn lóc.

- Ngóng hơi thở của quan trường để làm văn sách.

- Chích có thể phải, mà Thuấn có thể sai.

- Nhặt dãi thừa của người Tàu để làm từ phú.

- Biền thì phải tứ, Ngẫu thì phải lục.

- Tíu tít những phường danh lợi.

- Chợ Tề chực đánh cắp vàng.

- Lơ thơ bao kẻ hiền tài, sân Sở luống buồn dâng ngọc.

- Ấy chẳng riêng gì kẻ vị thân gia, tham vì lợi lộc.

- Mà đến cả mấy kẻ quần chùng áo rộng trong một nước.

- Lùa vào mấy ngàn vạn nơi hắc ám địa ngục...

420 Việt Sử Toàn Thư


3- Sách vở

Ngài chăm lo văn hóa, khích lệ việc tu thư bằng những sự ban thưởng, cho nên vào thời Ngài nhiều sách có giá trị được ra đời.

1) Gia Định thống chí

2) Minh bột di hoán văn thảo của Trịnh Hoài Đức

3) Bản triều ngọc phả và 2 bản Ký sự của Hoàng Công Tào

4) Khai quốc công nghiệp điển chí (7 quyển) của Cung Văn Hi

5) Minh lương khải cáo lục của Nguyễn Đình Chính (34 quyển).

6) Cố sự biên lục của Vũ Văn Bưu

7) Khâm Định tiểu bình lưỡng kỳ phỉ khấu phương lược

8) Ngự chế thi tập... (2 cuốn sách này do các quan họp lại cùng soạn)

Ngoài ra, Ngài còn giải quyết được nhiều việc khác không kém phần quan trọng như sửa đổi phong tục vì trải bao nhiêu thời loạn ly, trật tự xã hội đổ nát, nhân tâm đồi bại. Ngài lập ra 10 điều răn bảo dân chúng để gây lại tinh thần luân lý của trăm họ. Ngài cho dựng nhà dưỡng tế để nuôi những người tàn tật, cô độc.

Việc đinh điền cũng có chỉnh đốn và kiểm soát chặt chẽ hơn. Ruộng đất ở Nam Việt
được đo đạt lại, tính ra được 630.075 mẫu. Tổng số đinh toàn quốc là 970.516 xuất và
4.063.892 mẫu ruộng, đất.

Người Tàu sang làm ăn khai khẩn cũng được đối đãi tử tế. Đồng niên mỗi người phải nộp hai lạng bạc. Những người lão hạng và tàn tật chỉ phải chịu một nửa. Việc võ bị cũng được Ngài lưu ý rất nhiều: lập đồn ải, pháo đài ở các nơi hiểm yếu. Binh chế có thủy binh chia ra từng Cơ, Đội, Vệ, Doanh. Tiếc rằng việc binh bị thiếu người chuyên môn và có năng lực, lại thêm vào thời đó có quan niệm trọng văn khinh võ gây nhiều ảnh hưởng tai hại nên tuy nhà vua luôn luôn ra lệnh và khuyến khích, việc này chẳng tiến được là bao mà mỗi ngày còn suy nhược thêm nữa.


4- Những Cuộc Phiến Loạn

Những cuộc phiến loạn xẩy ra dưới thời vua Minh Mệnh suốt Trung, Nam, Bắc, kể từ
năm 1822 đã do nhiều nguyên nhân:

A) Về phía ngoại bang, nước Tiêm la vẫn giữ thái độ hằn học về vấn đề Chân Lạp (chúng ta đã thấy ở trên đây) nên ngoài mặt tuy êm dịu nhưng bên trong Tiêm La vẫn tìm cơ hội để quấy rối Việt Nam.

B) Ngoài Bắc, một phần nhân tâm còn luyến tiếc Lê triều, vẫn chờ dịp nổi lên chống lại nhà Nguyễn và để khôi phục lại dòng họ Lê.

C) Bọn quan lại hay nhũng nhiễu dân chúng, dèm pha nhau, tâng công, nịnh hót mà nhà vua lại thường không minh, nhất là đối với kẻ công thần. Nhiều người trung lương

421 Việt Sử Toàn Thư


đâm ra chán nản, trái lại phe gian nịnh nẩy nở mỗi ngày một nhiều, nước tất nhiên phải sinh loạn do đó ngoại quốc mới dám nhòm ngó vào.

Những vụ phiến loạn quan trọng đáng kể là vụ Phan Bá Vành khởi sự ở Nam Định, Lê Duy Lương ở Ninh Bình và Nông Văn Vân ở Tuyên Quang (vụ Phan Bá Vành xẩy vào năm 1826 đã làm cho quan quân của triều đình tổn hại rất nhiều, đến năm 1827
Nguyễn Công Trứ lúc đó làm Tham Biện được cử đi dẹp mới yên). Vụ Lê Duy Lương phát sinh vào 1832, tức là năm Minh Mệnh XIII ở Ninh Bình. Lê Duy Lương là con cháu
nhà Lê cũng dấy động với các thổ tù là Quách Tất Công, Quách Tất Tế và Đinh Thế
Đức, v.v... Vua Thánh Tổ huy động Tổng Đốc Nghệ Tĩnh là Tạ Quang Cự đem quân ra
Ninh Bình cùng với Tổng Đốc Thanh Hóa là Nguyễn Văn Trọng đi đánh, sau vài tháng Lê Duy Lương bị bắt giải về Kinh trị tội và tất cả con cháu Lê bị đày ở Quảng Nam, Bình Định. Biện pháp này tỏ rằng chính sách "Phù Lê" đã chấm dứt.


Vụ Nông Văn Vân và Lê Văn Khôi

Việc Lê Duy Lương ngoài Bắc Hà chưa yên hẳn thì trong Nam Việt bấy giờ có Lê Văn Khôi cũng chống lại Triều đình. Vì Khôi là người Bắc và có anh em họ hàng ở Tuyên Quang nên có lịnh cho bắt các thân nhân của Khôi. Nông Văn Vân là anh vợ Khôi và là Tri Châu Bảo Lạc hồi đó hoảng sợ liền chiêu tập đồ đảng nổi lên cướp phá Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng và Lạng Sơn từ tháng 7 năm 1833 cho đến tháng 3 năm 1835 làm quan quân đã tổn phí rất nhiều. Dự vào việc tiểu trừ Nông Văn Vân có Sơn-Hưng-Tuyên Tổng Đốc Lê Văn Đức làm Tam Tuyên Tổng Quân Vụ, Hải An Tổng Đốc là Nguyễn Công Trứ làm Tham Tán và Ninh Thái Tổng Đốc Nguyễn Đình Phổ. Các tỉnh Thượng du hồi đó bị quân giặc vây hãm kịch liệt. Họ nhờ được thế rừng núi hiểm trở và lại thông thuộc các miền này, nên quan quân phải chật vật vô cùng mới dẹp xong.

Theo Việt Nam Sử Lược từ khi ông Lê Văn Duyệt mất đi, đất Nam Việt tuy là nơi lập nghiệp của nhà Nguyễn mà lại xẩy ra nhiều sự rối ren là vì vua Thánh Tổ thiếu sự rộng lượng đối với các cựu thần (trên đây chúng tôi đã nói qua về các vị đó) lại nghe bọn xu nịnh nên dân sự bị áp bức quá nhiều. Vụ án Lê Văn Duyệt đáng lẽ yên rồi thì Bạch Xuân Nguyên ra làm Bố Chánh Gia Định (bây giờ là thành Phan An) nói rằng phụng mật chỉ truy xét thêm về Tả Quân Lê Văn Duyệt. Lê Văn Khôi tuy là con nuôi của Lê Văn Duyệt nhưng vẫn bị nghi ngờ sẽ có phản ứng nên người ta bắt giam Khôi liền. Hành động này đã khiến cho Khôi nẩy ý làm loạn. Đêm 18-5 năm 1833 tức Minh Mệnh XIV, Lê Văn Khôi thông với các đồng đảng cùng một số tù nhân người Bắc trong lao và một số cũng ở trong trại giam hoặc ở bên ngoài được làm ăn như dân sự hay bị bắt làm lính hồi hương (27 người) phá ngục vào dinh Bố Chánh Bạch Xuân Nguyên và giết cả nhà. Tổng Đốc Nguyễn Văn Quế đem quân đến cứu cũng bị giết. Còn các quan khác như Án Sát, Lãnh Binh đều bỏ chạy cả chẳng bao lâu quân đội trong thành Phan An đều theo Khôi hết. Khôi bèn thiết lập các chức vị cho đảng viên, rồi tự phong cho mình làm Đại Nguyên Soái, lập triều đình riêng một góc trời. Sau đó Khôi cho đi đánh phá các nơi, chỉ trong một tháng, sáu tỉnh miền Nam lọt cả vào tay Khôi. Trong dịp này Khôi lấy danh nghĩa tôn phù một người con của Hoàng Tử Cảnh mất năm 1801. Vị Vương tôn đó bấy giờ đang ở Huế.

422 Việt Sử Toàn Thư


Nghe tin này vua Minh Mệnh cho giết ngay con cháu và chị dâu để bọn Khôi hết
đường lợi dụng.

Triều đình phái Tống Phúc Lương làm Thảo Nghịch Tướng quân và Nguyễn Xuân làm
Tham Tán Quân Vụ cùng nhiều tướng tá đem quân thủy bộ vào đánh Khôi.

Trung quân của Khôi là Thái Công Triều trước kia là vệ úy người ở Thừa Thiên, coi về biền binh đóng ở Gia Định, khi Khôi dấy động liền theo Khôi nay thấy quân đội của Triều đình tới lại phản Khôi trở về với Triều đình.

Lê Văn Khôi đại bại ở nhiều nơi, sau chỉ cố thủ ở thành Phan An và cho người đi cầu cứu quân Tiêm La. Tiêm La liền đưa sang giúp Khôi 5 đạo quân, chia đường thủy bộ tiến vào Việt nam. Đạo thứ nhứt là 100 chiến thuyền vào Hà Tiên, đạo thứ hai là lục quân đánh Nam Vang (Pnom Pênh) mục đích chiếm Châu Đốc và An Giang, đạo quân thứ ba đánh Cam Lộ, đạo thứ tư đánh Cam Cát, đạo thứ năm đánh Trấn Ninh.

Chủ đích của Tiêm La tất nhiên không phải là đến giúp Khôi mà nhân cơ hội này cướp đất Chân Lạp và Nam Kỳ, họ tung quân ra đánh nhiều nơi để phân tán lực lượng của Việt Nam.

Triều đình ta liền huy động ngay quân lực để đối phó, Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân được lệnh giữ mặt An Giang về phía Tây Nam đánh đuổi được Tiêm ra khỏi bờ cõi. Việc này khởi từ tháng giêng năm Giáp Ngọ (1834) đến tháng năm thì kết liễu.


5- Việc Ngoại Giao Với Người Pháp

Vua Minh Mệnh không có cảm tình với người Pháp, điều này xét ra thuở đó cũng là một thái độ chung của người Á Đông đã coi người Âu Châu là bọn man di, là quân xâm lược.

Ngài đã không ưa người ngoại quốc vì lý do chính trị, lại không thích cả tôn giáo của Âu Châu, một thứ tôn giáo cách mạng mà nhiều vua chúa La Mã xưa kia đã kịch liệt đả phá. Ngài đã quyết liệt trong việc giết đạo, cấm đạo do đó nhiều giáo sĩ đã đặt cho vua Minh Mệnh biệt hiệu là "Néron Việt Nam". Với cộng sự viên người Pháp, Ngài cũng có ý lạnh nhạt nên khi Chaigneau trở lại Việt Nam, tuy các lễ vật được thâu nhận vui vẻ nhưng bọn ông không được trọng dụng nữa. Rồi nhà vua cho Chaigneau hay rằng không cần phải ký thương ước giữa hai chính phủ, người Việt Nam vẫn đối xử tốt đẹp với người Pháp là đủ.

Tóm lại vua Minh Mệnh chỉ thỏa thuận mua bán với người Pháp nhưng không chấp nhận xây dựng cuộc bang giao chính thức với nước Pháp, nên quốc thư của Pháp đình xin đặt Chaigneau làm Lãnh Sự Pháp ở Việt Nam không được đếm xỉa đến.

Năm 1822, tàu Cléopâtre đến Tourane; mặc dầu có sự can thiệp của Chaigneau tàu này cũng không được đổ bộ. Hai năm sau một thương thuyền khác bị quan ta làm khó

423 Việt Sử Toàn Thư


dễ. Rồi ông Bougainville đến với tàu Thétis và L'Espérance ngạc nhiên là Chaigneau đã rời khỏi đất Việt113.

Vua Minh Mệnh không tiếp lấy cớ rằng ở đây không ai hiểu tiếng Pháp nên quốc thư của Pháp không phiên dịch nổi. Sự thực lúc này thiếu gì giáo sĩ Pháp đang truyền giáo ở Việt Nam để làm công chuyện đó cho triều đình của Ngài.

Tuy vậy cuộc giao thiệp giữa ta và Pháp không gián đoạn ngay sau khi hai ông Vannier và Chaigneau về Pháp. Người Pháp vẫn cố chấp nối lại mối liên lạc. Năm sau (1826) cháu Chaigneau là Eugène Chaigneau còn trở qua Việt Nam nhưng cũng không lượm được kết quả gì tốt đẹp, năm 1829 ông này phải bỏ về nước.

Xét ra các vua đầu tiên của nhà Nguyễn đã thấy cái Bạch họa lan tràn từ thế kỷ XVII và XVIII ở khắp Á Châu nên không muốn giao dịch với nước Tây Phương nào hết. Vua Gia Long đối xử tốt với người Pháp chỉ vì hàm ơn một số người Pháp đã giúp mình xưa kia nhưng trong thâm tâm vẫn có sự e dè. Đến đời Minh Mệnh thì người ta coi rằng không cần nể vì người Pháp nữa và không liên lạc mật thiết với Pháp càng khỏi gặp nhiều điều khó khăn phiền phức với các cường quốc Âu Châu khác.


6- Việc Ai Lao và Chân Lạp

A.- Năm Minh Mệnh thứ VIII (1827), Tiêm La đánh Vạn Tượng, Quốc Vương xứ này là A Nộ chống không nổi phải sang cầu cứu triều đình Việt Nam. Vua Thánh Tổ cho Thống Chế Phan Văn Thúy làm Kinh Lược Biên Soạn Đại Thần mang viện quân theo đường Qui Hợp và Lạc Phàm sang giúp. Việc xuất binh này bị thất bại.

A Nộ phải theo quân ta về Nghệ An đợi thu xếp quân sĩ xong sẽ đánh báo thù. Năm sau (1828) A Nộ chiêu mộ được quân Lào liền xin quan quân của ta hợp sức. Phan Văn Thúy và Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Khoa Hào được lệnh vua Thánh Tổ đem 3000 quân và 24 con voi đưa A Nộ về Trấn Ninh, rồi tiến vào Vạn Tượng (Vientiane). Đạo quân của ta và A Nộ lại bị thua phải xin viện binh Nghệ An. Vua Thánh Tổ chán việc này hạ lệnh bãi bỏ và chỉ phòng vệ các địa điểm biên giới mà thôi. Sau A Nộ chạy về Trấn Ninh bị thủ lĩnh Chiêu Nội bắt nộp cho Tiêm La.

Quân Tiêm được đà đánh dấn vào các miền phụ cận Quảng Trị. Thống Chế Phạm Văn Điển và Tham Tán Quân Vụ Lê Đăng Doanh cùng với các đạo quân ở Lào phải đi ngăn giặc, đằng khác gửi thư cho Tiêm La để trách cứ. Tiêm La trả lời khiêm nhượng rồi rút quân về. Tuy vậy Tiêm vẫn bí mật dung túng người Chân Lạp nổi lên chống lại chính quyền của ta hoặc hà hiếp Vạn Tượng và các xứ quy phụ triều đình Việt Nam. Rồi cuối năm Quí Tỵ (1833), Tiêm lại lợi dụng lời kêu gọi của Lê Văn Khôi mang quân vào nội địa Nam Hà và Chân Lạp như trên đã nói. Tóm lại Tiêm La từ khi mất quyền bảo hộ ở Chân Lạp vẫn hằn học với Việt Nam, lúc không sinh sự được với ta thì lại quay ra quấy rối Ai Lao và Chân Lạp, hoặc khi thấy có biến cố xảy ra trên đất Việt Nam liền nắm ngay cơ hội để xâm lấn.



113 Chaigneau và Vannier thấy sự lãnh đạm của nhà vua nên đã xin nghỉ vĩnh viễn để về quê hương vào ngày 15-11-1825. Đơn của hai ông này được chấp thuận ngay lập tức tuy có đủ hình thức nhã nhặn.

424 Việt Sử Toàn Thư


Xin nhắc rằng dưới đời Thánh Tổ nhiều xứ nhỏ thuộc về Ai Lao và ở sát đất nước ta cũng xin quy phục như đất Lạc Phàm, Tam Động (hai xứ này được triều đình của ta đổi làm hai phủ), Xa Hổ, Sầm Tộ (Sam-Teu), Mường Soạn (?), Mang Lan (Mường Lam), Trình Cố (Xiêng-Khô), Sầm Nứa (Sam-Neua), Mường Duy, Cam Cát (Kham-Keut) ở Ngọc Ma, Cam Môn và Cam Linh (các xứ này hợp thành ba phủ Trấn Biên, Trấn Định và Trấn Man. Phủ Trấn Biên chia ra làm 4 huyện, còn hai phủ Trấn Định và Trấn Man chia mỗi phủ làm 3 huyện.

Ở Cam Lộ thuộc Quảng Trị, các dân Mường, Mang Vang, Ná Bí, Thượng Kế, Tả Bang, Xương Thịnh, Tầm Bồn, Ba Lan, Mang Bổng, Lang Thời cũng xin nội thuộc và được chia ra làm 9 châu theo lệ triều cống. Có thể nói rằng đất Sầm Nứa, Trấn Ninh, Cam Môn và Savanhaket bấy giờ đã thuộc về Việt Nam dưới đời Thánh Tổ và nước ta bấy giờ kể cả các xứ nội phụ rộng lớn hơn bao giờ hết. Việc lệ thuộc của các xứ kể trên đã được ghi vào năm Đinh Hợi (1827) do ý muốn tránh sự quấy nhiễu của Tiêm La và được sự che chở của triều đình Việt Nam.

B.- Cuối năm 1834 vua nước Chân Lạp là Nặc Ông Chân qua đời không có con trai kế tự, quan phụ trách việc bảo hộ Chân Lạp là Trương Minh Giảng liền đặt em gái Nặc Ông Chân là Ang Mey lên làm Quận Chúa gọi là Ngọc Vân Công Chúa. Việc này được sắp đặt vào đầu năm Ất Vị (1835) rồi Chân Lạp được đổi ra Trấn Tây thành chia làm 32 phủ và
2 huyện. Trông nom việc quân dân xứ này trên có một Tham Tán Đại Thần, một Đề
Đốc, một Hiệp Tán và dưới có bốn chánh-phó lãnh binh.

Năm Canh Tý (1840) Lê Văn Đức làm Khâm Sai Đại Thần và Doãn Uẩn làm phó cùng Trương Minh Giảng sang khám xét việc buôn bán, đặt các thứ thuế đinh, điền, đò giang, sản vật.

Sau này quan lại Việt Nam làm nhiều điều càn rỡ, lại bắt cả Ngọc Vân công chúa đem về Gia Định cùng đày bọn quan Chân Lạp là La Kiên, Trà Long ra Bắc Kỳ nên dân Chân Lạp bất mãn nổi lên đánh phá, Tiêm La lợi dụng dịp này giúp em Nặc Ông Chân là Ông Đôn khởi nghĩa, quan quân của ta dẹp mãi không xong. Tới khi vua Thánh Tổ mất (1840) thì các nhà cầm quyền của ta ở Trấn Tây thành phải rút về hết.


7- Việc Cấm Đạo

Buổi đầu vua Minh Mệnh mới lên ngôi, Ngài chưa có áp dụng ngay chính sách sắt máu với các đạo trưởng Tây phương và các tín đồ Thiên Chúa, nhưng dần dà triều đình Việt Nam thấy người Pháp đến Việt Nam có một thái độ ương ngạnh, tàu buôn Pháp thỉnh thoảng lại đổ bộ bí mật một số giáo sĩ vào nội địa mặc dầu người Pháp đã biết rõ chính quyền Việt Nam không ưa đạo này. Tỉ dụ năm Ất Dậu (1825) tàu Thétis vào cửa Hàn đã đem giáo sĩ Logerot tới một cách lén lút. Nếu ngược dòng lịch sử mà nói thì việc này chẳng phải là lần đầu. Các quan Việt Nam khám xét ráo riết mà vẫn không xiết được. Ngoài ra nhà vua đã ban nhiều đạo dụ để khuyên nhủ và nghiêm cấm dân chúng, còn với các giáo sĩ, Ngài cho mời về Huế để dịch các sách Tây ra tiếng Việt, thực ra chỉ để ngăn cản việc giảng kinh Phúc Âm mà thôi. Mọi phương sách rốt cuộc đều vô hiệu, rồi chính quyền Việt Nam dầu muốn dầu không đã phải đi đến chỗ quyết liệt. Đạo dụ cuối cùng tuyên bố xử tử hình những ai vi phạm lệnh và cả những ai chứa chấp giáo

425 Việt Sử Toàn Thư


sĩ cũng như giáo dân. Năm ấy một giáo sĩ đã bị bắt và bị xử giảo, quân quan lục lạo khắp nơi, đốt nhà thờ, bắt giáo sĩ và giáo dân gần như loạn. Ngoài Bắc nổi lên nhiều phong trào chống nhà Nguyễn, tất nhiên có một số giáo dân dự vào các vụ phiến động này. Trong vụ đánh thành Phiên An, người ta bắt được Cố Du (P. Marchand, giáo sĩ này bị tra tấn rất nhiều nhưng vẫn không nhận có giúp Lê Văn Khôi) việc giết đạo từ đó (1834-1838) lại càng dữ dội hơn trước, nhưng sắt và máu của nhà vua chỉ làm cho các giáo dân say mê thêm đạo Thiên Chúa. Người Công Giáo cho rằng chết vì đạo là "chết vì Chúa" và sẽ được lên nước Thiên Đàng để hưởng hạnh phúc vô tận bên cạnh Chúa Trời.

Vua Minh Mệnh thấy mọi việc cấm đoán, giết chóc không có kết quả phải cử một sứ đoàn sang điều đình với chính phủ Pháp. Sứ đoàn tới nơi nhưng bị Hội Truyền Giáo Ngoại Quốc xin Pháp Hoàng Louis Phillippe đừng tiếp. Phái đoàn đành ra về, đến nước nhà thì vua Minh Mệnh đã mất. Rồi việc cấm đạo vẫn cứ tiếp tục mà việc truyền đạo, theo đạo cũng vẫn không ngừng, sau này Pháp chiếm được nước Việt Nam (cuối thế kỷ XIX) đạo Thiên Chúa mới chấm dứt được những trang thảm sử.


8- Bàn về Vua Thánh Tổ

Vua Thánh Tổ mất năm Canh Tý (1840), thọ được 50 tuổi, ở ngôi được 21 năm, miếu hiệu là Thánh Tổ Nhân hoàng đế.

Ngài là một ông vua biết chăm nom việc nước, bên trong sửa sang được các việc chính trị, quan chế, học hành, khoa cử, phong tục, thuế má, võ bị khiến trong nước có nền nếp chỉnh tề. Bên ngoài nhà vua và triều đình đánh Tiêm, dẹp Lào, thu phục được nhiều bộ lạc, gây được nhiều uy thế cho quốc gia nhưng không có sáng kiến nên việc canh cải không có gì đặc biệt lắm. Và xét cái căn bản của giai tầng trí thức đời đó, học chỉ vụ từ chương, cử nghiệp thì cũng khó mà có những nhân tài xuất sắc, lỗi lạc để làm những việc kinh bang, tế thế cho nhân dân được nhờ.

Tuy nhiên người ta không thể không quy trách nhiệm cho Ngài về các vụ loạn ly đã xảy ra ở Bắc Hà, Nam Hà và Chân Lạp do quan lại tham nhũng gây nên, đáng lẽ ở những miền xa xôi này nhà vua phải lựa đặt những cán bộ ưu tú, biết lấy ân làm uy, khéo léo vỗ về dân chúng, bởi từ lâu họ đã thiếu cảm tình với tân triều. Việc bảo hộ Chân Lạp rõ rệt kém chính trị là đi đến chỗ quá ngược đãi người bản xứ, khiến Tiêm La lợi dụng nhược điểm này kết hợp cùng dân Miên đánh ta bật ra khỏi Trấn Tây thành. Việc Lê Văn Khôi tuyên bố lập con Hoàng tử Cảnh để có chính nghĩa hoàn toàn là chuyện vu vơ mà nhà vua lại nỡ giết cả chị dâu góa cùng cháu nhỏ thì thật là quá lo cho cái ngai vàng của mình mà xả tình cốt nhụt114. Đến vụ án Lê Văn Duyệt và Lê Chất cũng đáng phàn nàn bởi khi sống đã không làm tội (mà họ cũng chẳng có tội gì đáng kể) đến khi họ chết lại đem ra hành hạ nắm xương khô, thật là bày một chuyện cười cho hậu thế.





114 Sử Pháp của C. B Maybon có chép chuyện này.

426 Việt Sử Toàn Thư


Còn về việc cấm đạo, giết đạo thiết tưởng cũng nên rộng xét cho nhà vua, vì Thiên Chúa Giáo bấy giờ quá mới đối với dân ta, lại có nhiều nghi lễ không hợp với tục lệ cổ truyền gần như làm đảo lộn một phần nào đời sống tinh thần của ta. Huống hồ mỗi dân tộc có một mối sùng kính riêng, ai chẳng cho điều sùng kính của mình là hay và khi mình có quyền tất nhiên phải bảo vệ điều sùng kính đó bằng đủ mọi cách. Thêm vào, tình hình chính trị ở Á Châu đang rối loạn từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương do các cuộc xâm lăng của các đế quốc Tây phương, vua chúa Á Đông nào mà chẳng ít nhiều tư tưởng bài ngoại, chỉ đáng hận rằng mình thua kém người thì việc bài ngoại chỉ đem lại sự thiệt thòi mà thôi.

427 Việt Sử Toàn Thư



III - Hiến Tổ (1841-1847)

- Cá nhân của vua Hiến Tổ

- Việc Chân Lạp và Tiêm La

- Cuộc đánh phá đầu tiên của Pháp ở Việt Nam




1- Cá Nhân của Vua Hiến Tổ

Vua Thánh Tổ thăng hà, Hoàng tử Miên Tông lên ngôi vào ngày 21 tháng giêng năm
Tân Sửu (12-2-1841) lấy niên hiệu là Thiệu Trị. Nhà vua lúc này được 31 tuổi.

Vua Thiệu Trị cũng giống vua cha ở chỗ ham văn chương, sử ký nhưng tính tình thuần hòa hơn. Năm 1852, Ngài cho biên soạn cuốn Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên gồm đủ tình tiết về các nhân vật chính trị quan trọng của nước nhà. Ngài lại làm nhiều bài thơ vịnh các phong cảnh có tiếng trong nước đóng vào thành tập gọi là Ngự đề danh thắng đô hội thi tập và Ngự chế Bắc tuần thi tập, cũng soạn ra sách Ngự chế võ công thi tập để ca ngợi các việc đánh dẹp dưới đời Ngài.

Về việc chính trị, Ngài noi theo các qui mô của vua cha để lại, tỉ dụ việc học hành, thi cử, thuế má. Các bề tôi như Nguyễn Tri Phương, Lâm Duy Hiệp, Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, Trương Đăng Quế, Võ Văn Giải hết sức phò tá để giải quyết những việc quan trọng, nhất là các việc giặc giã ở Nam Hà, việc chống đối của dân Chân Lạp, việc quấy phá của quân Tiêm. Các vụ lộn xộn này đã làm quân ta gian lao, vất vã khá nhiều.

Năm vua Thiệu Trị lên ngôi, Ngài có gửi sứ bộ qua Tàu để xin cầu phong. Năm sau, Ngài ra Hà Nội để làm lễ thụ phong. Năm 1845, hai sứ bộ đi Tàu liên tiếp, một để cảm tạ và một để mang đồ tiến cống.


2- Việc Chân Lạp và Tiêm La

Cuối đời Minh Mệnh giặc dã nổi lên ở Nam Kỳ và Chân Lạp không chịu phục tòng ta nữa. Triều đình cử các ông Trương Minh Giảng, Nguyễn Công Trứ, Lê Văn Đức, Nguyễn Tiến Lâm đi tiễu trừ mãi không xong, ở Nam Kỳ có cuộc dấy loạn của Lâm Sâm cùng bọn thày chùa tại Trà Vinh. Tại Chân Lạp (Cao Miên) người Miên hợp với người Tiêm đánh phá chính quyền bảo hộ của ta. Quan quân Việt Nam chống không nổi phải rút về, lúc đó vua Thiệu Trị vừa lên ngôi xong, triều đình Việt Nam phải chấp thuận đề nghị của ông Tạ Quang Cự xin bãi bỏ việc cai trị ở Trấn Tây thành (Chân Lạp). Rồi quân đội của ta trở về đóng ở An Giang. Trước đây ông Trương Minh Giảng phụ trách Trấn Tây thành, nay không đối phó nổi với tình thế phải rút lui, họ Trương lấy làm xấu hổ nên lâm bệnh, về đến An Giang thì mất.

Lúc các ông Nguyễn Tiến Lâm và Nguyễn Công Trứ dẹp xong giặc Lâm Sâm thì quân
Tiêm mang binh thuyền vượt biên giới sang đánh phá. Quan quân của ta dưới quyền

428 Việt Sử Toàn Thư


tổng chỉ huy của Lê Văn Đức đã chia làm ba đạo: Nguyễn Tri Phương, và Nguyễn Tiến Lâm giữ mặt Tiền Giang; Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Công Nhân giữ mặt Vĩnh Tế; Phạm Văn Điển và Nguyễn Văn Nhân giữ mặt Hậu Giang, nhất tề tiến lên, quân Tiêm thua to phải rút về Trấn Tây thành. Quân ta không đuổi theo chỉ bố phòng các chỗ hiểm yếu mà thôi.

Nguyên khi quân ta ở Chân Lạp lui về Nam Kỳ thì người Tiêm La ở đấy đã ủng hộ Nặc Ông Đôn (em Nặc Ông Chân, chú của Ngọc Vân Công Chúa) về nước làm vua, sau đó họ đã áp chế dân bản địa quá đáng. Người Chân Lạp chịu không nổi lại sang cầu cứu Việt Nam. Bấy giờ vào năm Ất Tị (1845) tức là Thiệu Trị thứ 5, Vũ Văn Giải được lệnh thanh toán việc này. Hơn một lần nữa binh sĩ Việt Nam lại chỉ ngọn cờ sang đất chùa Tháp. Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn, Tôn Thất Nghị phá được đồn Dây Sắt, thâu lại được thành Nam Vang (1845) hàng phục được 23.000 dân Miên. Nặc Ông Đôn và tướng Chất Tri bị quân ta vây ở Ô Đông (Oudon) nguy quẫn quá phải xin hòa vào tháng chín năm ấy. Rồi hai bên ký hòa ước, sau đó quân Việt Nam rút về đóng ở Trấn Tây đợi Tiêm thi hành các điều đã ký kết.

Tháng chạp năm Bính Ngọ (1846) Nặc Ông Đôn dâng biểu tạ tội và nộp các cống phẩm. Năm sau Ông Đôn được phong làm Cao Miên Quốc Vương và Ngọc Vân Quân Chúa phong làm Ngọc Vân Công Chúa. Mọi việc ổn thỏa quân Việt lại trở về An Giang và đất Nam Hà lại được yên lành như cũ.


3- Cuộc đánh phá đầu tiên của Pháp ở Việt Nam

Vua Thiệu Trị lúc mới lên ngôi có rõ rệt thái độ hòa hoãn với người ngoại quốc. Ngài không ghét đạo quá đáng như vua cha nhưng vẫn không bãi bỏ các sắc dụ cấm đạo và phóng thích những giáo sĩ cùng giáo dân.

Bấy giờ dư luận quần chúng Pháp vẫn chưa hết xúc động về những vụ tử đạo ở Việt Nam dưới đời Minh Mệnh. Tờ Annales de la Propagation de la Foi là một cơ quan truyền tín của hội Truyền giáo ngoại quốc luôn luôn nhắc nhở đến những việc giết đạo, cấm đạo rất là tàn nhẫn tại Việt Nam nên một số người Pháp đã yêu cầu Pháp đình can thiệp.

Ngày 24-2-1843, một chiến thuyền cỡ nhỏ của Pháp tên là Héroine vào cửa Hàn, viên Thiếu tá thuyền trưởng là Favin-Lévêque xin phóng thích cho 5 giáo sĩ bị kết án tử hình đang bị giam tại Huế trong đó có giám mục Michel. Quan của ta có ý lẩn trốn trước việc này sau Favin-Lévêque cương quyết tới Huế, ba tuần sau các giáo sĩ này được thả ra. Trước đấy hai năm, giám mục Lefebvre bị bắt ở Vĩnh Long rồi giải về Huế để chịu tử hình cũng được hải quân Thiếu tướng Cécile đem chiếc tàu Alemène vào Đà Nẵng xin cho. Nhưng việc bắt bớ giáo sĩ vẫn tiếp tục khiến chính phủ Pháp phải lên tiếng phản đối.

Năm Đinh Vị (1847) Đại tá Lapierre và Trung tướng Rigault de Genouilly có đệ lên vua Thiệu Trị một tờ kháng nghị của nước Pháp về việc cấm đạo, giết đạo và yêu cầu triều đình Việt Nam bắt chước nước Tàu cho người Pháp được tự do giảng đạo Thiên Chúa.

429 Việt Sử Toàn Thư


Đôi bên còn đang điều đình và công việc này đã kéo dài một tháng rồi mà vẫn chưa dứt khoát, các sĩ quan Pháp lại thấy 5 chiến thuyền của Việt Nam chuẩn bị tấn công, các hải đài cũng có sự hoạt động khác thường nên Đại tá Lapierre cử người sang yêu cầu các chiến thuyền Việt Nam đừng tiến ra khơi. Tối hậu thư này không được đếm xỉa đến nên tàu Pháp phải bắn trước rồi cuộc xung đột khai diễn ngay liền khi đó. Một giờ sau chu sư của ta bị phá tan. Lapierre không cho quân đổ bộ và ngày hôm sau rời khỏi cửa Hàn.

Vua Thiệu Trị giận lắm, gửi sắc dụ đi các tỉnh, trọng thưởng những ai giết được những giáo sĩ Tây phương, mặt khác Ngài cho tăng cường quân sự và việc chế tạo thêm quân khí. Nhưng sau biến cố này được vài tháng thì Hiến Tổ qua đời vào ngày 4-
11-1847 tức năm Thiệu Trị thứ bảy. Ngài làm vua được 7 năm và chết năm 37 tuổi.

430 Việt Sử Toàn Thư





Phần Thứ Tư
Việt Nam Mất Độc Lập Về Tay Pháp




Chương 1


IV- Dực Tông (1847 - 1883)



- Vua Tự Đức và tình thế nước ta giữa thế kỷ XIX

- Việc ngoại giao và cấm đạo

- Việc văn học và binh chế

- Hai vụ đảo chính

- Cuộc kinh lý của De Montigny




1- Vua Tự Đức và tình thế nước ta giữa thế kỷ XIX

Vua Thiệu Trị sau bảy năm ở ngôi thì hết số. Trước khi chết Ngài cử ông hoàng Hồng Nhậm là con thứ lên kế vị. Hồng Bảo tuy là con cả nhưng bị gạt bỏ vì ông này ham chơi bời, phóng đãng không được cảm tình của vua cha.

Hồng Nhậm bước lên ngai vàng vào tháng 10 năm Đinh Tị (1847) tại điện Thái Hòa, lấy niên hiệu là Tự Đức. Lúc bấy giờ nhà vua mới 19 tuổi, nhưng ngài đã có học nhiều. Có thể nói rằng ngài là một ông vua "từ chương" nhất của triều Nguyễn, thờ mẹ rất hiếu, tính tình điềm đạm, giản dị. Đối với quốc sự ngài rất chăm chỉ không bỏ sót một việc nào dầu nhỏ nhặt. Ngài làm ra ba tập Ngự Chế Thi Văn. Thập Điều Tự Học Diễn Ca và Luận Ngữ Diễn Ca. Hai tập sau có tính cách giáo dục cho hoàng gia và dân chúng.

Phò tá ngài bấy giờ có các ông Trương Đăng Quế, Vũ Trọng Bình, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản là những bề tôi tận tâm và tận trung nhưng đối với nhiều biến cố hết sức lớn lao đời bấy giờ thì vua Tự Đức cũng như triều thần rõ rệt là không đủ tài đủ sức để đảm đương sứ mạng đối với quốc dân và lịch sử. Quả vậy, các nước Âu Châu thuở đó đối với dân ta nói riêng, đối với các nước Á Đông nói chung đã tiến bước quá xa. Họ tổ chức xã hội rất có qui củ, làm ra được nhiều máy móc tinh xảo để phục vụ đời sống hàng ngày, đóng được tàu bè, xe cộ, tha hồ ngược xuôi năm châu bốn bể, chế tạo ra máy điện máy nước vô cùng thuận tiện, lại biết làm các súng

431 Việt Sử Toàn Thư


đạn hết sức lợi hại. Nhờ vậy kỹ nghệ, kinh tế, thương mại của họ phát đạt vô cùng, sản phẩm đủ thứ được đem bán. Còn ta thì thiếu sót hẳn cái học thực tế và cái thuật phú quốc cường binh, bởi không biết trông xa thấy rộng, ai ai cũng chỉ cho rằng nước Tàu là mạnh, tự cho mình văn minh còn người Tây Phương là dã man, mọi rợ. Giới trí thức do cái lò từ chương, cử nghiệp đào tạo luôn luôn nghĩ rằng thơ hay phú giỏi là đủ, bàn đến việc đời, việc nước thì chỉ biết đem các chuyện cổ nước Tàu ra làm mực thước. Thảng hoặc có người đã qua các nước Âu Châu đem chuyện văn minh, khoa học của họ ra mà bàn thì cho là ngụy ngôn, tà thuyết. Đó là trường hợp các ông Nguyễn Đức Hậu, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Điều đã đi du học Tây phương năm Bính Dần (1866) trở về dâng lên nhiều bản điều trần xin canh cải nước nhà, hòng theo dịp các nước tân tiến thuở ấy, nhưng chẳng chịu nghe cả.

Năm Mậu Thìn (1868) tức là năm Tự Đức XXI ông Đinh Văn Điền ở Ninh Bình đã dâng sớ xin nhà vua khai mỏ vàng, lập dinh điền, mở cửa cho người ngoại quốc vào buôn bán, thao luyện quân đội, thêm lương cho sĩ tốt, bớt sưu thuế cho dân v.v... Từ năm Kỷ Mão (1879) đến năm Tân Tỵ (1881) ông Nguyễn Hiệp đi sứ Tiêm La, ông Lê Đĩnh đi sứ Hương Cảng cũng đều trình việc Tiêm La lập điều ước giao hảo với các nước Anh, Pháp, Ý, Phổ là khôn ngoan, nhờ đó Tiêm không bị họ gây sự và hiếp chế, vì ai cũng có quyền lợi. Tàu, Nhật cũng học theo Tây Phương nên đã bãi bỏ các công cuộc bài ngoại. Nhưng khi đem ra duyệt nghị, vì lòng tự ái cũng như do sự u mê, các quan đại thần của vua Dực Tông đều cho rằng các việc đã trình bày không hợp thời, rồi kiếm cớ bác bỏ đi. Tới khi nước Pháp đem binh hùng, tướng mạnh vào Việt Nam, chiếm đánh từ lục tỉnh ra tới Bắc Hà dễ dàng như vào chỗ không người, chỉ khổ đám dân đem làm mồi cho súng đạn mà nước mất vẫn hoàn mất. Còn đám người lãnh đạo bấy giờ mới thấy mình bất tài, bất lực, hối hận rằng mình ươn hèn, lạc hậu thì đã muộn.


2- Việc ngoại giao và cấm đạo

Cũng theo đường lối của hai triều Minh Mạng và Thiệu Trị, vua Dực Tông khước từ mọi việc giao thiệp với các nước ngoài, dầu việc giao thiệp chỉ có mục đích thương mại. Năm Canh Tuất (1850) là năm Tự Đức thứ ba, tàu Mỹ Lợi Kiên vào cửa Hàn có quốc thư xin thông thương không được tiếp nhận. Rồi từ năm 1955 và trên hai chục năm sau nữa các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha nhiều lần có tàu vào cửa Hàn, cửa Thị Nại và Quảng Yên xin mua bán với dân ta cũng không được.

Sau này Gia Định lọt vào tay Pháp, việc ngoại giao với các nước Tây Phương khó khăn, nhà vua mới thay đổi chính sách rồi đặt ra Bình Chuẩn Ty để coi việc buôn bán và Thượng Bạc Viện để giao dịch với các người ngoại dương, nhưng các người được ủy thác vào các việc này chẳng biết gì cả, bởi họ có đâu được học ngoại giao và điện thoại bao giờ...

Vua Tự Đức lên ngôi, đối với việc truyền bá đạo Thiên Chúa buổi đầu không gay gắt lắm tuy đã có ban hành dụ cấm đạo. Dụ này nói rằng người ngoại quốc nào giảng đạo sẽ bị xử tử hình, các linh mục Việt Nam không bỏ đạo sẽ bị khắc chữ vào mặt rồi phải đày đi các nơi lam chướng, còn dân chúng ngu muội thì các quan phải răn bảo chớ không được chém giết.

432 Việt Sử Toàn Thư


Nhưng khi có việc ông hoàng Hồng Bảo âm mưu gây cuộc đảo chính bị thất bại, vua Tự Đức thấy có bàn tay ngoại quốc bí mật nhúng vào bên trong, lại có cuộc thảo luận giữa các đảng viên phiến loạn với các giáo sĩ nên ngài cho thi hành ráo riết sắc dụ ngày
21.3.1851 là xử tử hình tất cả các giáo sĩ Âu Châu và Việt Nam trên khắp lãnh thổ nước nhà. Các giáo dân khi ấy bị coi như có đồng lõa với quân phản nghịch. Augustin
Schoeffer là một giáo sĩ mới 29 tuổi bị chém ở Sơn Tây ngày 1.5.1851, năm sau có
Jean-Louis Bonnard cũng phải trảm quyết ở ngoài Bắc và rất nhiều giáo dân nữa.

Năm 1855, một đạo dụ khác ra đời cay nghiệt hơn là trọng thưởng những ai bắt được các giáo sĩ và tố cáo được các giáo dân, do đó mà Pháp cùng Tây Ban Nha ít năm sau nắm được cơ hội dùng vũ lực ra mặt xâm chiếm nước ta.


3- Việc văn học và binh chế

Vua Tự Đức là một ông vua hay chữ nhất của họ Nguyễn. Ngài rất trọng Nho học, chăm về việc học hành, sửa sang việc thi cử. Ngài đặt Nhã sĩ khoa và Cát sĩ khoa để lấy người ra làm quan. Ngài lập Tập Hiền Viện và Khai Kinh Viện cũng như vua Lê Thánh Tông lập ra Tao Đàn để cùng các quan bàn sách vở, ngâm thơ phú hay thảo luận chính trị. Do lệnh ngài, bộ Khâm Định Việt Sử được biên soạn gồm các việc từ đời Hồng Bàng đến hết đời Hậu Lê...

Năm Tự Đức thứ XIV (1861) triều đình truyền cho các tỉnh lựa người khỏe mạnh ra làm lính Võ Sanh. Năm Ất Sửu (1865) có kỳ thi Võ tiến sĩ. Việc võ được xúc tiến bởi trong nước có nhiều cuộc phiến loạn xảy ra, nhưng tổ chức binh chế, việc huấn luyện vẫn theo lề lối cổ truyền chỉ có ảnh hưởng trong việc đối nội mà thôi. Còn đối với cơ giới hóa chiến cụ và chiến pháp của ngoại quốc rõ rệt là vô hiệu. Bấy giờ ta chỉ có súng điểu thương cũ phải châm ngòi đạn mới nổ (súng này có lẽ là súng hỏa mai ta còn thường thấy ở các vùng Mường, Thổ gần đây). Trong mỗi đội 50 người chỉ có 5 người được dùng súng này. Súng đã ít, việc tập bắn lại ít hơn. Mỗi năm chỉ bắn một lần, mỗi người lính chỉ được bắn có 6 phát đạn. Ai bắn quá số này phải bồi thường. Còn súng đại bác của ta đã nổ rất chậm lại hay hư hỏng. Trái lại, lúc này súng đại bác của người Tây Phương rất là lợi hại, súng trường nạp hậu, các đạn của ta chỉ là trò trẻ. Tình trạng quân sự hèn kém, chính trị hủ bại như thế là tự mình rước lấy sự bại vong rồi còn kêu ca vào đâu nữa.


4- Những vụ phiến động trong nước

Vua Dực Tông lên ngôi được ba năm (1850) đã cử những danh thần làm Kinh Lược Đại Sứ để đi khám xét công việc quân dân ở các khu vực trong nước. Tỉ dụ: Nguyễn Tri Phương phụ trách xứ Nam Kỳ, Phan Thanh Giản coi ba tỉnh miền Nam Trung Việt, Nguyễn Đăng Giai kiểm soát ba tỉnh phía Bắc miền Trung. Nhưng từ năm Tân Hợi trở đi (1851) giặc dã nổi lên ở nhiều nơi, nhất là ở Bắc Kỳ. Ta thấy rõ rệt lòng dân ở đây còn tưởng nhớ đến nhà Lê nên đã dấy động để phá chánh quyền nhà Nguyễn. Có vài vụ loạn mà người cầm đầu xưng mình thuộc dòng dõi nhà Lê, đã lôi cuốn được khá nhiều nhân dân. Ngoài người trong nước phá trật tự an ninh, lại còn giặc Tàu tràn sang. Bọn này thuộc dư đảng Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn tổ chức chống lại nhà

433 Việt Sử Toàn Thư


Thanh bị bại chạy qua nước ta. Chúng cướp phá các vùng thượng du khiến quan quân ta phải đi đánh dẹp vất vả. Đã thế dân còn phải chịu nhiều thiên tai như lụt lội, vỡ đường liên miên. Đê Văn Giang thuộc tỉnh Hưng Yên vỡ luôn 18 năm thì miền Nam Trung Châu là nơi đông dân nhất sao khỏi được rối loạn. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân phát sinh ra những vụ phiến động của đồng bào Bắc Kỳ, nếu không có mục đích chính trị.

Cũng trong năm này có giặc Tam Đường do ba lãnh tụ: Quảng Nghĩa Đường, Lục Thắng Đường, Đức Thắng Đường hoành hành tại Thái Nguyên được quan Kinh Lược Nguyễn Đăng Giai đến phủ dụ nên đất Bắc được yên ổn một thời. Đến năm Giáp Dần (1854) Nguyễn Đăng Giai mất, Bắc Kỳ lại mất an ninh, trật tự như cũ.

Bấy giờ ở Sơn Tây có một người tôn phò Lê Duy Cự là con cháu nhà Lê lên làm minh chủ. Cạnh Cự có Cao Bá Quát làm quốc sư. Quát sinh ở làng Phú Thụy, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Đổ cử nhân, giữ chức giáo thụ phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây. Ông này là một trí thức thông minh bậc nhất đời bấy giờ nên đã được tôn là "thần Siêu, thánh Quát" và đã có thơ ca ngợi tài của ông:

Văn như Siêu, Quát vô tiền Tấn
Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường115

Con người có tài này chẳng may có tính kiêu ngông nên bị quan lại đương thời ghen ghét, vì vậy không bước cao được trên thang danh vọng. Lại nữa, ông thấy vua quan thuở đó hủ bại nên có ý bất mãn, do đó mà tay kiếm tính xây dựng lại thời thế.

Tháng Chạp năm ấy phó lãnh binh Sơn Tây là Lê Thuận dánh bắt được Cao Bá Quát rồi đem về chém tại làng. Vụ khởi nghĩa của Lê Duy Cự bùng ra cuối năm ấy mà vào khoảng tháng 5 thì có châu chấu phá hoại mùa màng dữ dội nên người ta gọi vụ loạn này là giặc châu chấu. Ông Quát chết rồi, bọn Lê Duy Cự còn hoạt động thêm được vài năm nữa. Vụ Cao Bá Quát không thể gọi là một đám giặc tầm thường vì là một đảng cách mạng có chủ trương lật đổ chính quyền nhà Nguyễn bởi nó không cướp của giết người như những vụ loạn khác.

Kế tiếp "giặc châu chấu" là vụ Lê Duy Minh do tên Tạ Văn Phụng mạo xưng dòng dõi họ Lê cùng với người đạo trưởng (trùm đạo Thiên Chúa) tên là Trường dấy động ở miền Quảng Yên vào tháng Chạp năm Tân Dậu (1861). Phụng đã làm lính mộ cho liên quân Pháp - Tây Ban Nha khi trung tướng Charner ra đánh Quảng Nam.

Lúc này tại Bắc Ninh có cai tổng Nguyễn Văn Thịnh tức cai tổng Vàng đã xướng nghĩa và nổi danh một thời ở khắp xứ Bắc. Thịnh lập tên Uẩn cũng xưng là con cháu nhà Lê lên làm minh chủ kết liên với Phụng đánh phủ Lạng Giang, huyện Yên Dũng và Bắc Ninh nhiều phen rất nguy ngập. Để trừ bọn Phụng và Thịnh không những quan quân tại địa phương mà còn cả quân Kinh, quân Thanh Nghệ ra tiễu trừ dưới quyền chỉ





115 Tùng, Tuy đây là Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương, cả hai đều là chú vua Dực Tông và nổi tiếng thơ hay văn giỏi.

434 Việt Sử Toàn Thư


huy của các đại thần như hình bộ thượng thư Trương Quốc Dụng làm Hải An tổng đốc, Sơn-Hưng-Tuyên tổng đốc Nguyễn Bá Nghi, tham tán quân vụ Đào Trí v.v...

Vụ loạn này cũng có tính cách chính trị và kéo dài được 4 năm (1861-1865). Sau đó có cả Nguyễn Tri Phương làm Tây Bắc tổng thống quân vụ đại thần ra tiếp sức. Bấy giờ lại có nhiều đảng giặc khác hoạt động ở Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng vừa là người Tàu vừa là người Thổ. Đã có lần Phụng cho người vào Nam Kỳ điều đình với thiếu tướng Bonnard đem quân ra giúp, hứa nếu thành công sẽ để cho Pháp bảo hộ, nhưng không xong vì lúc này Pháp còn lo củng cố xứ này và đang cần tạm thời có sự hòa hảo với triều đình Huế. Sau bọn Phụng chiếm miền duyên hải để tiện việc tiến thoái.

Cuối năm Quí Hợi (1863), Phụng đã tổ chức được đạo thủy quân gồm 500 chiếc thuyền ở ngoài đảo Cát Bà và Đồ Sơn, tính đánh vào Huế, chẳng may bị bão; nhưng thế lực của giặc đến năm Ất Sửu (1865) vẫn còn lớn. Đốc binh Ông Ích Khiêm được cử sang thương nghị với quân nhà Thanh ở Khâm Châu cùng tấn công thành Hải Ninh là căn cứ lọt vào tay Phụng từ lâu. Phụng thua to, theo đường bể chạy vào Quảng Bình, Quảng Trị, sau bị bắt về Huế trị tội.

Sau việc Phụng có đám giặc khách đánh được tỉnh Cao Bằng. Quan kinh lược Võ
Trọng Bình và tuần phủ Phạm Chi Hương đem quân lên Lạng Sơn đánh dẹp, đến tháng
9 năm Ất Sửu mới yên.

Tính ra Bắc Kỳ mất trật tự luôn 15 năm, triều đình hao quân tổn tướng khá nhiều và bởi miền Bắc quá rối loạn nên triều đình đã phải ký hòa ước năm Nhâm Tuất (1862) để được rảnh tay đối phó với loạn quân kể trên.

Trong khi miền Bắc đang có nhiều cuộc rối ren thì ngay ở nội bộ của hoàng gia cũng nổi lên vài cơn giông tố nữa, đó là vụ âm mưu cướp ngôi của Hồng Bảo và cuộc đảo chính của ba anh em họ Đoàn, con rể Tùng Thiện Vương.


Vụ Hồng Bảo:

Như trên đã nói, An Phong Công Hồng Bảo là con cả nhưng là thứ xuất (con vợ thứ) và kém phong độ nên không được lên ngôi. Vào năm 1851, ông sinh ý dùng bạo lực của ngoại quốc để đoạt lại ngai vàng.

Trong bức thư đề ngày 23.2.1851 in trong Annales de la Propagation de Foi, giám mục Pellerin có nói rằng ông hoàng thất thế này đã điều đình với những người công giáo ở kinh thành để ủng hộ mình, hứa sẽ cho họ tự do hành đạo một cách đắc ý. Các giáo hữu hỏi ý kiến giám mục, giám mục nói rằng tôn giáo không tán thành việc tham gia chính trị như việc truất ngôi vua. Rồi cuối tháng Giêng năm 1851, nhân ngày Tết Nguyên Đán, Hồng Bảo sửa soạn trốn sang Tân Gia Ba, tính qua cầu viện người Anh thì bị bắt. Một hôm người ta thấy xuất hiện trên sông Hương một chiếc tàu nhỏ, còn ở ngoài cửa bể lân cận (chắc là cửa Thuận An) có một chiết tàu lớn nữa. Các nhà chức trách đã đến khám xét chiếc tàu nhỏ. Thấy có khí giới và các thứ đạn dược tích trữ trong tàu làm người ta phải nghi rằng tàu này tính dùng vào việc đem Hồng Bảo thoát ra ngoại quốc. Nếu như việc này xảy ra dưới đời Minh Mạng thì Hồng Bảo đã bị xử tội

435 Việt Sử Toàn Thư


lăng trì rồi, nhưng với vua Tự Đức thì chỉ có sự canh chừng mà thôi. Hồng Bảo định tự tử, may mấy kẻ đầu tớ ngăn cản kịp. Rồi ông mặc áo chế, để đầu bù, ôm đứa con sáu tuổi vào đại nội khóc lóc thảm thiết. Ông trình bày với vua Tự Đức là ông không có ý trốn khỏi hoàng thành gọi người ngoại quốc về gây loạn mà để xa lánh nơi mà mọi người lìa bỏ ông, khinh bỉ ông bởi lúc này ông nghèo khó. Giờ ông xin qua Pháp để sống một cuộc đời thường dân. Nhà vua tin lời rồi vỗ về an ủi ông, lại ban cho ông 100 thoi bạc và một nén vàng cùng bảo ông không cần phải đi xa. Kẻ nào có ý làm hại ông, vua sẽ trừng phạt cho.

Tuy được sự khoan hồng đặc biệt như vậy mà Hồng Bảo vẫn nuôi ý chí cướp ngôi của em. Theo lời thư viết năm 1855, cũng của giám mục Pellerin, An Phong Công lại họp với một số người bất đắc chí, có nhiều cuồng vọng để tính đại sự phen nữa. Họ uống máu ăn thề rồi cho người ra ngoại quốc liên lạc với các đồng chí khác. Một người đã từ Tiêm La về, qua Cao Miên mang theo một nhà sư cũng là đảng viên nhưng đối đãi không được tử tế nên khi hai người về tới nội địa Việt Nam, nhà sư liền tố cáo âm mưu chính trị của bọn Hồng Bảo. Các đảng viên của Hồng Bảo bị bắt liền và bị tra tấn, đã khai mọi chi tiết về vụ mưu loạn kể cả chuyện cái tàu đậu ở bờ sông Hương và chiếc tàu ở ngoài khơi không rõ quốc tịch nào, tên có khá đông người Tiêm La, Trung Quốc, Nam Kỳ và cả người Âu Châu nữa. Đoàn người này đợi mãi không thấy ai đến liên lạc nên phải chạy ra khơi. Việc này đã làm náo động cả kinh thành như sắp có giặc. Các nhà cầm quyền phải ra nghiêm lịnh mới trấn tĩnh được nhân tâm. Triều đình nghị án xử Hồng Bảo vào tội lăng trì, nhưng vua Tự Đức giảm xuống án chung thân. Hồng Bảo đã dùng chiếc vải trải giường thắt cổ chết cho khỏi nhục nhã. Con cháu phải đổi họ Nguyễn sang họ Đinh là họ mẹ và tài sản bị tịch thu hết.

Thảm sử huynh đệ tương tàn của anh em vua Tự Đức đến đây chưa là hết.

Giặc Chày Vôi: Năm Bính Dần (1886) là năm sau (Tự Đức thứ XIX), nhà vua cho xây Vạn Niên Cơ, tức Khiêm Lăng. Dân phu, binh sĩ phải phục dịch nhọc nhằn, vất vả. Đám người này tất nhiên không khỏi sự oán hận nhà vua. Ở kinh bấy giờ có ba anh em họ Đoàn: Đoàn Trung, Đoàn Hữu Ái và Đoàn Tự Trực muốn nổi lên lật đổ chính quyền đương thời. Họ khai thác ngay lòng căm hờn của dân chúng, lợi dụng họ làm công cụ cho cuộc phản nghịch. Họ Đoàn kết liên được với Trương Trọng Hòa, Phạm Lương lập ra Đông Sơn Thi Tửu Hội để che dậy hành vi chính trị của mình. Họ lấy danh nghĩa tôn phù Đinh Đạo là con ông hoàng Hồng Bảo (trên đây đã nói đến). Như vậy ta có thể hiểu rằng việc truất ngôi cửu ngũ của Hồng Bảo có lẽ đã khiến một phần nào nhân dân miền Trung bất mãn, bởi lòng dân thường không ưa chuyện bỏ trưởng lập ấu đã gây nên nhiều biến cố ở các dòng vua họ chúa. Dư luận của một vài người tông thất họ Nguyễn cho rằng động lực trong cuộc phản nghịch này một phần là do họ Đoàn muốn mưu đồ phú quý, lại còn có sự trả thù cho Hồng bảo và gây thanh thế cho Tùng Thiện Vương là nhạc phụ của họ Đoàn (Tùng Thiện Vương là chú vua Tự Đức). Hồng Bảo xét ra lại là học trò và là bạn thân của Tương An Công, em ruột Tùng Thiện Vương nữa. Ý kiến này đã được ông Bửu Kế, tác giả bài "việc Hồng Bảo bị truất" in trong Nguyệt San Đại Học số 8 ra tháng 3.1959. Theo chúng tôi, họ Đoàn thuộc loại người ngang tàng và bất mãn với chế độ, về phương diện này hay phương diện khác mà nổi lên, những điều mà ông Bửu Kế nói ra có thể chỉ là nguyên nhân phụ mà thôi. Rồi do uy tín của Tùng

436 Việt Sử Toàn Thư


Thiện Vương, một số võ quan, binh sĩ và dân chúng đã dự vào cuộc phản nghịch của anh em họ Đoàn. Ta còn có thể nghĩ rằng chưa dễ Tùng Thiện Vương đã là người ngoại cuộc.

Bọn họ Đoàn lấy chùa Pháp Vân làm nơi tụ họp và chế tạo binh khí. Trong thành họ liên lạc được với Tôn Thất Cúc giữ chức hữu quân đại nội làm vây cánh, bên ngoài họ có người ở Khiêm Lăng tuyên truyền trong đám quân, dân kiến thiết nơi này qua hai câu:

Vạn Niên là vạn niên nào?

Thành xây xương lính, hào đào máu dân

Rồi ngày 8 tháng 9 năm Bính Dần, vào lúc canh ba nhóm phản nghịch kéo đến Khiêm Lăng bắt thống chế Nguyễn Văn Xa và các quan chức phụ trách việc xây Vạn Niên Cơ. Họ tuyên bố bãi bỏ công tác xây lăng, hô hào dân chúng về kinh thành hạ bệ đương kim hoàng đế và lập Đinh Đạo lên làm vua. Ai trái lệnh sẽ xử tử ngay tại chỗ.

Được một số người tham dự thêm nên đoàn quân của Đoàn Trưng lên tới chừng một ngàn, họ mang gươm, giáo, đùi, gậy và cả chày giã vôi116 rồi do cửa Nam họ kéo vào Ngọ Môn cướp thêm khí giới ở các kho Cẩm Y và Kim Ngô. Tôn Thất Cúc có mặt ở đây liền gia nhập đám phiến loạn. Thấy động, phó vệ úy Nguyễn Thanh và phó chỉ hy sứ Phạm Viết Trang đóng cửa chống nhau với giặc. Lúc này nhà vua nằm cách chỗ quân phiến loạn đang phá phách chỉ một bức tường. Chưởng vệ Hồ Oai xông ra hăng hái hơn cả, kêu gọi thị vệ và binh sĩ hết sức chiến đấu. Hai bên xô xát, bên phản nghịch yếu thế bỏ chạy dần. Ít giờ sau Đoàn Trưng bị thương và hai anh em đều bị bắt. Những cánh quân khác kế tiếp đạo tiền phong cũng bị tan rã khi nghe tin anh em Đoàn Trưng đã lỡ việc.

Sự thất bại của Đông Sơn Thi Tửu Hội không ngoài nguyên nhân là thiếu sự hậu thuẫn sâu rộng trong dân chúng, tổ chức quân lực không đầy đủ, sự công phẫn của nhóm quân dân tại Khiêm Lăng chỉ như ngọn lửa rơm chóng bốc mà chóng tàn, vì vậy vụ phiến động chỉ nổi lên được một vài giờ rồi bị dẹp tan ngay.
Sau vụ đại náo kinh thành này Đinh Đạo bị xử tử cả nhà, và sử của triều Nguyễn117 chép rằng bọn Đoàn Trưng đã "mượn tiếng phò Đinh Đạo", vậy thì vua Tự Đức đã làm đúng việc của vua Minh Mạng là chỉ mới nghe Lê Văn Khôi tung lời tuyên ngôn phò con hoàng tử Cảnh mà đã giết cả nhà chị dâu lẫn cháu ruột (bấy giờ gia đình đông cung Cảnh đang ở cả tại Huế trong khi đó vụ loạn tại Gia Định). Ngày nay người ta cho rằng cái án Đinh Đạo hoàn toàn giống cái án Cao Bá Nhạ, nó chỉ có ý nghĩa dưới một chế độ hà khắc của đám người tàn bạo mà thôi...





116 Do đó sau này vụ loạn này được gọi là giặc chày vôi.
117 Sử liệu dùng để viết bài này trích ở Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu, Khâm Định Việt Sử, Tiểu Sử Trần Tiến Thành của Đào Duy Anh, Tùng Thiện Vương của Ưng Trình và Annalles de la Propagation de la Foi của Hội truyền giáo người ngoại quốc.

437 Việt Sử Toàn Thư


Cùng một nhịp với vụ phản nghịch ở kinh thành, nhiều vụ loạn khác cũng nổi lên làm cho triều đình của vua Tự Đức thêm rối. Tại Quảng Ngãi giặc Đá Vách quấy nhiễu dân chúng. Quan tiễu phủ Nguyễn Tấn đánh dẹp mãi mới yên. Ngoài Bắc giặc Khách lại liên tiếp nổi lên, đó là dư đảng của Hồng Tú Toàn (Thái Bình Thiên Quốc) thất bại ở bên Tàu được Ngô Côn dẫn sang cướp phá các tỉnh miền Thượng du và Trung du. Triều đình phải nhờ quân Tàu sang dẹp hộ, thắng được Ngô Côn ở Thất Khê (năm Mậu Thìn
1868) nhưng đến tháng 7 năm ấy các quan tham tán Nguyễn Mại, phó đề đố Nguyễn
Viết Thành tử trận, thống đốc Phạm Chi Hương bị bắt.

Thay thế cho các bại tướng kể trên, Vũ Trọng Bình ra làm Hà Ninh tổng đốc hợp sức với đề đốc Quảng Tây là Phùng Tử Tài lấy lại được Cao Bằng vào tháng 5 năm Kỹ Tỵ (1869). Ngô Côn chạy xuống Bắc Ninh vào cuối năm Canh Ngọ (1870), vây quân triều đình ở đây rồi bị quan tiểu phủ Ông Ích Khiêm bắn chết (theo lời dân chúng ở Tuyên Quang thì Ngô Côn bị bắt và xử chém ở đây).

Chủ tướng Ngô Côn tuy không còn nữa nhưng các bộ tướng là Hoàng Sùng Anh (hiệu cờ vàng), Lưu Vĩnh Phúc (hiệu cờ đen), Bân Văn Nhị, Lương Văn Lợi (hiệu cờ trắng) vẫn hoạt động ở các vùng Tuyên Quang, Thái Nguyên. Quan tổng thống quân vụ Bắc Kỳ là Đoàn Thọ lên hành binh ở Lạng Sơn bị Tô Tứ nửa đêm hãm thành bắt được và giết đi, còn Vũ Trọng Bình trốn thoát. Trước tình thế nghiêm trọng này triều đình vội phái Hoàng Kế Viêm và Tôn Thất Thuyết ra cứu viện. Qua tháng Tư năm Tân Mùi (1871) hình bộ thượng thư Lê Tuấn được phái thêm ra Bắc để tiếp ứng.

Vào tháng 11 năm ấy tại Quảng Yên, giặc Hoàng Tề thông với Tô Tứ và giặc Tàu Ô ở ngoài bể tràn vào. Sau Tề bị quan quân bắn chết ở huyện Thanh Lâm, tỉnh Hải Dương. Riêng quân Cờ Vàng và Cờ Đen là khó trị hơn cả. Sau nhờ chỗ chúng đánh phá lẫn nhau, quan ta dụ được Lưu Vĩnh Phúc cho giữ việc quản trị tỉnh Lào Kay, được thu thuế má để chống giữ với đảng Cờ Vàng ở Hà Giang. Tháng 7 năm Nhâm Thân (1872) Nguyễn Tri Phương được cử ra Bắc làm tuyên sát đổng sức đại thần để chỉ huy việc đánh dẹp.

Đến tháng 8 năm Ất Hợi (1875) Hoàng Sùng Anh về đóng ở làng Châu Thượng, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên bị quan tán tương quân vụ bắt được, bấy giờ mới hết nạn Cờ Vàng. Nhưng từ năm này đến năm Canh Thìn (1880) còn nhiều đám giặc khác nổi lên nữa (giặc Trận, giặc Lý Dương Tài). Quan Tàu và ta lại hiệp nhau đánh dẹp, sau bắt được loạn tướng họ Lý giải về Tàu. Vì đất Bắc loạn liên miên, triều đình đặt ra chức Tĩnh Biên Sứ để bảo vệ các tỉnh đường ngược. Nguyễn Hữu Độ và Trương Quang Đản được làm Tĩnh Biên phó sứ để trông coi hai đạo Lạng Giang và Đoan Hùng (thuộc Tuyên Quang) dưới quyền Tĩnh Biên sứ Hoàng Kế Viêm.

Trong những năm cuối cùng này triều đình lo nội trị đã đủ mệt lại gặp nhiều sự khó khăn với Pháp nữa thì rõ rệt là quá bất lực trước sự tiến triển quá gấp của tình thế.

438 Việt Sử Toàn Thư


Phần 4 - Chương 2


Pháp Ra Mặt Xâm Chiếm Việt Nam



Quand un peuple, pour des raisons quelconques a mis le pied sur le territoire d'un autre peuple, il n'a que trois partis à preder: exterminer le peuple vaincu, réduire au servage honteux ou l'associer à ses destinées.

Paul Bert

Khi một dân tộc vì một lẽ nào đó đã đặt chân lên lãnh thổ của một dân tộc khác thì chỉ có ba việc: Tiêu diệt kẻ bại, nô lệ hóa họ một cách nhục nhã, hoặc đồng hóa họ theo mình.



- De Montigny đi công cán Á Châu

- Chiến sự từ Đà Nẵng vào Sài Gòn

- Ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ bị mất

- Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây




1- Nguyên nhân của việc Pháp xâm lăng Việt Nam

Từ đời Tự Đức nước Việt Nam đi dần tới chỗ ngã ba của lịch sử. Nước Việt Nam độc lập từ thế kỷ thứ X, sau ba thế kỷ nội chiến (1527) nguyên lực quốc gia bị hao mòn thì Tây Phương với một nền văn minh mới, một nguồn sinh lực dồi dào đã tràn sang Á Châu làm đảo lộn tình thế của hầu khắp các quốc gia. Vì kém hèn, cuối thế kỷ XIX chúng ta rơi vào vòng lệ thuộc của người da trắng. Nếu xét sự tiến triển của phong trào thực dân và đế quốc của Tây Phương khởi từ thế kỷ XV, cuộc chạy đua mãnh liệt để giành nhau thị trường cùng đất đai từ thế kỷ sau liên miên và ráo riết cho đến cuối thế kỷ XIX, việc đánh cướp lấy đất của người Việt như thế là quá muộn. Ngoài ra, biến cố có ảnh hưởng tai hại nhất cho Việt Nam là sự thất bại chính trị và quân sự của Trung Quốc vào cuối thế kỷ XIX sau trận chiến tranh nha phiến. Lần lần nhà Thanh ký các Nam Kinh Điều Ước, Trung-Mỹ, Trung-Pháp Điều Ước ký ngày 3-7-1844, 23-10-1884. Mười năm sau nữa Pháp mới cương quyết xâm chiếm Việt Nam. Một mặt Pháp bấy giờ đã có hoàn cảnh thuận tiện để xuất binh, mặt khác Pháp cho rằng nếu quân đội Pháp không gấp bước vào Việt Nam, có thể Anh sẽ đến Việt Nam trước. Thêm vào đó, một nguyên nhân nữa là chuyện nước Tàu vốn là "thiên triều" đối với Việt Nam còn bại trận thì Việt Nam nước nhỏ dân thưa dại gì mà chẳng thôn tính. Nếu như trong khoảng thời gian Pháp còn lúng túng với nội bộ cùng với liệt cường, vua chúa Việt Nam sớm có một chính sách đối ngoại khôn khéo, am hiểu thuật phú quốc cường binh thì chúng ta đâu

439 Việt Sử Toàn Thư


phải viết những trang quốc sử bằng máu và nước mắt vào hạ bán thế kỷ XIX. Tiếng súng của trung tướng Rigault de Gnouilly và đại tá Lapierre vào mùa thu năm Đinh Vị (1847), tiếc thay, chưa đủ là một cảnh cáo cho cái triều đình hôn ám của vua Thiệu Trị.


2- Đặc phái viên Pháp De Montigny đến Việt Nam

De Montigny là lãnh sự Pháp ở Thượng Hải, tháng 11-1855 được đặc ủy từ Pháp sang Đông Nam Á bằng đủ mọi cách để thết lập các cơ sở chính trị và thương mại cho nước Pháp. Bấy giờ Pháp nhắm vào Tiêm La, Cao Miên và Việt Nam. Dĩ nhiên Việt Nam được chú trọng hơn cả.

Sau khi nhân danh hoàng đế Nã Phá Luân đệ tam ký xong với triều đình Tiêm La một hiệp ước chấp thuận cho Pháp được vào tự do buôn bán, giảng đạo, nghiên cứu khoa học, đặt đại diện ngoại giao, mua các bất động sản, De Montigny qua Cao Miên vào tháng 10-1856. Tại đây sứ giả Pháp cũng có một công tác tương tự nhưng bị Tiêm ngăn trở bởi Tiêm vẫn muốn giành độc quyền ảnh hưởng chính trị tại xứ Chùa Tháp (còn nếu Tiêm ký gấp với Pháp chỉ là kéo Pháp về phe mình cho có uy thế để khỏi bị Anh hiếp chế). Bị người Tiêm để ý, quốc vương Miên không dám ra mặt thân Pháp, rồi giám mục Michel chỉ mới thu xếp được một bức thư, trong đó vua Nặc Ông Tôn gửi Napoléon đệ tam xin Pháp che chở nước Mên. Tóm lại, với Cao Mên, De Montigny thâu lượm được gì.

Cuối tháng 10 ông tới Tourane bằng tàu Le Marceau. Đến trước tàu của viên đặc ủy này là chiếc Catinat vào ngày 16-9-1856. Thuyền trưởng của tàu Catinat là Le Lieur nói cho các quan Việt Nam ở Tourane biết có một bức thư đệ lên nhà vua do đặc ủy của Pháp mang đến. Và chỉ vài ngày nữa viên đặc ủy sẽ có mặt ở đây. Quan ta tiếp thư và bảo Le Lieur chờ hồi âm. Nhưng bức thư của De Montigny được mở ra coi rồi lại đem trả lại trên bãi biển. Le Lieur liền tuyên bố rằng việc quăng bức thư của nước Pháp trên bãi biển là cả một sự nhục mạ, và như vậy Việt Nam đã tuyên chiến với Pháp. Mấy ngày sau viên thuyền trưởng này thấy quân đội ở các hải đồn có phần hoạt động khác thường liền cho đổ bộ 50 tên lính và bắn vài phát đại bác vào đồn chính của ta. Đội quân đổ bộ của Pháp hạ được cổng đồn, quân ta bỏ chạy và bị bắt khoảng 40 người. Pháp hạ được thành Đà Nẵng, thu được 45 khẩu đại bác và một số thuốc súng rất lớn. Hôm sau quan ta trở lại điều đình, Le Lieur bảo phải đợi viên đặc ủy tới vì ông này mới đủ thẩm quyền nói chuyện với nhà cầm quyền Việt Nam. Nhưng De Montigny không lên Đà Nẵng mà đi thẳng qua Hồng Kông. Đến ngày 23-1-1957 De Montigny mới trở lại. Hai bên nói chuyện, De Montigny đưa ra việc xin tự do buôn bán, đặt lãnh sự ở Huế, đặt một thương điếm ở Tourane và việc truyền giáo. Triều đình Huế đều từ chối hết.

Cuộc thương thuyết thất bại. Trước khi rút lui De Montigny đã để lại cho sứ thần của vua Tự Đức một văn kiện nói rằng ông ta sẽ phải đệ trình với hoàng đế nước Pháp rằng vua Việt Nam đã khước từ ký kết với nước Pháp một hiệp ước trên những căn bản và hình thức đã được các nước văn minh công nhận, và nếu vua Việt Nam cứ giết đạo, cứ ngược đãi người Pháp, nếu nước Pháp phải trừng phạt thì đó là tại triều đình Việt Nam.

Kết quả của những sự lôi thôi trên đây là các việc giết đạo càng mạnh, càng gay gắt hơn bao giờ hết. Khắp trong nước, chỗ nào cũng có những vụ giết giáo dân, đốt nhà

440 Việt Sử Toàn Thư


giáo dân và giáo đường. Một giám mục Tây Ban Nha là Diaz bị bắt và bị chém vào ngày
20-7-1857 tại Bắc Kỳ. Tin này bay về Paris, các nơi chính quyền nhao nhao lên tiếng,
đòi phải đem quân lực sang đối phó thẳng tay với Việt Nam. Giám mục Pellerin và Huc được cử qua Việt Nam xét tình trạng của việc truyền giáo để về trần thuật tỉ mỉ các việc xảy ra. Rồi ngày 4-11-1857 trung tướng Rigault de Genouilly đang coi căn cứ hải quân Pháp ở Viễn Đông được lệnh mở ngay một cuộc thị uy mãnh liệt tại các vùng duyên hải Việt Nam. Nhưng bấy giờ nước Pháp đang đánh nhau với nhà Thanh nên ngày 31-8 năm sau tất cả hạm đội Pháp gồm 14 chiến thuyền và một tàu Tây Ban Nha mới kéo xuống được bờ biển Việt Nam. Ngày 1-9 Pháp gửi tối hậu thư cho các nhà cầm quyền ở Tourane, buộc phải nộp hết cả đồn ải và định giờ cho quan Việt Nam trả lời. Quá thời hạn, Pháp nổi súng, Việt Nam chống lại, nhưng nửa giờ sau bên Việt Nam ngừng bắn. Chỉ hai hôm cửa Đông và cửa Tây thành Đà Nẵng bị Pháp uy hiếp nặng nề, triều đình Huế cử Đào Trí và Trần Hoằng là tổng đốc Nam-Ngãi ra chống cự. Hai ông tới Đà Nẵng thì hai đồn An Hải và Tồn Hải đã thất thủ. Hữu quân Lê Đình Lý làm đô thống ra sau để tiếp ứng cho quân Nam Ngãi với một bộ đội 2000 người. Quân của Lý xô xát kịch liệt với quân Pháp ở Cẩm Lệ. Lý bị đạn được mấy hôm thì chết. Trước sức mạnh của Pháp, triều đình lại cử luôn Nguyễn Tri Phương làm đô thống và Chu Phúc Minh làm đề đốc hợp lại tăng cường cho lực lượng của Đào Trí. Rồi Nguyễn Tri Phương lập đồn Liên Trì, đắp lũy từ Hải Châu đến Phúc Ninh, cố ngăn bước tiến của Pháp-Tây. Rigult de Genouilly thấy quân Việt ở đây dồi dào tinh thần chiến đấu, lại có người cho tin 10000 quân Việt sắp từ Huế kéo vào nên ngừng lại. Và y cũng ngần ngại một phần nữa vì không thuộc đường giao thông từ Đà Nẵng ra Huế về mặt bộ. Bấy giờ là mùa Đông, tiến quân bằng hải đạo thì ngược gió, binh đội lại bị dịch tả. Viên trung tướng này còn thất vọng thêm ở chỗ không thấy có giáo dân nổi lên hưởng ứng nên đã kỳ kèo giám mục Pellerin vì trước đây giám mục đã đoan quyết như vậy. Lúc này giám mục cũng theo quân đội và có mặt trên chiếc tàu Némésis. Giám mục vừa xấu hổ, vừa tức giận nên bỏ về ở nhà tu Pinang tại Mã Lai. Còn Rigault de Genouilly thấy không thể vượt ra Huế được liền chú mục về Nam Kỳ rồi cương quyết để đại tá Toyon ở lại Đà Nẵng. Rigault de Genouilly đã rất thực tế: Nam Kỳ là xứ giàu, nhiều thóc gạo, lại xa chủ lực quân của triều đình Huế, đánh dễ và có nhiều nguồn lợi. Tháng Giêng năm Kỷ Mùi (1859) lên quân nhổ neo kéo và Nam Kỳ. Kể từ giờ phút này đất nước Đồng Nai lâm vào khói lửa. Còn người thay R. de Genouilly là đô đốc Page, đến Đà Nẵng vào 19-10-
1859. Vào ngày 18 tháng sau Page cho hai pháo thuyền "Némésis" và "Phlégéton" ra khơi lần theo bờ biển bắn phá hết các hải đồn của Việt Nam.Việt quân chống trả ở đây
rắt hăng nhưng pháo đội của Pháp-Tây ở các chiến hạm bắn lên đã hủy diệt được mọi cơ cấu bố phòng của Việt Nam. Tuy thắng trận mà Liên quân vẫn rút lui vào ngày 23-3-
1860 để sang tăng cường cho quân đội của hải quân trung tướng Charner đi đánh Tàu
(Lúc này liên quân Anh-Pháp đang giao tranh với quân nhà Thanh tại Hoàng Hải).

Page sang Việt Nam với huấn lệnh ký một hòa ước với triều đình Huế, có mục đích xin bãi việc cấm đạo, giết đạo cùng đặt ba lãnh sự quán ở ba hải cảng tại Việt Nam và một đại diện ngoại giao bên nhà vua Tự Đức. Họ không đòi bồi khoản chiến tranh và nhượng đất chi hết cũng như với triều đình Mãn Thanh trước đây (1842-1847); và triều Mãn đã nhận các điều kiện này. Triều đình Huế không tỏ ý kiến nào về vấn đề này, chỉ xin gửi người sang ngoại giao với Pháp đình mà thôi. Pháp cho rằng Việt Nam có ý kéo

441 Việt Sử Toàn Thư


dài cuộc thương thuyết để cho họ chán rồi họ phải đi. Do đó Page đã đoạn tuyệt cuộc giao thiệp và tiến đánh phía Bắc Tourane. Thiếu tá Dupré-Déroulède bị đạn chết trong trận này trên chiếc tàu Némésis.


3- Việt Nam mất ba tỉnh miền Đông

Ngày 2-2-1859 Rigault de Genouilly đem 2000 quân vào tấn công Nam Kỳ. Ngày 9-2 quân Pháp tới sông Đồng Nai và tàu lớn cũng vào được bến.

Miền Nam Việt khác hẳn miền Trung. Đây là vùng đồng bằng, nhiều sông lớn, sông con chạy ngoằn ngoèo ra biển. Có những chi lưu ăn vào sông Cửu Long, lại có những sông nhỏ nối vào sông Đồng Nai.

Hạm đội của Pháp bắn tan các hải đồn từ Vũng Tàu đến cửa Cần Giờ luôn trong hai ngày 10 và 11-2-1859, rồi ngược dòng sông mà tiến vào Gài Gòn. Các cơ cấu phòng thủ hai bên bờ sông của Việt Nam đều bị phá hủy tan tành. Ngày 15-2 họ tới Nhà Bè trước phòng tuyến phía Nam Sài Gòn và ngay chiều hôm đó họ đã hạ được một đồn binh của Việt Nam trong nhiều đồn binh khác. Ngày 16-2 họ tiến lên Tân Thuận Đông để vào sông Sài Gòn. Ngày 17-2 thiếu tá Jauréguberry, Dupré-Déroulède, đại úy Lacour trên pháo thuyền Avalanche đi thị sát ở tại phía Bắc thành Sài Gòn cách đồn phía Nam
1800 thước (thành này do Olvier dựng lên xưa kia và được xây lại vào năm 1837, một lũy bao bọc bên ngoài dài tới 1475 thước, trong có rừng và vườn cây xum xê, rậm rạp, nhà cửa san sát từ mé bờ sông cạnh Gia Định). Liên quân Pháp-Tây đổ bộ đánh mặt Đông Nam thành này. Ngày 18-2 Pháp pháo kích kịch liệt hơn. Quân Pháp vẫn tiến mặc dầu quân Nam trong thành bắn ra rất dữ dội. Các mặt khác do đại tá Lanzarotte, trung tá Raybaud chỉ huy cũng gây nên một tình thế khẩn trương cho quân Nam. Trọn ngày đầu, quân Pháp chưa rõ lực lượng của Việt Nam nên vừa đánh vừa nghe ngóng. Qua hôm sau, nhờ sự thám xét của Jaureguiberry và sự chỉ dẫn của giáo sĩ Lefèbvre, quân Pháp đã hiểu rõ tình thế thành Gia Định.

Rạng ngày 19-2 Pháp dốc hết lực lượng thủy bộ vào việc đánh thành. Tàu Phlégèton, Primauguel, El, Cano khạc đạn ầm ầm, thành Gia Định đổ dần từng quãng. Quân Phá vượt lũy, ném lựu đạn rồn bắc thang nhảy vào thành. Tổng đốc Võ Duy Ninh đích thân chỉ huy trên thành, hò hét ba quân không ngớt.

Rồi thành bị vỡ, Võ Duy Ninh tự tận. Liên quân Pháp-Tây vào thành lấy được 200 đại bác, 85000 cân thuốc súng, còn binh khí và thóc gạo nhiều vô kể, đốt hàng tháng chưa hết.

Đánh xong Gia Định trung tướng Rigault de Genouilly lại mở cuộc hòa giải nhưng triều đình Huế có ý loanh quanh rồi De Genouilly trở ra đánh Đà Nẵng phen nữa trước khi về Pháp nghỉ. Xét ra, từ Đà Nẵng đến Gia Định hai phen Việt Pháp đánh nhau và hai phen bàn việc giải hòa nhưng triều đình Huế đã bỏ mất cơ hội.

Rồi giữa Trung Quốc và Pháp lại tái chiến. Page được lệnh bỏ Tourane hợp với thủy sư đô đốc Charner để qua Tàu chỉ để một số quân đủ giữ các địa điểm đã chiếm đóng được ở Sài Gòn (700 quân Pháp và vài trăm quân Tây Ban Nha đặt dưới quyền của hải quân đại úy d'Ariès và đại tá Palanca).

442 Việt Sử Toàn Thư


Từ tháng 3-1860 đến tháng 2-1861 nhóm quân nhỏ này bị 12.000 quân Nam bao vây. Tướng chỉ huy của Việt Nam bấy giờ là kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương. Lúc này Liên quân giữ một chiến tuyến từ Sài Gòn vào Chợ Lớn và 4 đồn giữa hai thị trấn này. Đó là đồn Cây Mai, Tân Kiểng, O Ma và chùa Berber. Đồn phía Nam của họ chỉ có 200 lính mà thôi. Đây là một chiến tuyến đường vòng để liên lạc với các căn cứ, vậy mà bên liên quân cầm cự suốt được một năm.

Trong đêm 3, rạng này 4 tháng 7-1860 quân Nam tấn công ồ ạt vào đồn Tân Kiểng nhưng thất bại và bị đẩy lui.

Ngày 24-10-1860 Trung Quốc và Pháp ký hiệp ước bãi binh thì toàn thể bộ đội của
Pháp ở Tàu lại trở về Nam Việt (70 chiến hạm vừa để chuyên chở vừa để chiến đấu,
3500 lính, 17 đội thủy quân lục chiến, hai tiểu đoàn bộ binh, 4 lữ đoàn lính Tàu mộ ở
Quảng Đông và Tourane, 12 đại đội thủy quân trọng pháo v.v...).

Ngày 24-1-1861 họ lên đường và ngày 7-2 đến Sài Gòn. Sau mấy ngày nghỉ ngơi và để chỉnh đốn lại hàng ngũ, đô đốc Charner cho đánh chiến tuyến Kỳ Hòa: Lục quân đánh thành phá lũy, thủy quân thì do sông cái, sông con chặn đường rút lui của quân Nam không cho tháo về Biên Hòa.

Cuộc xô xát của hai quân rất là kịch liệt. Pháp mất 300 quân nhưng ta bại, phải rút ra ngoài các vùng đồng ruộng. Họ tung ra một đạo quân lưu động đuổi quân ta tới Trảng Bàng. Pháo thuyền La Dragonne của họ tiến vào Tây Ninh. Sử gia Pháp P. Cultru cho rằng: "Nếu muốn, chắc chắn Liên quân bấy giờ có thể lấy được cả lục tỉnh Nam Việt thuở ấy...".

Sau cuộc đại thắng này, Charner cử trung úy Lespès sang Cao Mên nói cho vua xứ Chùa Tháp hay rằng nước Pháp đã chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa và muốn có tình hòa hảo với vương quốc Mên.

Vua Mên gửi một sứ bộ sang chúc mừng Liên quân thắng trận. Đây là lần đầu có cuộc ngoại giao giữa Pháp và Cao Mên.

Rồi Charner xua quân tiến dánh Mỹ Tho. Quân Nam phục kích Liên quân ở nhiều nơi. Charner phải cho đi nghiên cứu các sông ngòi, từ ngày 1 đến 3-4-1861 thiếu tá Bourdais tấn công Mỹ Tho, phá được nhiều đồn ải nhưng rồi viên tướng này bị bắn chết trên pháo hạm số 18. Đại úy Quilo lên thay và ngày 12-4 đến được Mỹ Tho.

Quân ta lúc này rút cả về phía Bắc Biên Hòa. Bấy giờ Nguyễn Bá Nghi được thay kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương bị thương tại đồn Kỳ Hòa (tức Chí Hòa) phải ra Phan Rí dưỡng bịnh. Lúc Mỹ Tho bị chiếm thì Nguyễn Bá Nghi đến Biên Hòa với sứ mạng tiếp tục công cuộc chống Pháp. Thấy quân mình quá sút kém mà quân Pháp lại hùng dũng, có nhiều tàu và súng đồng lợi hại rõ rệt, Nghi liền gửi thư xin giải hòa với đô đốc Charner (không sách nào nói rõ việc nghị hòa này là do mệnh lệnh của ai). Charner nhận lời và đưa ra 12 điều kiện (xem Nam Bộ Chiến Sử, trang 93-94).

Rồi từ vua đến triều thần, hết thảy không tán thành yêu sách của Pháp. Dĩ nhiên đôi bên lại tiếp tục đối phó với nhau bằng súng đạn.

443 Việt Sử Toàn Thư


Pháp liền thiết lập các cơ quan hành chánh, buổi đầu do những người Pháp đảm nhiệm, nhưng sau cũng phải dùng người Việt làm các chức phủ, huyện.

Charner về Pháp ngày 29-11-1861. Đô đốc Bonard kế tiếp việc chinh phục và cai trị các vùng chiếm đóng. Vào khoảng đầu năm 1852. Pháp hoàng coi như đã hoàn thành việc chiếm Nam Việt để làm đất đứng ở Viễn Đông. Từ giai đoạn này trở đi họ bắt tay vào việc mở mang thương mại, nông nghiệp và kỹ nghệ ở đây.

Có vài điều đáng chú ý: Trước con mắt người Pháp, nước Việt bấy giờ có một tổ chức xã hội rất dân chủ. Các hương chức bầu ra các chức quyền ở thị trấn (!), công chức và quan lại chỉ thuộc nhà vua mà thôi, nghĩa là không chịu thuộc quyền của quý tộc như ở Âu Châu.

Nước ta cũng không có giai cấp. Quan ta chỉ biết có nhà vua. Họ không theo Pháp nên Pháp không lôi cuốn được họ. Tất nhiên Pháp chỉ còn nước vơ bậy bạ những phần tử lưu manh, vong bản ra làm tay sai cho mình mà thôi. Rồi Pháp phải phàn nàn rằng bọn này chẳng làm nổi việc gì đáng kể vì họ không có uy tín lại dốt nát.


4- Phản ứng của triều đình Huế

Từ tháng 6-1861 đến cuối năm này, chiến tranh lan rộng từ Gò Công, Cần Giuộc, Thủ Dầu Một, Tây Ninh và Trảng Bàng. Vua Tự Đức thông cáo cho nhân dân biết rằng triều đình sẽ thưởng tiền bạc, phẩm tước cho ai giết được giặc Pháp.

Bonard tung ra ba đạo quân đánh Biên Hòa (tháng Chạp 1861 - tháng 1-1862) rồi Biên Hòa và Bà Rịa bị thất thủ. Chiếm đến đâu Pháp đặt người cai trị đến đấy, thâu thuế má (30-1-1862), đặt đường giây thép từ Sài Gòn qua Chợ Lớn, Biên Hòa, Bà Rịa và Vũng Tàu, lập nhà thương, nhà in, nhà thờ, phủ thống đốc. Việc kiến trúc các cơ sở bấy giờ rất là sơ sài. Pháp mộ người Nam ta vào các bộ đội trú phòng (lính khố xanh) để đóng giữ Gò Công, Gò Giao, Cái Bè v.v...

Trong lúc này ông Quản Định phát động phong trào kháng Pháp, lấy Gò Công làm tổng hành dinh. Kháng chiến quân được nhân dân ủng hộ rất mạnh, và một số quan người Việt ở Vĩnh Long cũng dự vào việc kháng chiến nên ngày 20-3-1862 Bonard phải đem 1000 lính và 11 chiếc tàu chiến xuống đánh miền này. Ngày 22 cuộc xung đột diễn ra. Vĩnh Long bị chiếm vào buổi tối và ngày 23 Bonard vào thành.

Tháng 4 có cuộc giao tranh ở Mỹ Tho. Liên quân cũng lấy được tỉnh này dễ dàng. Nhưng Liên quân đang hoạt động tại Vĩnh Long, Mỹ Tho thì ở Chợ Lớn họ bị quân kháng chiến đốt phá và có vụ người Tàu giúp việc ở câu lạc bộ hải quân bỏ thuốc độc vào thức ăn của các tướng tá Pháp. Cơ đồ dường như khó khăn, lúng túng thì triều đình Huế yêu cầu thiếu tá Simon đang tuần hành dọc theo Đông Hải tháng 5 năm ấy, báo về súy phủ Sài Gòn rằng Huế muốn mở cuộc điều đình.

Bonard cho Simon trở ra Tourane gặp đại diện Nam triều để đưa điều kiện nghị hòa, hẹn 3 ngày phải điều đình xong và nộp trước 10 vạn quan tiền (1000 000 quan bấy giờ).

444 Việt Sử Toàn Thư


Ngày thứ ba, chiếc Hải Bằng có 40 chiếc thuyền nhỏ tháp tùng đi theo tàu Forbin của Pháp vào Sài Gòn đưa sứ bộ do Phan Thanh Giản và quan Binh Bộ Thị Lang Lâm Đức Hiệp cầm đầu. Tàu của ta có 23 khẩu đại bác cở thường đã han rỉ, quân lính ăn mặc rách rưới, lôi thôi đã làm trò cười cho lính Pháp. Nhưng người Pháp đã phải khâm phụ ông Phan Thanh Giản về sự thông minh và cử chỉ chững chạc.

Ngày 5-6-1862 hiệp ước thành hình. Đôi bên cùng thỏa thuận các điều khoản dưới
đây:

1) Triều đình Việt Nam nhường ba tỉnh miền Đông cho Pháp (Gia Định, Biên Hòa và
Định Tường).

2) Triều đình Việt Nam chịu khoản bồi thường chiến tranh cho Pháp-Tây là 4 triệu quan, phải trả hết trong vòng 10 năm.

3) Pháp-Tây trả lại cho triều đình Việt Nam tỉnh Vĩnh Long khi nào trật tự ở đây được vãn hồi.

Sử gia Cultru đạt câu hỏi ở đây: Tại sao Việt Nam lại chịu nhường tỉnh Gia Định cho
Pháp? Nơi này là sinh quán của mẹ vua Tự Đức và là kho thóc của miền Trung.

Rồi sử gia này tự trả lời: "Nam triều đã không còn sức kháng chiến nữa. Lại thêm Bắc Kỳ đang rối loạn do đảng Lê Duy Phụng tự xưng là con cháu nhà Lê. Phụng đã liên lạc với Bonard để xin cộng tác nhưng bấy giờ Bonard chưa nghĩ đến việc thôn tính miền Bắc, bởi Bonard cho rằng miền này sẽ dành cho Tây Ban Nha.

Xét ra nếu Pháp tiếp tay cho Lê Phụng, có thể miền Bắc cũng mất nốt, do đó mà các nhà cầm quyền ở Huế đã vội vã ký với Sài Gòn cho xong, vì hòa với Sài Gòn mới có cơ cứu vãn Bắc Hà, vả chăng giữa hai kẻ địch, Pháp vẫn nguy hiểm hơn".

Quả vậy, yên với Pháp xong, vua Tự Đức liền tung hết quân lực ra Bắc, bắt được Phụng và đem ra lăng trì (là tội phân thây xé xác). Bàn cho kỹ thì vụ loạn Lê Phụng đã giúp cho Pháp rất nhiều vì nó đưa triều đình Huế vào cái thảm cảnh nhà cháy hai đầu, nếu không, chưa dễ gì có cuộc nghị hòa mau lẹ và có lợi cho Pháp như vậy. Nhưng tới nay người ta ngờ rằng biết đâu chẳng có bàn tay sai bí mật của Pháp trong các vụ loạn ở xứ Bắc.


5- Phong trào Nam Kỳ kháng Pháp

Triều đình Việt Nam hòa với Pháp nhưng nhân dân Việt Nam không thể tán thành việc hòa giải này. Đó là ý kiến ông Quản Định (tức Trương Định), người đã chiếm Gò Công và lôi cuốn đồng bào Nam Việt vào cuộc bài Pháp, trước cũng như sau việc nhượng ba tỉnh miền Đông.

Ông Quản Định trước đây chỉ là một võ quan cấp chánh quản, nhưng là con người có khí tiết và có nhiều nhiệt huyết đối với thời cuộc bấy giờ. Sau Hòa Ước 5-6 ông tăng cường quân sự, xây đồn lũy kiên cố hơn nên đô đốc Bonard phải mang toàn lực thủy bộ vây để đánh lấy Gò Công.

445 Việt Sử Toàn Thư


Rồi ta với Pháp lại điều đình, nhưng hai bên có chỗ bất đồng: Ta đòi Pháp trả lại ngay Vĩnh Long, nếu không Hòa Ước 5-6 sẽ không thể duyệt y trong một năm. Bonard trả lời không có hạn định thời gian nào cả và Huế phải bắt Quản Định giải giáp gấp mới được trả lại Vĩnh Long. Pháp bấy giờ vừa được thêm viện quân ở Thiên Tân về, cuộc ngoại giao vì đó đi dần đến chỗ tan vỡ. Nguyên do thứ hai: Ngày 2-12-1862 Huế vừa nộp xong một số tiền về bồi khoản chiến tranh cho Pháp thì hôm sau có lời yêu cầu xét lại hòa ước và xin bãi bỏ việc nhượng ba tỉnh miền Đông. Pháp đòi nội một tháng triều đình Huế phải duyệt y hòa ước.

Ngày 16-2 Việt-Pháp lại nói chuyện bằng súng đạn. Sài Gòn, Biên Hòa lại tơi bời trong khói lửa. Các đồn binh của Pháp lại bị quân ta tấn công. Mỹ Tho, Bà Rịa lần lượt cũng xảy ra nhiều cuộc xung đột.

Vào tháng hai năm sau (1863) quân của ông Quản Định bị bao vây ráo riết ở Gò Công. Trong lúc này thì đại úy Tricault, ủy viên ở bộ hải quân ở Pháp sang, mang theo chữ ký của Pháp Hoàng đã duyệt y Hòa Ước 5-6; đồng thời thủy sư đô đốc De la Grandière sang tạm quyền cho Bonard.

Bonard muốn cụ thể hóa thành tích của mình, đòi Huế phải duyệt y ngay Hòa Ước 5-
6 và dọa nếu triều đình do dự sẽ gây loạn ở miền Bắc. Lời hăm dọa này có kết quả.

Rồi ngày 2-4-1863 Bonard kéo một phái bộ ngoại giao gồm cả đại diện Pháp lẫn Tây Ban Nha ra Huế. Ngày 5-4-1863 họ được tiếp đón long trọng ở cửa Hàn. Năm hôm sau sứ bộ ra tới kinh đô (đi bằng võng) và ngày 14-4 hai bên Việt-Pháp làm lễ trao đổi văn kiện.

Ngày 19 Bonard rời Huế về Sài Gòn và ngày 30 tháng ấy ông ta về nghỉ ở Pháp và chết vào năm 1867.

Năm 1863 triều đình Huế lại cử Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Khắc Đồng với một đoàn tùy tùng 63 người mang đủ gạo nước vào Sài Gòn để nhờ tàu Pháp qua Paris.

Phái đoàn này đi từ ngày 4-6 và tới Âu Châu vào tháng 9-1863. P. Cultru nói rằng: "Họ đến đất Pháp vừa đúng lúc Pháp đình bắt đầu chán với các cuộc viễn chinh. Dư luận Pháp cho rằng các cuộc viễn chinh chỉ làm hao tổn tiền tài và sinh mạng. Tuy vậy vẫn có một số nhân vật chủ trương lấy đất Nam Việt làm thị trường và thuộc địa. Báo chí Pháp cũng bàn tán xôn xao về vụ phái đoàn Việt qua điều đình để chuộc lại ba tỉnh miền Đông.

Sau một tháng có mặt trên đất Pháp, phái đoàn mới được sự tiếp kiến chính thức. Trong dịp này, Pháp Hoàng đã nói một câu rất dõng dạc: "Nước Pháp rất khoan hồng với mọi quốc gia và sẵn sàng bảo vệ các dân tộc hèn yếu nhưng rất nghiêm khắc với những ai ngăn trở bước đi của nước Pháp". Nhưng viên thông ngôn là ông Aubaret vì không thạo tiếng Việt Nam đã dịch ra "phải biết sợ nước Pháp". Rồi người ta cho phái đoàn hay Pháp đình sẽ trả lời triều đình Huế trong vòng một năm. Tóm lại việc sửa đổi Hòa Ước 1862 có thể nói là vẫn loanh quanh, chưa ngã ngũ bề nào.

Phái đoàn Phan Thanh Giản về nước rồi, chính giới Pháp bàn chỉ nên giữ lấy Sài Gòn, Chợ Lớn và Vũng Tàu cùng một giải đất hẹp theo dọc sông Đồng Nai với sự bảo hộ sáu

446 Việt Sử Toàn Thư


tỉnh Nam Kỳ, xét rằng việc trực trị ở đây sẽ gặp nhiều điều phiền toái về mọi mặt. Aubaret là trung úy hải quân của thủy sư đô đốc Bonard, một nhân viên đã dự cuộc đàm phán về Hòa Ước 5-6-1862 đã viết nhiều sách truyện về Nam Việt, đưa ra nhiều ý kiến và đã được chính giới tán thành. Do đó mới có việc lập một chế độ chiếm hữu thâu hẹp. Việc này tuy được chấp thuận nhưng còn giữ bí mật. Rồi Aubaret được cử làm lãnh sự ở Vọng Các và sẽ là công sứ Pháp ở Huế để đề nghị với vua Tự Đức các dự định do ông ta tạo tác nên.

Tháng Chạp năm 1863 ông Aubaret lên đường. Khi đô đốc De la Grandière được biết việc này, ông ta hết sức phản đối (trước khi đến Nam việt De la Grandière lại là người không tán thành lập thuộc địa ở Nam Kỳ). Theo De la Grandière, dầu nước Pháp thâu hẹp phạm vi chiếm đóng ở xứ này thì việc chi tiêu và sự khó khăn cũng sẽ không giảm đi phần nào.

Chính giới Pháp gồm nhiều quan chức và quân nhân có đầu óc thực dân nhao nhao phản đối dự án sửa đổi Hòa Ước 1862 của Aubaret, cho rằng xứ này giàu có, dân chúng cần cù, thuần thục, việc buôn bán rất phát đạt v.v... Việc phản đối này làm cho Pháp Hoàng xúc động rồi người ta gửi chỉ thị mới cho Aubaret. Năm 1864 ông này đến Sài Gòn. Giới thực dân đã đón tiếp ông một cách lạnh nhạt. Tháng 5 ông tới Huế với dự thảo hòa ước đem theo. Đôi bên mở cuộc đàm phán. Aubaret ký thuận về việc chuộc lại ba tỉnh miền Đông vào ngày 15-7-1864118, nhưng hiệp ước mới phải trình về Pháp đình để lấy sự phê chuẩn của nhà vua.


6- Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây

Trong khi Pháp xâm chiếm Nam Kỳ, thấy Cao Mên cũng là một quốc gia lạc hậu, lại còn yếu hèn hơn Việt Nam vừa lấy ngoại giao, chính trị để đặt chế độ bảo hộ ở xứ Chùa Tháp. Pháp cũng mất khá nhiều thì giờ với xứ này vì những vụ lộn xộn trong nội bộ hoàng gia và sự lấn áp của chính quyền Tiêm La. Lại thêm cuộc dấy quân của nhà cách mạng Pu Cam Bo xuất thân ở chốn thiền môn nhưng không đành lòng nhìn "Bạch họa" tràn qua nước mình. Nhưng cuộc quật khởi của Pu Cam Bo chẳng được tổ chức chu đáo và có đủ sức mạnh nên nhà chiến sĩ này nhiều phen phải thất bại, sau bị bọn đồng bào vong bản bắt và giết vào tháng 7-1857 để lấy công với Pháp.

Từ giai đoạn này Pháp được rảnh tay để nghĩ đến chuyện chiếm đoạt nốt ba tỉnh miền Tây của chúng ta. Về phía triều đình Huế đã thấy rõ manh tâm của người da trắng nói chung, của người Pháp nói riêng trên khắp các lãnh thổ Á Châu. Sau khi mất ba tỉnh miền Đông liền chuẩn bị quân sự để đối phó với người Pháp, vì biết rằng họ còn đi xa hơn nữa. Tổng đốc Vĩnh Long Trương Văn Uyển có tờ mật trình người Pháp có thể tiến binh đánh Vĩnh Long, và tương lai của An Giang, Hà Tiên rất là bấp bênh. Bấy giờ là năm 1866, tức là năm Tự Đức 19, đô đốc De la Grandière vừa ở Pháp trở qua, liền phái trung úy hải quân Paulin Vial đến Huế xin sửa lại Hòa Ước 1862 và chiếm lãnh nốt ba tỉnh miền Tây, lấy cớ là miền này rối loạn và quan quân của ta không giữ nổi trật tự.


118 Lúc này Cao Mên vừa ký hiệp ước công nhận chế độ bảo hộ của Pháp (11.8.1863) vừa bí mật ký với Tiêm La để nhường hai tỉnh Angkor và Battambang.

447 Việt Sử Toàn Thư


Triều đình Huế yêu cầu súy phủ Sài Gòn chờ đợi đại diện của mình vào thương lượng. De la Grandière thuận theo thì vài tuần sau cụ Phan Thanh Giản đến. Theo P. Cultru, tác giả Histoire de la Cochinchine francaise des (origines à 1883) cụ Phan chỉ nói đến chuyện Pu Cam Bo đang hoạt động ở Hà Tiên không có dính líu đến các quan lại Việt Nam ở Vĩnh Long như để kéo dài và khỏi phải giải quyết việc ba tỉnh miền Tây và điều này sẽ làm cho người Pháp quên đi hay chán nản.

Tháng 2, vào ngày 14 năm 1867 De la Grandière cho trung úy Monet de la Marek ra Huế đòi tiền bồi thường chiến tranh chưa được triều đình ta thanh toán đúng kỳ hẹn. Quan lại của ta từ chối và tuyên bố rõ cả việc không chịu nhượng ba tỉnh miền Tây.

Theo Nam Bộ Chiến Sử trang 161 của Nguyễn Bảo Hóa, bấy giờ tại Pháp đình Nã Phá Luân đệ tam thấy trong các triều thân phái thì chủ hòa, phái thì chủ chiến, lấy làm hoang mang về vấn đề Việt Nam nên đầu năm 1867 nhà vua phái trung tướng De Varannes sang Nam Kỳ điều tra tình hình. Rồi phái đoàn De Varannes về Pháp, sau đó có lệnh xâm lăng ba tỉnh thuộc vùng Hậu Giang của chúng ta.

Lúc này De la Grandière đã sửa soạn xong chiến sự miền Tây (sắp đặt lệnh hành quân, việc bố phòng các vị trí hiện hữu, tuyển mộ người cho bộ máy hành chính mới, lấy lính bản xứ để đưa đến các vùng sắp chiếm đóng v.v...).

Ngày 17 và 18-6 quân Pháp lên đường gồm 1.000 người Âu Châu và 4.000 lính tập. Ngày 20 De la Grandière có mặt trong trận đánh Vĩnh Long119. Hạm đội của Pháp gồm có các pháo thuyền "Mitraille, Bourdais, Alom Frah, Espignole, Glaive, Fanconneau, Hallebarde, Arc" và một đoàn tàu vận tải.

Nhờ có sa mù của buổi sớm mai, đoàn tàu chiến của Pháp tiến đến đậu trước thành Vĩnh Long mà bên ta không hay chi hết. Rồi họ đổ bộ, binh sĩ chĩa súng vào thành. Quá bảy giờ sáng thành bị vây hoàn toàn, ta mới biết!

Bộ tham mưu Pháp phái Legrand de la Liraye đem một tối hậu thư vào thành buộc quan ta phải nhượng Vĩnh Long, An Giang (Châu Đốc) và Hà Tiên. Quá hai giờ sau Pháp sẽ công phá thành.

Cụ Phan cùng án sát Võ Doãn Thanh hết sức lúng túng, xin hội kiến với De la Grandière và xin khoan hạn để hỏi ý kiến triều đình vì biết rằng không thể đối phó nổi bằng quân sự với Pháp.

Nhưng cuộc hội kiến vô kết quả. Hai người trở ra về thì thành đã bị mất. Hôm ấy là ngày 20-6-1867. Giữa lúc tuyệt vọng này, vị kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây lại được tin báo: An Giang và Hà Tiên cũng vừa đổi chủ.

Cụ Phan bắt đầu tuyệt thực. Cụ khuyên các con đừng hợp tác với Pháp và mai táng mình ở quê nhà là làng Bảo Thạnh (Bến Tre). Sau 7 ngày cụ vẫn chưa chết, phải uống thuốc độc mới mất. Trước khi đặt chén vào môi, cụ mặc triều phục day mặt về phương Bắc lạy vọng 5 lạy. Ngày tuẫn tiết của cụ là ngày 7-8-1867. Cụ thọ đúng 71 tuổi. Vua



119 Khi ba tỉnh miền Tây lâm vào khói lửa thì quân kháng chiến của Trương Định, Nguyễn Trung Trực và Thủ Khoa Huân đã thất bại.

448 Việt Sử Toàn Thư


Tự Đức hay tin, rất giận về việc thất thủ miền Tây, liền cho lột hết chức tước của cụ và
đục bỏ tên cụ ở bia tiến sĩ.


7- Những cuộc kháng Pháp ở Nam Kỳ

Giữa khi tình thế Nam Kỳ nghiêng ngửa trước những cuộc xâm lăng như vũ bảo của quân Pháp, mặc dầu điều kiện chiến đấu rất eo hẹp, hoàn cảnh hầu như tuyệt vọng mười phần đến chín, Nam Kỳ vẫn hăng hái trổi dậy.

Tại Biên Hòa, Mỹ Tho, Tân An có Thái Văn Nhíp và ông Quản Sư khởi nghĩa dưới khẩu hiệu "Dân chúng tự vệ". Tại Vĩnh Long, một số quan lại nhóm phong trào "Cần Vương", sau này có Phan Tôn và Phan Liêm là con cụ Phan Thanh Giản gia nhập. Tại Ba Động, Trà Vinh có Nguyễn Xuân Phụng phất cờ "Bình Tây sát tả"; rồi một thời trên khắp lãnh thổ lục tỉnh Nam Kỳ, cuộc cách mạng phản Đế tràn ngập khiến người Pháp tuy binh hùng tướng mạnh, vũ khí lợi hại phải xoay trở cực nhọc vô cùng liên miên tới hai chục năm ròng. Đó là lời thú nhận của Le Myre de Vilers, viên toàn quyền dân chính đầu tiên ở Nam Kỳ.

Về các anh hùng, nghĩa sĩ để lại ngày nay những thành tích oanh liệt trong lịch sử kháng Pháp miền Nam, chúng ta không thể quên ngoài ông Trương Định, tức Quản Định đã nói đến, các ông Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Võ Duy Dương, tức Thiên Hộ Dương v.v... Hòa Ước 5-6-1862 thành hình thì nộ khí của đồng bào ở đây bốc ngút trời xanh, mặc đầu triều đình đã chịu chính thức chấm dứt chiến tranh với địch. Lòng ái quốc của nhân dân đã có phen làm lay chuyển cả đám người chủ hòa ở Huế. Do đó có khi triều đình lột chức của ông Trương Định và trái lại cũng có khi ngầm giúp các cuộc khởi nghĩa làm cho súy phủ Sài Gòn bực tức vô cùng.

Ông Nguyễn trung Trực là chiến sĩ cách mạng đồng thời với ông Trương Định chỉ huy nhiều trận du kích, phục kích từ Tân An qua Rạch Giá. Một lần giữa ban ngày, cùng 150 chiến hữu ông bày mưu xông vào đốt chiến thuyền Espérande do trung tướng Parfait điều khiển vào ngày 11-2-1861 tại rạch Vàm Cỏ bên làng Nhật Tảo. Đồng bào miền Nam còn lưu võ công táo bạo này trong hai câu:

Hỏa hồng Nhật tảo oanh thiên địa

Kiếm bạc Kiên Giang khấp quỷ thần

Trường chiến đấu của ông đã mở rộng sang cả Thủ Thừa, Thuộc Nhiêu, Bến Lức, Phước Lý, Long Thành, Tân Uyên, liên lạc cả với quân triều, thanh thế vang dậy khiến Pháp phải treo giải để bắt ông. Từ năm 1862 đến 1868 Pháp ráo riết đánh gò Công, Tây Ninh, Bà Rịa, ông yếu thế phải lui về Hòn Chông, Kiên Giang rồi bị bắt. Ông không chịu hàng nên bị tử hình vào ngày 27-10 năm ấy

Ông Thủ Khoa Huân lãnh đạo phong trào "Dân chúng tự vệ" ở nhiều miền Hậu giang như Mỹ Tho, Rạch Gầm, Cai Lậy. Nhiều kẻ Việt gian đã bị ông thẳng tay trừng trị trong những công tác phục vụ ngoại nhân ở các lãnh vực hành chính và quân sự. Tháng 6-
1863, thua trận ở Thuộc Nhiêu (Mỹ Tho), ông chạy qua Châu Đốc, đã có khi triều đình bắt giam do chính sách bất nhất của nhà vua và các đại thần. Ông bị đem nộp cho
Pháp. Vào năm 1864 ông phải đày sang đảo Reunion, sau được ân xá. Năm 1875 Pháp

449 Việt Sử Toàn Thư


hoàn toàn cuộc xâm chiếm Nam Kỳ, ông lại khởi nghĩa lần nữa. Sau bị bắt và bị hành hình ở Cai Lậy vào ngày 15-4 năm Ất Hợi (1875). Nhân sĩ Trung-Nam-Bắc có nhiều thơ chữ Hán ca ngợi chí khí của ông, trong đó có bài dịch của tác giả khuyết danh như sau:

Ruổi dong vó ngựa báo thù chung Binh bại cho nên mạng mới cùng Tiết nghĩa vẫn lưu vùng vũ trụ
Hơn thua xá kể với anh hùng
Nổi xung mất vía quân Hồ Lỗ
Quyết thác không hàng rạng núi sông
Thọ thủy ngày rày pha máu đỏ
Đảo Rồng hiu hắt ngọn thu phong.

Đồng bào Nam Kỳ ngày nay cũng thường nhắc đến ông Võ Duy Dương, tức Lãnh Dương là người khởi nghĩa ở Đồng Tháp Mười. Thấy ông giàu lòng ái quốc, triều đình phong cho ông chức lãnh binh vào ngày 22-7-1865. Ông đã có phen được một số lính Tagals, tức lính Lê Dương và một người Pháp tên là Linguet hâm mộ nghĩa cử của ông mà theo giúp. Ông tấn công binh đội của thủy sư đô đốc Roze ở Cái Bè, Mỹ Trà (Sa Đéc), Mỹ Quý, chọc thủng phòng tuyến của Pháp do các tướng Roubet, Paris de la Bollardière, Passebox thiết lập. Bọn này phải chia quân làm ba đạo đổ bộ vào Đồng Tháp ngày 16-4-1865. Ở đây ông chỉ có 350 binh sĩ mà đánh quân Pháp chết cùng bị thương rất nhiều dưới những trận mưa đạn. Sau ông bị bịnh mà chết, phong trào "Dân chúng tự vệ" cũng mờ theo bóng người nghĩa sĩ.

Ngoài những vị anh hùng hữu danh kể trên còn biết bao nhiêu anh hùng vô danh mà lịch sử ngày nay không tìm ra được dấu vết, chứng tỏ rằng cho tới sau này (1945), cuộc đô hộ của Pháp tuy dài được trên 80 năm, nhưng các chính phủ thực dân đã không hẳn được ăn ngon ngủ kỹ.

450 Việt Sử Toàn Thư





Phần 4 - Chương 3


Pháp Quân Đánh Bắc Kỳ



- Francis Garnier ra Hà Nội

- Hòa Ước năm Giáp Tuất (1874)

- Thành Hà Nội bị đánh lần thứ hai




1- Nguyên nhân việc Pháp ra Bắc

Lục tỉnh Nam Kỳ thôn tính xong, nền hành chính đã được sắp đặt đâu vào đấy, việc khai thác nông nghiệp ở xứ này bắt đầu được tiến triển, Pháp liền ngó ra miền Bắc. Kế hoạch của Pháp là lối "tằm ăn lá dâu" chặt tay chân trước ắt cái đầu và cái thân phải tê liệt. Nếu đánh ngay Trung Kỳ không khỏi gây một xúc động lớn cho toàn quốc.

Năm 1886 Thiếu tướng De La Grandière sai Trung tá Doudard De Lagrée và Đại úy Francis Granier cùng mấy người Pháp lần theo sông Cửu Long để tìm đường sang Tàu. Ngày 16-10-1866 họ đã tới biên giới Trung Quốc nhưng tính riêng đường đi trước khi tới nội địa nước Tàu đã thấy có nhiều sự khó khăn, phái đoài thám hiểm này quay ra nghiên cứu tình trạng con sông Nhị Hà, Francis Garnier đã gặp một lái buôn Pháp là Jean Dupuis ở trên đấu Tàu. Họ đồng ý với nhau là đất Bắc có con sông Nhị Hà rất tiện lợi cho việc giao thông với Trung Quốc. Lúc này đảng Thái Bình Thiên Quốc đang hoành hành ở đây. Jean Dupuis được chúa tỉnh Vân Nam đặt mua các đại bác để chống nhau với quân nghịch. Y có dịp giao thiệp với Lưu Vĩnh Phúc là tướng Cờ Đen ở Lao Kay và thấy xuống Yên Báy có đường thủy ra biển dễ dàng nên quyết định dùng con sông Hồng Hà để chở hàng đến Vân Nam, xét con sông Thạch Giang của Tàu có nhiều ghềnh thác chở các đồ nặng vô cùng vất vả khó khăn. Jean Dupuis đến Bắc Kỳ (Quảng Yên) vào ngày 9-11-1872 điều đình với quan ta mở con sông này cho y đi lại buôn bán với Trung Quốc. Y xin chịu nộp thuế lưu thông và thương chính. Trước khi ra Bắc, Jean Dupuis đã được Súy Phủ Sài Gòn thuận giúp cho mọi sự dễ dàng để giao thiệp với các quan của ta và sẽ bảo vệ y để khỏi bị nạn giặc cướp ở đất Bắc. Thống đốc Nam Kỳ bấy giờ là lục quân Thiếu tướng D' Arhaud cho Trung tá hải quân Sénès đem tàu Bourayne ra Bắc Kỳ lên Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh xem xét. Khâm sai Lê Tuấn yêu cầu Jean Dupuis đợi triều đình quyết định và hứa sẽ trả lời sau. Y đợi không thấy gì liền bỏ lên Hà Nội rồi thuê thuyền chở hàng thẳng đi Vân Nam. Bấy giờ là cuối năm Nhâm Thân (1872), đi với Jean Dupuis có mội lái buôn nữa là Millot. Jean Dupuis giao hàng cho quan Tàu được mọi sự yên ổn rồi lại được mua muối. Y về đến Hà Nội vào tháng tư

451 Việt Sử Toàn Thư


năm Quý Dậu (1873) đem theo một bọn lính Cờ Vàng đang bị quan ta căm ghét. Millot trở vào Sài Gòn làm báo cáo tình hình Bắc Kỳ cho Súy Phủ. Xin nhắn rằng Bắc Kỳ bấy giờ đã là cả một vấn đề cho các nhà thực dân Pháp nên Súy Phủ Sài Gòn theo dõi việc Jean Dupuis rất có lợi và con sông Hồng Hà rất thuận tiện cho việc giao thương với Tàu, Đô đốc Dupré gửi ngay giấy về cho Bộ Hải quân nói Jean Dupuis đã hai lần ngược Vân Nam bằng con sông Hồng hà của xứ Bắc, con sông này là một lối mới rất tốt để qua Tàu nhưng nếu xứ này lọt vào tay một cường Quốc khác thì nước Pháp khó lòng mà đặt được nền thống trị của mình ở Viễn Đông sau này. Rồi Dupré xin dùng võ lực để tới đóng vùng đồng bằng sông Nhị (Nhị Hà tức là Hồng Hà), nếu gặp sự khó khăn với quan lại Việt Nam...

Lúc này Pháp biết Việt Nam yếu nên mỗi khi bàn đến việc gì, phe quân nhân đều chủ trương dùng sức mạnh, đến bọn lái buôn của họ cũng muốn ỷ vào quân đội để lấn áp ta. Do đó Muối là thứ sản vật cấm bán sang Tàu theo luật lệ của triều đình ta, Dupuis cũng bất chấp. Việc mở con sông Hồng Hà lúc đó cũng chưa có sự định đoạt, Dupuis tuyên bố trắng trợn rằng quan Tàu mua bán với y thì y không cần phải theo luật lệ của nước Nam, bởi nước Nam là chư hầu của Tàu. Quan ta cố nhẫn nại trước sự ương ngạnh của Dupuis, phải mời giám mục Puginier ở Kê Sở Lên can thiệp cho khỏi có sự phiền phức, vì triều đình ta đã có lệnh tránh sự lôi thôi với Pháp. Dẫu sao quan ta vẫn phải bắt hai tên khách Quan Tá Đình và Bành Lợi Ký do Dupuis mang sang Việt Nam, vì bọn này chở Muối và Gạo lên Vân Nam không có sự thỏa thuận của chính quyền. Dupuis trả thù cho bắt Quan huyện Thọ Xương và quan Phòng Thành Hà Nội đem xuống giam dưới tàu. Tóm lại bên ta cố tránh sự bất hòa, Dupuis cố tình gây sự. Sau triều đình sai quan Tham Trí Bộ Binh là Phan Đình Bình làm Khâm Phái ra thu xếp việc này. Ông Nguyễn Tri Phương liền mời Dupuis đến nói chuyện tại hội Quán Quảng Đông cho hay rằng việc giao thiệp giữa nước Pháp và Việt Nam đã minh định trong Hòa Ước năm Giáp Tuất (1862), việc chở Muối và Gạo đi Vân Nam là trái với hòa ước và luật bản quốc. Dupuis không chịu, cãi rằng y chỉ biết theo lệnh quan Tàu là đủ, rồi đứng dậy ra về. Sau triều đình phải giao cho sứ đoàn Nguyễn Tăng Doãn, Lê Tuấn và Nguyễn Văn Tường có nhiệm vụ vào Sài Gòn thương nghị việc ba tỉnh miền Tây, nhân thể yêu cầu Súy Phủ giải quyết việc Dupuis cho yên. Từ lâu Đô Đốc Dupré chỉ mong có cơ hội này, ông ta liền điện về Ba Lê rằng: "Việc Jean Dupuis đã thành công, cần chiếm Bắc Việt để mở đường thông thương sang Tàu.... Không cần viện binh, xin cho tự tiện nếu hỏng việc chịu lỗi."

Dupré lại cho Đại Úy Francis Garnier mang hai pháo thuyền 170 thủy binh và thủy quân lục chiến ra Hà Nội ghé qua Tourane vào ngày 15-10-1973, gửi cho triều đình Huế một bức thư trách cứ về việc dân công giáo bị ngược đãi ở Bắc Kỳ, ngỏ ý rằng Việt Nam không thể đóng cửa sông Hồng Hà là con đường duy nhất để giao thương với các tỉnh miền Hoa Nam và Đại Uý Francis Garnier phải ở lại Hà Nội để giải quyết vụ này cho xong...." Rõ rệt là lời nói của kẻ cả và về phía người Pháp, quân dân đều hiểu vừa đây họ hợp sức với Anh bắt nạt được cả Tàu là thượng quốc đối với Việt Nam thì họ còn ngại gì vua tôi Việt Nam ta nữa.

452 Việt Sử Toàn Thư


2- Pháp Quân Đánh Bắc Kỳ Lần Thứ Nhất

Trước khi lên đường để ra Bắc Francis Garnier viết thư về cho người anh ở bên Pháp như sau: "Súy Phủ đã cho tôi tùy thời ứng biến, việc gì hải quân Thiếu tướng cũng cậy ở nơi tôi. Vậy tôi sẽ vì nước Pháp mà cố gắng phen này..." Ngày 5-7-1873, Garnier ra tới Hà Nội liền đưa ra hai bản tuyên cáo: 1) hiệu triệu binh sĩ nên có những tác phong tốt đẹp với dân chúng phải giúp họ, luôn luôn tỏ ra công bằng và nhân hậu. 2) hiệu triệu dân chúng Bắc Kỳ rằng mình được Súy Phủ Nam Kỳ phái ra để xem xét mọi việc lộn xộn ở đây và để giúp đỡ dân Việt Nam, người Pháp muốn trừ các giặc cướp để xứ này được làm ăn yên ổn, thịnh vượng..." Lần đần gặp Nguyễn Tri Phương, y nói: "Tôi được lệnh ra thảo luận cùng ngài những căn bản một hiệp ước thương mại giữa hai nước. Do hiệp ước này chúng ta mở con sông Nhị Hà để làm đường giao thương, điều đó sẽ có lợi nhiều cho quý quốc. Vậy xin ngài cùng tôi thảo luận về thuế thương chính mà việc này sẽ nêu lên". Mặc dù lúc này đã có một đại diện của Triều Đình Huế, ông Phan Đình Bình, Nguyễn Tri Phương trả lời ông còn phải hỏi ý kiến của nhà vua. Thực ra, Nguyễn Tri Phương đã biết rõ thái độ của Pháp nhưng chưa biết xoay trở thế nào. Francis Garnier lại đòi đem quân vào đóng trong thành, quan ta phải nài nỉ mãi y mới chịu ra hạ trại ở Trường Thi. Lúc này, Garnier đã liên lạc được với Dupuis khi vừa tới Hải Dương và bây giờ Dupuis đang ở Kẻ Sặt (thuộc tỉnh Hưng Yên giáp Hải Dương), Garnier cho Dupuis biết chủ trương ra Bắc của mình và tỏ ý trông cậy vào Dupuis để thi hành mọi công tác vì Dupuis thông thạo các vấn đề đất Bắc. Được thư của Garnier, Dupuis đi đón Garnier bằng chiếc tàu Manhao, rồi cùng lên Hà Nội. Trong cuộc đàm thoại của Garnier và quan ta, giám mục Puginier làm thông ngôn. Garnier lờ hẳn việc Dupuis mà chỉ nói mình ra vì chuyện dẹp giặc và mở sự buôn bán cho nước Pháp, Y pha Nho và Tàu. Rồi chiến thuyền của Pháp từ Sài Gòn liên tiếp theo ra. Francis Garnier biết thế nào quan ta cũng chẳng chịu nên bàn với Dupuis việc sửa soạn đánh thành, còn bên ta thì chuẩn bị để ứng phó.

Đầu tháng Mười, F. Garnier viết thư cho ông Nguyễn Tri Phương trách quan Việt Nam đã ngăn trở việc thương mại của Jean Dupuis rồi cho quan Việt Nam biết dù muốn dù không y vẫn sẽ thi hành mệnh lệnh của Súy Phủ Sài Gòn.

Sáng hôm 15-10 năm Quí Dậu (1873) đại bác Pháp đã khạc đạn như mưa vào thành Hà Nội. Ông Nguyễn Tri Phương cùng con là phò mã Nguyễn Lâm lên thành thúc quân giữ Đông và cửa Nam. Hỏa lực của Pháp quá mạnh, chưa nói tới giờ đồng hồ thì phò mã Nguyễn Lâm tử trận. Ông Nguyễn Tri Phương bị thương nặng cùng quan Khâm sai Phan Đình Bình bị bắt xuống tàu. Ông Nguyễn Tri Phương uất giận không chịu cho băng bó vết thương lại cương quyết chịu đói mà chết.

Xuất thân là một đại điền, làm quan từ đời Minh Mệnh trải qua ba triều vua, nhà cửa thanh bạch ông Nguyễn Tri Phương thật là một ông quan hết lòng vì nước, vì dân, hy sinh cả toàn gia cho xứ sở thật đáng làm gương sáng cho người đời trước cũng như đời sau vậy.

Còn quân Pháp hạ được thành Hà Nội liền đánh dấn vào các tỉnh Nam Định, Phủ Lý, Ninh Bình, Hải Dương và tuy họ chỉ có một nhóm cỏn con mà đi đến đâu quân dân Việt Nam cũng bỏ chạy tán loạn. Hautefeuille và 7 tên lính hạ được thành Ninh Bình và chỉ

453 Việt Sử Toàn Thư


trong 20 ngày Pháp hạ được 4 tỉnh Trung Châu Bắc Ký. Cái hào khí của con cháu Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo đánh Tống diệt Nguyên thảm bại đến thế là cùng... mà cũng vì đâu?


3- Hòa Ước Giáp Tuất (15-3-1874)

Nghe tin Thăng Long và bốn tỉnh miền Trung Châu thất thủ vua Tự Đức liền cử ba ông Trần Đình Túc, Nguyễn Trọng Hợp và Trương Gia Hội ra điều đình ở Hà Nội; các ông Lê Tuấn làm Khâm mạng toàn quyền, Nguyễn Văn Tường làm phó vào Sài Gòn thương thuyết về biến cố vừa xảy ra ở Bắc Kỳ. Hoàng Kế Viêm lãnh chức Tiết Chế Quân Vụ để đối phó về mặt quân sự. Viêm được chủ tướng Cờ Đen là Lưu Vĩnh Phúc giúp đỡ trong việc chống Pháp.

Đôi bên Việt Pháp đang thỏa luận thì Francis Garnier được tin quân Cờ Đen đánh ào ạt vào thành Hà Nội do lối ô Cầu Giấy, Francis Garnier đem quân lên ứng chiến. Đại bác của Pháp bắn ra, quân Cờ Đen bị đẩy lui, Francis Garnier với 18 binh sĩ xông lên bị quân phục kích giết chết tại trận.

Tuy vậy, Việt Pháp ở Sài Gòn vẫn tiếp tục thương nghị và ngày 28 tháng Giêng năm Giáp Tuất (15-3-1874 (đôi bên cũng ký một hiệp ước trong đó "nguyên tắc bảo hộ" đã được nêu ra. Đại diện cho vua Tự Đức là Lê Tuấn và Nguyễn Văn Tường. Đại diện cho chính phủ Pháp là Đô Đốc Dupré. Hòa ước gồm 22 khoản, duy có những khoản dưới đây quan trọng hơn cả:

Khoản II. - Quan Thống Lãnh nước Pháp nhận quyền độc lập của Việt Nam từ nay không hệ thuộc nước nào nữa. Nếu nước Nam có giặc dã và cần thì nước Pháp sẵn lòng giúp và không yêu cầu gì.

Khoản III. - Vua Việt Nam phải đoan theo chính lược ngoại giao của nước Pháp. Quan Thống Lãnh lại tặng Vua Việt Nam: 1) Năm chiếc tàu có đủ máy móc và súng đạn. 2) 100 khẩu đại bác, mỗi khẩu có 200 viên đạn. 3) 1.000 khẩu súng trường và
5.000 viên đạn.

Khoản IV. - Quan Thống Lãnh nước Pháp hứa sẽ cho chuyên viên sang dạy lính thủy, lính bộ và các kỹ thuật gia các ngành để chỉ bảo mọi việc cho nước Nam như tổ chức việc thuế má và việc thương chính v.v...

Khoản V. - Vua Việt Nam nhường đứt 6 tỉnh Nam Kỳ cho nước Pháp.

Khoản IX. - Vua Việt Nam phải chấp nhận việc truyền bá đạo Thiên Chúa và việc dân chúng tự do theo đạo.

Khoản XI. - Vua Việt Nam phải mở cửa Thị Nại, Ninh Hải (Hải Phòng), thành Hà Nội và sông Nhị Hà cho việc giao thương của ngoại quốc.

Khoản XIII. - Nước Pháp được quyền đặt các lãnh sự ở các cửa bể và thị Trấn để
ngoại quốc vào buôn bán.

454 Việt Sử Toàn Thư


Khoản XV. - Người Pháp hay người ngoại quốc nếu có giấy thông hành của lãnh sự Pháp và chữ của nhà cầm quyền Việt Nam kiểm nhận thì được phép đi viếng các nơi trong nước.

Khoản XVI. - Người nước Pháp và ngoại quốc nếu có sự tranh tụng, thì quyền xét xử
thuộc quyền lãnh sự Pháp.

Khoản XX. - Hòa ước này ký xong, thì nước Pháp sẽ đặt một sứ thần ở Huế để thi hành các điều đã giao ước. Nước Việt Nam cũng được đặt một sứ thần tại Ba Lê và Sài Gòn.

Sau việc ký kết này Thiếu Tướng Dupré về Pháp, tạm thay thế ông là Thiếu Tướng Krant. Tháng 6 năm đó hai ông Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Tăng Doãn lại có mặt tại Sài Gòn để qui định với Pháp các điều lệ về sự buôn bán ở Việt Nam. Ngày 20 tháng 7 thương ước này được thành tựu.

Lễ phế chuẩn Hòa ước Nhâm Tuất được long trọng cử hành tại Huế vào ngày 13-4-
1875. Ngoài ra ta cũng không nên quên rằng trước khi Huế và Sài Gòn thảo thuận về
Hòa ước Nhâm Tuất thì ông Philastre cùng với ông Nguyễn Văn Tường được cử ra Hà Nội để ổn định mọi việc. Philastre tới Cửa Cấm (Hải Phòng) thì được tin Lưu Vĩnh Phúc vừa hạ xong Francis Garnier. Philastre giận quá toan bỏ ra về. Nguyễn Văn Tường khuyên ông ta cứ lên Hải Phòng, Hải Dương để thi hành việc trả các thị Trấn cho Việt Nam, sau đó lên Hà Nội trả nốt mấy thị Trấn vùng Trung Châu rồi điều tra việc Francis Garnier. Ông Tường đã được tiếng có tài ngoại giao, ăn nói giỏi đã làm Philastre nguôi giận bằng một câu: "Hà Nội giết Đại Úy Francis Garnier thì cũng như Đại Úy Francis Garnier giết ông Nguyễn Tri Phương, việc đó xuất ư ngoại ý, bây giờ chúng ta bỏ về chẳng là uổng công lắm sao!" Ông Philastre vốn là người biết điều đành nghe theo rồi lên Hà Nội làm tờ giao ước trả lại các thành cho quan ta, sau đó ông ra lệnh rút quân Pháp xuống Hải Phòng đợi hòa ước ký xong thì về Sài Gòn hết. Bấy giờ là tháng giêng năm Giáp Tuất (1874) năm Tự Đức thứ 27. Được tin ông Philastre công cán xong, Súy Phủ Sài Gòn cử ông Rheinard ra thay để ông Philastre cùng ông Nguyễn Văn Tường vào Nam Kỳ định các điều ký kết về Hòa ước Nhâm Tuất để tướng Dupré kịp hồi hương.


4- Thành Hà Nội Bị Hạ Lần Thứ Hai

Sau 10 năm mắc míu vào chiến tranh với Phổ, Pháp mới được rảnh trí để nghĩ đến vấn đề Việt Nam. Chủ trương của Pháp, dĩ nhiên sớm muộn cũng phải chiếm hết nước này cho kỳ được. Nhưng Pháp đình ở xa ít am hiểu tình thế, nên tuy thường nhận được báo cáo của phái quân nhân thực dân, các quyết định của Thượng, Hạ nghị viên vẫn có nhiều dè dặt. Đến Súy Phủ Sài Gòn có mặt ở đây đã 20 năm rất rõ nội tình Á Châu nói chung và Tàu cùng Việt Nam nói riêng, cũng nhiều khi lúng túng, rồi khi thì Pháp đình do dự, khi Súy Phủ Sài Gòn ngần ngại, luôn luôn kẻ không người muốn còn các quân nhân thực dân (F. Garnier, H. Rivière v.v...) thì lại quá ham việc xâm chiếm nước này. Sự thực những tướng lãnh vẫn có lý bởi tình trạng nước ta bây giờ quá hèn kém, chính quyền với một ông vua chỉ ham ngâm vịnh, đám nho thần hủ bại chẳng biết tính trước, lo sau, quyền biến chậm chạp lúng túng như cho tay vào bị thì đuổi sao kịp sự tiến triển của thời cuộc.

455 Việt Sử Toàn Thư


Vì những điều sở đoản đó cuộc bại vong của Việt Nam đến ngày càng gấp, đáng lẽ trong thời gian 10 năm chiến trang Pháp Phổ khai diễn, triều đình ta phải có người tài định ra kế phù nguy cứu khổ thì chưa dễ hòa ước Patenôtre (ký năm 1884) đã ra đời. Xin kể sơ ra đây những điều vụng về và bất lực của mấy triều vua đời Nguyễn Sơ nhất là triều Tự Đức:

1) Việc cấm đạo, giết đạo trên quan điểm của Việt Nam là một việc hợp lý, nhưng không hợp thời, nên đã giúp cho Pháp một duyên cớ dùng võ lực can thiệp vào nội tình Việt Nam.

2) _ lại vào Trung Quốc mà không rõ thực lực của họ đang suy bại, vẫn cứ tiếp tục cuộc bang giao với Tàu, xin Tàu mang quân sang dẹp giặc hộ (1878-1879) là trái với chiến lược ngoại giao đã thừa nhận với Pháp. Đây cũng là cớ để cho Pháp thôn tính nốt những phần đất còn lại của Việt Nam, đành rằng nếu chẳng có cớ này Pháp vẫn có cớ khác.

3) Có thái độ khuyến khích hay xúi giục quân Cờ Đen nhục mạ các đại diện Pháp ở Bắc Kỳ và ngăn trở hai người Pháp là Courtin và Villeroi có giấy thông hành của quan Việt Nam lên buôn bán với Vân Nam bị Cờ Đen chận lại ở Lao Kay.

4) Triều đình Huế có cử chỉ khiếm nhã với Khâm sứ Rheinard khiến ông này phải bỏ
vào Sài Gòn.

Do các việc kể trên và các sự lôi thôi xảy ra gần nhất, Thống Đốc Le Myre De Vilers đã gửi công điệp ra Huế khiếu nại với vua Tự Đức, đã nêu các sự kiện này làm lý do việc xuất quân ra Bắc để "bênh vực quyền lợi của người Pháp".

Người mang mệnh lệnh của Sài Gòn chuyến này là Đại Tá hải quân H. Rivière. Trước khi lên đường H. Rivière được căn dặn như sau: "Biện pháp mở rộng và củng cố ảnh hưởng của chúng ta ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ là biện pháp chính trị và ôn hòa. Việc ta sắp làm chỉ là để đề phòng mà thôi. Dùng võ lực chỉ khi nào cần thiết hết sức...".

Ngày 26 tháng 3 Năm 1882, Henri Rivière rời bến Sài Gòn với hai chiến hạm Drac và Perseval, hai đội thủy và lục quân, một tiểu đội pháo thủ và một toán lính tập người Việt. Tổng số có độ 800 binh.

Chiều ngày mồng 2 tháng 4 dương lịch, Henri Rivière đến Hà Nội xuống đóng tại Đồn Thủy. Ở đây, Berthe De Vilers đã có hai đội lục quân rồi. Ngày 4, Henri Rivière vào thăm Tổng Đốc Hoàng Diệu. Ông Diệu cho Tuần Phủ Hoàng Hữu Xứng đón tiếp rất lịch sự, nhưng dù khéo léo đến đâu, khi một trong hai bên đã có hậu ý thì không làm sao tránh được sự xung đột, Tuần Phủ Hoàng Hữu Xứng hỏi vì cớ gì mà quân Pháp ra Hà Nội? Henri Rivière trả lời vì Pháp muốn bảo vệ tính mệnh và cuộc kinh doanh của người Pháp do quân Cờ Đen đe dọa và ngăn trở. Sau đó, quân lính Pháp hằng ngày nghênh ngang ra các phố phường gần như để khiêu khích và phao đồn sẽ vào đóng trong thành.

Thấy tình thế có vẻ đáng ngại, Hoàng Diệu liền cho mời quan Tiết chế quân vụ Hoàng Kế Viêm và Lưu Vĩnh Phúc ở Sơn Tây về đóng gần phủ Hoài Đức. Cánh quân này có độ 1.000 người, trong thành có 2.000 quân và 100 tướng tá. Kể về lượng thì Việt

456 Việt Sử Toàn Thư


Nam hơn Pháp nhưng chiến cụ thô sơ, quân lính lại kém phần tinh nhuệ. Về phía quân
Pháp, họ cũng sửa soạn tấn công.

Ngày 17 tháng Tư Dương Lịch, Henri Rivière báo tin cho Ba Lê biết sẽ hạ thành Hà Nội. Việc chiếm Sơn Tây, Bắc Ninh, Nam Định cũng đã chuẩn bị. Ông ra lệnh cho đội thủy quân ở Hài Phòng và ngoài vịnh Hạ Long kéo lên, gồm có các chiến hạm Hamelin, Drac và Perseval trên có 14 khẩu đại bác và 390 ngưòi, các tuần giang hạm Fanfare, Massue, Carabine trên có hai đại bác và ngót 30 người ở mỗi chiếc.

Năm giờ sáng ngày mồng 8 tháng 3 Nhâm Ngọ viên thông ngôn của Đại tá Henri Rivière là tên là Phong được lệnh đem tối hậu thư cho Tổng Đốc Hoàng Diệu. Bức tối hậu thư này do Phong dịch ra, Hán Văn từ hôm trước, trong đó có 3 điều như sau:

1) Phải nộp thành cho quân Pháp.

2) Các quan Việt Nam phải tới nộp mình tại lãnh sự quân Pháp.

3) Việc cai trị sẽ không thay đổi.

Nếu không tuân, đúng 8 giờ sáng quân Pháp sẽ đánh thành.

Thật là những điều kiện quá ngặt nghèo và khắt khe. Henri Rivière cũng như nhiều quân nhân khác còn lạ gì những người đại diện triều đình Huế sẽ từ chối việc thi hành ý muốn của hắn. Trước đây ngoài 20 năm, khi mất thành, Phan Thanh Giản đã uống thuốc độc tự sát (mất lục tỉnh và nột thành Sài Gòn cho Pháp). Mười năm qua, Tổng Đốc Nguyễn Tri Phương thua Francis Garnier tại Thăng Long cũng quyết tâm không ham sống. Giờ đây cũng một nhân vật đường đường đại diện cho triều đình, biểu dương cho liêm sỉ, cho giá trị của dân tộc đâu có thể nộp đất, dâng thành cho địch như vậy.

Tôn Thất Bá xin với Hoàng Diệu cho ra ngoài để điều đình với giặc lấy thêm một ngày nữa. Trong thành dòng thang dây xuống góc trông ra phía cửa Bắc (chỗ sở cảnh sát Hàng Đậu bây giờ) cho Bá xuống, lúc ấy đã 7 giờ. Việc xin điều đình này chỉ tỏ rằng về bên Việt Nam ta không muốn có chiến tranh và muốn lập một cuộc thương thuyết giữa triều đình Huế, và Súy Phủ Sài Gòn vì không thể làm gì hơn. Sau này Hà Thành thất thủ, Tôn Thất Bá có nhiều hành vi minh chứng rằng y xin ra ngoài với Henri Rivière chỉ là một gian kế để thông đồng với địch, quả nhiên sau đó y được nhận quyền lãnh mọi việc.

Giờ khói lửa đến.

Theo kế hoạch của Thiếu Tá Chanu, việc đánh thành đã do hai đạo quân, một đánh vào cửa Đông, một đánh vào cửa Bắc.

Đúng 8 giờ, đội thủy quân Retrouvey tiến vào cửa Đông. Khi gần tới thì ngưng lại để nã đại bác số 12 vào thành. Đồng thời ở ngoài sông 3 tàu chiến cũng cho đại bác khạc đạn vào thành liên tiếp nhằm phá cửa Bắc và pháo đài góc Tây Bắc. Hai phát trúng vào thành nhưng không chuyển được phần nào.

Quân trong thành cũng bắn ra ráo riết. Quân đội Retrouvey đánh cửa Đông cũng không ngoài ý phân tán lực tượng của Việt quân tức là để Việt quân phải cố sức chống

457 Việt Sử Toàn Thư


đỡ về mặt này cho đội quân khác của Pháp tù phía Đồn Thủy tiến qua Yên Phụ đến công phá cửa Bắc.

Đội pháo thủ của Trung Úy Deviternes cũng chiếm được một chỗ đất cao, cách thành chừng 800 thước, đại bác cũng nhằm mé cửa Bắc và pháo đài góc Tây Bắc. Đạo quân này có 200 người gồm 100 tay súng trường, 50 thủy binh và 50 bộ binh dùng súng lục cùng thang tre. Sau đoàn này là một đội khác có 100 bộ binh và một đoàn pháo thủ. Hậu quân là 40 thủy binh do Thiếu Úy Fiashi điều động cùng tiến với Henri Rivière.

Ngoài pháo đài và mé cửa Bắc bị tấn công dữ dội, các dinh trại và kho tàng, nhà đạn cũng là mục tiêu cho quân Pháp do đại bác số 4 bắn vào không ngớt.

Xét ra thì một giải đất ngót 500 thước về mạn thành này đã do các đạo binh đánh vào 3 nơi kể trên vừa hải, vừa lục quân gồm theo các toán ngụy binh do người Pháp vừa mộ ở đây.

Cuộc giao tranh rất là đều nhịp: trong bắn ra, ngoài bắn vào liên tiếp. Những lớp nhà lá ở ngoại thành bị đạn cháy ngất trời, mỗi lúc một thêm to, tàn lửa bay lung tung. Quân Pháp phải luôn luôn đổi chỗ, kéo đại bác đi rất là vất vả.

Viên Chánh Suất đội hùng nhuệ đang thúc quân ứng chiến rất hăng thì bị trúng đạn ngã gục. Bố Chánh tuyên bố bỏ chạy vào kho thuốc súng thì vừa đúng lúc đại bác của Pháp thủ Deviternes bắn trúng. Lửa bốc cháy rừng rực, tiếng nổ inh tai, khói tỏa mịt mù. Lửa cháy mạnh quá đến nỗi những dãy nhà cách thành vài trăm thước cũng bị lửa lan tới.

9 giờ 15! Tình thế Việt quân đã có vẻ nguy ngập. Nhà kho, dinh trại nhiều nơi bị cháy do một số quân nội phản. Tin dữ cáo cấp Hoàng Diệu không sờn lòng, truyền lấy thêm quân và đạn dược lên cửa Bắc. Tiếc thay đại bác của ta không di chuyển được, phần bắn không có cách thay đổi gần xa nên hầu như vô dụng, do chỗ địch quân biết tiến thoái.

10 giờ 15! Quân Pháp toan thôi bắn nhưng Việt quân vẫn hăng lên Henri Rivière lại ra lệnh bắn phá kịch liệt. Đạn nhỏ, đạn lớn bắn như mưa trong nửa giờ dồn dập vào các kho tàng, doanh trại. Thỉnh thoảng có những tiếng nổ vang trời dậy đất, lửa bốc đùng đùng, tro tàn tung tóe khắp nơi.

Ở cửa Đông, thấy thế nguy, Đề Đốc Lê Trinh bỏ chạy, lãnh binh Lê Trực ở cửa Tây cũng rút. Thế là hai mặt bị tan vỡ cả. Ở cửa Nam, Thủy Sư lãnh binh Nguyễn Đình Đường còn cố chống giữ. Chỉ còn ở cửa Bắc do Hoàng Diệu và phó lãnh binh Hồ Văn Phong đốc chiến là còn mạnh.

10 giờ 45, đại bác của Pháp chợt im tiếng. Quân Pháp thay chiến lược. Họ xoay sang thế đánh giáp lá cà. Đại Úy Martin dùng mìn phá thành (cửa Bắc). Những tiếng nổ dữ dội ghê gớm phát ra, nhưng thành vẫn trơ trơ như đem cả cái kỳ công từ đầu triều Lý với sức cần cù của dân tộc Việt Nam non nghìn năm ra để đối phó với mọi phũ phàng của tình thế.

458 Việt Sử Toàn Thư


Rồi tại góc Tây Bắc, quân Pháp nhờ có thang tre trèo vào được, rầm rầm kéo xuống. Tiếng hò hét như long trời, lở đất, tiếng gươm dao lưỡi lê đụng chạm nhau nghe lạnh cả người. Cuộc hỗn chiến vô cùng ác liệt. Quân Việt vừa đánh vừa tháo trước những làn khói tỏa và trận mưa đạn.

Đại cục trông thấy đổ vỡ rõ ràng về phía ta.

Hoàng Diệu khi đó đầu đội khăn xanh, mình mặc áo the thâm, thắt lưng nhiễu điều buộc múi bên sườn, cùng 10 viên võ cử rút về phía Hành cung trong đám tàn quân.

Khi đến nơi, ông truyền: "Ai muốn về Kinh thì về, còn ai muốn đánh nữa thì lên Sơn
Tây hợp với Hoàng Kế Viêm!"

Mọi người giải tán, ông cắn ngón tay chảy máu, viết trên mảnh lụa trắng mấy lời di biểu tạ tội cùng triều đình: "Thành mất không sao chịu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện xin theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân tướng muôn dặm, huyết lệ đôi hàng..."
Rồi ông trút bỏ khăn đội đầu, tròng vào cành đa trước miếu Quan Công mà tuẫn tiết. H. Rivière hạ xong thành Hà Nội. Triều đình ta rất xúc động hạ lệnh cho hai quan
Kinh Lược Chánh, phó sứ Nguyễn Chính và Bùi Ân Niên (tức Bùi Dị) cùng tướng Hoàng
Kế Viêm rút quân ra Mỹ Đức. Việc đánh lúc này là bất đắc dĩ vì triều đình biết Pháp mạnh nên cho cầu hòa trước đã.

Đây là điều kiện của H. Rivière đã đưa ra cho đại diện của ta là Trần Đình Túc và
Nguyễn Hữu Độ:

1) Pháp trả thành Thăng Long nhưng vẫn đóng ở Hành Cung.

2) Nước Nam phải nhận quyền bảo hộ của nước Pháp.

3) Nước Nam phải nhường Thị Trấn Hà Nội cho nước Pháp.

4) Pháp được quyền đặt Thương Chánh ở Bắc Kỳ sửa đổi lại các thể lệ, và tổ chức lại cơ sở Thương Chánh đã sẵn có và bổ người quản trị.

Các điều kiện này đều bị bác bỏ, vì bên ta còn đặt nhiều hy vọng vào Lưu Vĩnh Phúc để đối phó với Pháp: hơn thế nữa vua Tự Đức còn cho ông Phạm Thận Duật sang xin Thiên Tân can thiệp, không nhớ rằng từ 40 năm qua nước Tàu sau Nha phiến chiến tranh bị liệt cường chia xẻ đất đai, như vậy Tàu cứu mình còn chẳng nổi thì làm sao giúp ta được nữa, nhưng người Tàu vẫn có nhiều tham vọng thực dân. Nguyên sau khi Hà thành thất thủ được ta cần đến, Tổng Đốc Lưỡng Quảng là Trương Thụ Thanh đã đệ lên Thanh Đình tờ biểu lập lại đúng luận điệu của Tôn Sĩ Nghị xưa kia là nhân sự suy kém của nước Nam nên đem quân sang Thượng Du đợi khi có biến chiếm lấy các tỉnh miền Bắc sông Hồng Hà... Sau đó, Đường Cảnh Tùng, Từ Diên Húc và Tạ Kinh Bửu mang binh sang đóng ở Bắc Ninh và Tây Sơn.

Chủ trương của Pháp lúc này vẫn là khủng bố mạnh rồi đổi điều kiện để tiến dần tới chỗ lấy đứt nước Việt cho ít hại tiền tài và sinh mạng, vì vậy H.Rivière lấy xong thành Hà Nội thì ngưng lại không đánh nữa.

459 Việt Sử Toàn Thư


Henri Rivière đình chỉ chiến tranh được ngót một năm tại Bắc Kỳ, nhưng biết rằng quân Tàu vẫn can thiệp vào việc Việt Nam tất nhiên sẽ có nhiều sự khó khăn nên xin Pháp Đình tăng thêm quân số. Sau Sài Gòn được lệnh Ba Lê gửi thêm 750 người nữa cộng vào 400 lính bản bộ đã ra Hà Nội cùng với y hồi năm trước. Có thêm lực lượng lại được tin triều đình Huế nhường việc khai thác mỏ than Hòn Gay cho Tàu, nhưng Tàu không đủ kỹ thuật gia và tài lực, nên định nhường lại cho một công ty Anh. H. Rivière sợ mất quyền lợi cho Pháp liền vội kéo binh xuống chiếm ngay Hòn Gay vào ngày 12-3-
1883 không cần chờ lệnh của chính phủ.

Đánh chiếm xong Hòn Gay, H. Rivière được bọn Việt Gian báo hay cho rằng Tổng Đốc Nam Định đang huy động từ 15 đến 20 ngàn binh vào vây đường tiếp tế của mình qua Hải Phòng, liền cho Đại Úy Berthe De Vilers đánh thành Nam Định vào ngày 28-2 năm Quí Mùi (tức là 27-3-1883).

Quân ta cầm cự không được quá nửa ngày. Tổng Đốc Vũ Trọng Bình bỏ chạy, Đề Đốc Lê Văn Điếm tử trận, Át-sát-sứ Hồ Bá Ôn bị thương. Nhưng về phía Hà Nội, được sự cộng tác của quân Tàu, Tổng Đốc Bắc Ninh là Trương Quan Đản và phó Kinh lược Bùi Ân Niên đem quân đóng ở Gia Lâm tính tấn công nơi thủ phủ này. Hoàng Kế Viêm cử Lưu Vĩnh Phúc đánh phủ Hoài Đức trở lên theo kế hoạch uy hiếp Pháp cả hai mặt. Henri Rivière đem 500 quân tiến ra mạn Cầu Giấy bị quân Cờ Đen phục kích. H. Rivière đã tiêu ma sự nghiệp làm tướng ở đây cũng nhu Francis Garnier mười năm trước. Còn Berthe De Vilers thì bị trọng thương. Thảm sử này của quân đội viễn chinh Pháp được ghi vào ngày 13-4 năm Quí Mùi (tức là 19-5-1883). Lúc này bên Pháp, nội các Jules Ferry vừa lên cầm quyền, Hạ nghị viện còn đang do dự về việc chiếm đánh Bắc Kỳ khi được tin H. Rivière tử trận liền quyết định ra 5 triệu rưỡi phật lăng làm binh phí và cử một văn quan sang làm toàn quyền, rồi điện cho lục quân Thiếu Tướng Bonet và Hải quân thiếu Tướng Courbet đem lực lượng thủy bộ ra Bắc Kỳ tiếp ứng. Trong dịp này ông Hamanrd sứ thần Pháp ở Vọng Các được sang làm toàn quyền bên Nam Kỳ. Lãnh chức xong ông theo quân đội ra Bắc.

Ngày mùng 3 tháng 5 viện quân Pháp tới Hà Nội. Họ liên lạc với Georges Vlavianos, một kẻ tùy tùng của J. Dupuis để tuyển mộ quân Cờ Vàng làm tiền quân, sửa sang lại thành lũy ở Hà Nội và Nam Định. Cuộc tấn công của ta vào khu tam giác Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng không có kết quả. Mà có thể nào đánh nổi được quân Pháp khi việc tuyển mộ quân lính trong giai đoạn này rất là vội vã, kém tổ chức nhất là thiếu huấn luyện. Vì thế mà vừa nghe thấy hỏa lực của Pháp đã xô nhau mà chạy. Ngoài ra tiếng súng đã nổ giữa hai bên, vai trò đại diện ngoại giao của Pháp, Việt ta trở nên vô ích, do đó mà lãnh sự của ta ở Sài Gòn là Nguyễn Thành Ý bị đuổi về trong khi vua Dực Tông qua đời và chính tình đang rối ren nhất.


5- Sự Phối Lập Ở Huế

Vua Dực Tông mất ngày 16-6 năm Quí Mùi (1883) việc tôn lập có sự bất đồng giữa các đại thần. Nguyên vua Tự Đức không có con nên đem cháu gọi bằng Bác làm kế vị, tức là vua Dực Đức lúc đó là Thụy Quốc Công. Theo di chiếu của vua Tự Đức thì triều đình phải lập Thụy Quốc Công, nhưng vua Dực Đức ở ngôi được ba ngày thì bị ông Tôn

460 Việt Sử Toàn Thư


Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường phế lập và đem giam vào Trấn Phủ (một nhà lao đặc biệt của nhà vua), vì không được tiếp tế lương thực gì cả nên bảy ngày sau Ngài mất (6-10-1883). Ông Thuyết và Tường liền đem ông Hoàng Út, em của vua Tự Đức là Lạng Quốc Công húy là Hồng Dật lên ngôi, lấy hiệu là Hiệp Hòa.

Vua Hiệp Hòa cũng không tồn tại được lâu sau phải uống thuốc độc mà chết.

Nguyên nhân nhà vua thấy thế lực của Pháp đã tràn khắp từ Nam ra Bắc, đại cục ở trong tay họ rồi, nên đã bí mật giao thiệp với Pháp để giữ vững địa vị, có lẽ ngài quan niệm rằng chống Pháp chỉ có hại mà thôi, một phần triều thần cũng nghĩ như vậy và một phần trái lại, nhất định chống Pháp để bảo vệ chủ quyền. Hai ông Tường và Thuyết đứng đầu phe dưới đây. Một cuộc phân tranh đã ngấm ngầm phát xuất trong hàng ngũ phong kiến, rồi bọn ông Thuyết bắt được tang chứng về sự phản bội của vua Hiệp Hòa là một bức thư của nhà vua gởi cho Khâm Sứ Pháp do Hồng Sâm con của Tuy Lý Vương mang đi. Họ bắt vua Hiệp Hòa chịu tam ban triều điển120 và chém ngay Hường Sơn 30-11-1883. Theo số phận vua Hiệp Hòa và Hồng Sâm là Trần Tiễn Thành cũng ở trong hàng ba quan Phụ Chính, vì ông không tán thành chính kiến của Tường và Thuyết. Phe chủ hòa gần như mất tinh thần và bị tiêu diệt dần, còn phe chủ chiến đặt ông Dưỡng Thiện (con nuôi thứ ba của vua Tự Đức) bấy giờ mới 15 tuổi lên ngôi tức là vua Kiến Phúc121.


6- Hòa Ước Năm Qúi Mùi (1883)

Từ ngày 12 tháng 7 (Quí Mùi 1883) đến ngày 17 tháng Pháp chia quân đánh khắp nơi từ Trung ra Bắc. Quân Pháp thắng quân Cờ Đen ở làng Vòng (Phú Hoài) và Hải Dương đồng thời toàn quyền Harmand ra lệnh cho thủy quân tấn công vào cửa Thuận An. Các tướng trấn thành và chỉ huy quân đội thủy bộ của ta Lê Sĩ, Lê Chuẩn, Lâm Hoằng, Trần Thúc Nhẫn vị tử trận hoặc nhảy xuống sông tự tử. Triều đình chỉ còn một cách là hạ lệnh cho các quan ta giải binh và xin ký thêm một hòa ước nữa: tức là hòa ước ngày 23 tháng 7 năm Quí Mùi (1883) ký kết giữa toàn quyền Harmand, Khâm sứ Champeaux, Trần Đình Túc và Nguyễn Trọng Hiệp. Hòa ước này có 37 khoản, đáng chú ý là những khoản sau đây:

Khoản thứ Nhất: Nước Nam chịu quyền bảo hộ của Pháp, việc ngoại giao của Việt
Nam phải để Pháp chủ trương.

Khoản thứ Hai: Tỉnh Bình Thuận sát nhập vào Nam Việt.

Khoảng Thứ Ba: Quân Pháp đóng ở Đèo Ngang và cửa Thuận An.




120 Tam ban triều điển là thứ hình phạt buội tội nhân phải chịu uống thuốc độc hoặc thắt cổ hay tự đâm cổ. Vua Hiệp Hòa phải uống thuốc độc mà chết vào ngày 30-11-1883.
121 Vua Kiến Phúc tức là ông Hoàng Ưng Đăng được tôn lập ngày 7-10 năm Quí Mùi (1883). Theo dư luận ở Huế nhà vua bị đầu độc do tay bà học phi và Nguyễn Văn Tường. Hai người này tư thông với nhau. Nhà vua biết được đang định sẽ trừng trị việc thông gian thì Tường ra tay trước. Cái chết của vua Kiến Phúc như vậy không phải là vì chính trị.

461 Việt Sử Toàn Thư


Khoản thứ Sáu: Từ tỉnh Khánh Hòa ra đến Đèo Ngang quyền cai trị thuộc về triều
đình.

Còn những khoản sau nói Khâm sứ ở Huế có quyền ra vào yết kiến nhà vua. Từ Đèo Ngang trở ra Bắc Việt, Pháp đặt công sứ để kiểm soát công việc của các quan ta nhưng không dự vào các việc hành chính. Hòa ước này ký xong. Pháp rảnh tay về phía Việt Nam chỉ còn phải giải quyết với quân đội Tàu.

Sau khi ký xong hòa ước Qúi Mùi (1883) triều đình Huế cử Khâm sai đại thần Trần Văn Chuẩn và Lai Bộ Tham Tri Hồng Phi ra Bắc Kỳ với toàn quyền Harmand để thi hành lệnh bãi chiến nhưng quan quân của ta ở đây có nhiều người không chịu, vì vậy việc chiến tranh vẫn tiếp tục. Cầm đầu lực lượng kháng chiến ở Bắc Kỳ với một tấm lòng sắt đá bấy giờ là Hoàng Kế Viêm đang giữ mạn Sơn Tây, Trương Quan Đản giữ Bắc Ninh tức là hai bên tả hữu ngạn sông Hồng Hà.

Chủ trương của Pháp chuyến này là Bình Định toàn cõi Bắc Kỳ để thực hiện cuộc bảo hộ cho kỳ được. Hạ nghị viên đã bỏ thăm chấp thuận 17 triệu quan, ngày 18-12-1883 lại cấp thêm 3 triệu nữa cho quân đội viễn chinh đặt dưới quyền Đô Đốc Courbet. Tổng tư lệnh quân đội thủy lực, thêm với ba ngàn sáu trăm binh sĩ đổ bộ lên đất Bắc vào hạ tuần tháng 11-1883.

Lần này mũi dùi của Pháp nhắm vào Sơn Tây vì ở đây có chủ lực quân của Việt Nam do hai đại tướng Hoàng Kế Viêm và Lưu Vĩnh Phúc điều khiển. Quân Pháp chia ra hai đạo: Tướng Bichot dẫn thủy quân từ sông Hồng Hà tiến lên tới cửa sông Đáy Tướng Belin đem lục quân do Hà Nội xuất phát tới Sơn Tây. Quân ta mai phục ở Phú Sá từ hai hôm trước. Ngày 14-12 hai bên gặp nhau, xô xát kịch liệt. Qua ngày 15-12 phòng tuyến thứ nhất của ta bị chọc thủng. Rồi quân Pháp vây thành Sơn Tây. Pháp không cho quân nghỉ. Một trận long trời lở đất và rất kinh khủng đã diễn ra, như chưa bao giờ đã xảy đến như vậy trong lịch sử chiến tranh Việt Pháp trên đất Bắc: Chiến sự khởi từ chiều
16-12. Quân Trung Hoa tích cực chiến đấu. Pháp nhờ có hỏa lực rất mạnh phá được vòng thành ngoài nhưng binh sĩ mệt nhoài, tối đến phải ngừng lại.

Quân ta và Trung Hoa thấy khó giữ nổi thành liền nhân đêm tối rút hết ra phía Đông Nam, sáng 17-12 quân Pháp vào thành. Trong trận này ta mất 1.000 binh sĩ, Pháp bị 83 người chết, 319 bị thương.

Được tin thắng trận ở Sơn Tây, Hạ nghị viện Pháp gửi thêm 7.000 quân nữa qua Việt Nam. Giữa lúc này Khâm sứ Champeaux xin về Pháp nghỉ. Ông Tricon sứ thần Pháp ở Trung Hoa được lệnh đến Huế điều đình, sửa lại hòa ước 25-8-1883. Vào ngày 28-12-
1883, mấy ngày đầu triều đình chưa nói đến chuyện tiếp ông nhưng khi có tin Sơn Tây bị thất thủ, triều đình mới cho ông Tricon gặp rồi thỏa thuận để cùng xét lại Hòa ước
Harmand. Hai bên chưa ký xong thì tổng tư lệnh Courbet sau khi hạ được Sơn Tây cho
khinh khí cầu dọ thám Bắc Ninh. Nhưng chưa khởi sự đánh thành này thì Courbet bị
triệu về Pháp và tướng Millot được lên thay.

Quân tiếp viện của Pháp lại kéo sang thêm nữa và đã đổ bộ lên Bắc Kỳ vào ngày 12-
2-1884 trong đó có 470 sĩ quan, 16.000 lính và phu phen nô dịch chiến trường có tới
6.000. Từ khi thua Pháp ở Sơn Tây, quân đội Việt Hoa nỗ lực giữ Bắc Ninh. Tại đây bên

462 Việt Sử Toàn Thư


cạnh Trương Quang Đản có tướng Hoàng Kinh Lan, tổng tư lệnh quân Trung Hoa đến tăng cường việc bảo vệ thành Bắc Ninh. Quân Trung Hoa đóng từ Lạng Giang (tỉnh Lỵ) xuống huyện Yên Dũng. Một đạo khác vượt qua tả ngạn sông Đáp Cầu chặn thủy quân định tiến lên Bắc Ninh. Một đạo nữa giữ Hùng Lâm (?). Đại tướng họ Hoàng đặt bộ tham mưu ở trong thành để chỉ huy Liên Quân. Quân Cờ Đen đóng dài từ Đáp Cầu đến Yên Dũng lập thành một phòng tuyến kiên cố bao quanh tỉnh tỵ. Tướng Millot, Brière De L'isle, Négrier đem các chiến đỉnh, pháo đỉnh và các giàn trọng pháo đánh vòng lại phía sau thành, cố tránh phía Tây Nam phủ Từ Sơn vì ở đây quân Trung Hoa, đóng nhiều. Họ nhắm hướng Nam và Đông Nam mà tấn công nhân thể chặn đường tiếp viện Lạng Sơn, Bắc Ninh. Sáng sớm ngày 7-2-1884 họ vượt sông Hồng Hà, sông Đáp Cầu để yểm trợ cánh tả của lục quân, thủy quân lục chiến đổ bộ tại phủ Lạng Thương. Ngày 9-
3 đến 11-3 quân Pháp chia nhau vây bốn mặt thành. Trận đánh rất hăng, khắp mọi nơi
Liên quân đều bại và bỏ chạy. Ngày 12-3-1884, Pháp làm chủ thành Bắc Ninh, Đáp
Cầu. Quân Tàu không rút về Lạng Sơn được phải chạy lên Thái Nguyên.

Đánh xong Bắc Ninh, Pháp đánh luôn Hưng Hóa và Tuyên Quang. Thiếu tướng Brière De L'isle dàn trận ở Đà Giang khởi chiến từ sáng ngày 15 tháng ba đến ba giờ chiều thì quân Pháp sang sông gần địa hạt Bạch Hạc, chín giờ sáng hôm 16-3 tướng Négrier lên tiếp viện. Thế quân Pháp càng mạnh, quân Tàu rút lên Mạn Ngược. Trưa ngày 17, Pháp vào được thành Hưng Hóa. Bọn ông Hoàng Kế Viêm lần theo đường thượng đạo về Kinh với cả một sự thất vọng.

Còn một thành nữa trong tay Cờ Đen là Tuyên Quang, Thống tướng Millot cho thủy quân vượt Lô Giang, Trung Tá Duchesne đem 5 chiếc tàu chiến đánh vào thành này. Họ đi từ mồng 3 tháng 5 đến mồng 8 thì đã tới trước thành Tuyên Quang. Đôi bên giao phong được một giờ thì quân Cờ Đen thua chạy. Kiểm điểm về các đồn ải, căn cứ, chiến lược, liên quân Hoa Việt mất hết vùng Trung Châu và Trung Du xứ Bắc nhưng quân Tàu còn đóng ở ba tỉnh Cao Bắc Lạng. Pháp liền ngoại giao với Tàu, để Tàu nhận cuộc bảo hộ của mình cho yên. Sau nhờ người Đức tên là Détring làm trung gian, Trung tá Fournier được lên Thiên Tân gặp Lý Hồng Cường là tổng đốc Trực Lệ để lập cuộc hòa giải hai chánh phủ Pháp Hoa. Ngày 18-4 năm Giáp Thân (11-5-1884). Hòa ước thành hình, nghĩa là Trung Quốc nhận rút quân về và nhường quyền cho Pháp tự do xếp đặt mọi việc ở Việt Nam.


7- Hòa Ước Thiên Tân Thứ Hai (27-4 Ất Dậu)

Với hòa ước này, Pháp đã mừng từ nay có thể yên trí để dẹp hết các cuộc chống đối cuối cùng của triều đình Huế, nhưng trái lại quân đội Tàu ở các vùng Cao Bắc Lạng vẫn không rút qua biên giới như đã quyết định vào tháng 5 năm Giáp Thân (1884). Quân Pháp liền tiến đánh đồn Bắc Lệ, vừa qua con sông Thương (thuộc tỉnh Bắc Giang) thì bị quân Tàu bắn tới tấp, ba tên lính Pháp bị chết. Tàu mới cho Pháp hay tuy họ biết có hòa ước Thiên Tân, nhưng chưa được lệnh hồi quân. Pháp đòi sau một giờ quân Tàu phải rút về nếu không Pháp sẽ đánh, rồi đôi bên xô xát kịch liệt đến tối, sáng hôm sau quân Pháp và đại bại, phải kêu về Hà Nội lấy viện quân.

463 Việt Sử Toàn Thư


Thiếu Tướng Négrier được lệnh mang quân lên tiếp ứng cho Trung Tá Dugenne. Được tin này chính phủ Ba Lê liền điện cho hải quân Trung Tướng Courbet và Patenôtre đang làm công xứ Pháp ở Bắc Kinh đòi chính phủ Tàu vì chuyện này phải bồi thường 28 triệu chiến phí. Đại diện của đôi bên thương thuyết mãi tới 29-6 thì Pháp hạ số tiền này xuống 80 triệu phật lăng, hẹn trả trong 10 năm. Nhưng cuộc thương thuyết vẫn tan vỡ. Lần này Pháp cho đánh ngay vào các lãnh thổ của Tàu là Phúc Châu vào tháng sau (tháng 7 năm Giáp Thân 1884). Pháp vây cả Đài Loan và phá vùng duyên Hải Trung Quốc đến tháng 6 năm Ất Dậu !885) là lúc Tàu chịu ký hòa ước mới thôi.

Vào mùa thu năm ấy tướng Brière De L'isle thay tướng Millot được thêm 6.000 viện binh, cộng tất cả là ngót hai vạn liền chia ra bốn đạo đánh Đông triều, Đồn Chũ, Đồn Đầm, Phủ Lạng, Thương Tức là vùng Đông Bắc, Bắc Kỳ. Quân Cờ Đen lúc này đóng ở Tuyên Quang cũng bị Pháp tới đánh. Quân Tàu thua ở khắp các địa điểm kể trên, số thiệt hại gấp mười so với quân Pháp. Cuối năm Giáp Thân thành Lạng Sơn bị Pháp lấy được, quân Tàu phải chạy qua Nam Quan trốn về Tàu, một phần rút lên Thất Khê.

Trong khi đại quân của Pháp đánh Lạng Sơn, quân Cờ Đen trở lại phong tỏa thành Tuyên Quang do Thiếu Tá Dominé giữ. Vì lực lượng ít ỏi nên quân Pháp ở đây phải cố thủ. Đến 17 tháng giêng năm Ất Dậu, tướng Brière De L'isle dẫu lục quân tiến đến Đoan Hùng và thủy quân vượt sông chảy lên cứu Tuyên Quang. Thành này được giải vây. Trong cuộc xung đột này hai bên Pháp Hoa đều thiệt hại lớn.

Ngày mồng 6 tháng 2 năm Ất Dậu (1885) quân Tàu lại tràn qua Đồng Đăng. Tướng Négrier lên ngăn định đánh luôn tới Long Châu nhưng đến mồng 8 lại rút về Lạng Sơn. Quân số của Pháp ở trong thành có 3.500 người. Ngày 13 quân Tàu tấn công Kỳ Lừa là một đồn giáp thành. Thiếu tướng Négrier bị thương nặng ở đây. Thế quân Pháp đuối dần vì quân Tàu quá đông, rồi Pháp rút lui về giữ đồn Chũ, Kép và Tuần Muội. Brière De L'isle lúc này đã được thăng trung tướng, đánh điện về Pháp xin thêm quân bởi còn phải giữ cả Quan Nam và quân Tàu ở Hưng Hóa cùng Lâm Thảo nữa. Nơi này cũng là một trận tuyến quan trọng.

Nghe tin quân mình bất lợi ở Lạng Sơn, dư luận Pháp xôn xao, thủ tướng Jules Ferry phải từ chức. Chính phủ Pháp liền ủy Patenôtre mở cuộc thương thuyết lại với chính phủ Tàu, đồng thời Ba Lê cho thêm hai sư đoàn sang Bắc Kỳ dưới quyền Trung Tướng Roussel De Courcy làm thống đốc quân dân sự vụ, Trung Tướng Warnel làm tham mưu trưởng vùng hai thiếu tướng Jamont và Prudhomme. Chính phủ Tàu thấy kéo dài chiến tranh có thể bất lợi nên ngày 27-4 năm Ất Dậu chịu cho Lý Hồng Chương ký kết với Patenôtre một phen nữa.

Với tờ hòa ước Thiên Tân thứ hai này cũng vẫn có khoản chính yếu là Trung Quốc nhận cuộc bảo hộ ỏa Pháp ở Việt Nam, và hai nước Pháp Hoa tiếp tục giao thương như cũ. Còn Pháp phải trả lại các chỗ mà hải quân đã chiếm được ở các vùng duyên hải. Khoản Tàu phải bồi thường chiến tranh cho Pháp được bỏ đi. Từ giờ phút này trên trận địa Việt Nam chỉ còn hai lực lượng đứng lại là Việt và Pháp. Mất bạn đồng minh, dĩ nhiên cuộc kháng Pháp của ta yếu hẳn và cũng từ giai đoạn này Pháp tha hồ ăn hiếp, bắt nạt triều đình Huế.

464 Việt Sử Toàn Thư


8- Hòa Ước Patenôtre (1884) (tháng 5 năm Giáp Thân)

Ngày 6 tháng 6 năm 1884 Pháp lại đòi sửa hòa ước Quí Mùi. Ông Patenôtre ở Pháp sang, cùng với ông Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật và Tôn Thất Phan ký hòa ước mới, đại cương giống hòa ước trước như lần này chỉ có 19 khoản và có phần sửa đổi mấy khoản nói về Bình Thuận và ba tỉnh ngoài Đèo Ngang là Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa vẫn thuộc Trung Việt. Từ ngày có hòa ước 1884 122 lãnh thổ Việt Nam (trừ Nam Kỳ đã thành thuộc địa) chia làm hai xứ, tuy cùng chịu quyền bảo hộ của Pháp nhưng việc cai trị khác nhau. Nếu thống nhất do con dân Việt Nam xây dựng bằng biết bao nhiêu xương máu này vì hòa ước Patenôtre lại lâm vào cảnh tam phân, bởi chính sách thâm hiểm của đế quốc Pháp là "chia để trị". Tóm lại nói đến hòa ước 1884 là nói đến sự toàn thắng của đế quốc Pháp trên mảnh đất này và sự suy vong toàn hoàn của phong kiến Việt Nam cuối thế XIX, bấy lâu đã ăn sâu bén rộng vào các tầng lớp xã hội Lạc Hồng qua bao nhiêu thế hệ. Và trong dịp bắt đầu thi hành bá quyền của nước Pháp trên đất Việt Nam. Rheinard hội các quan tại tòa Khâm làm lễ thủ tiêu cái của nhà Thanh đã trao cho vua Gia Long khi phong vương123.

Hành động này có tính cách chính thức chấm dứt ảnh hưởng chính trị của Trung
Quốc và mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên Việt Nam lệ thuộc Pháp.

Lễ hủy ấn đã thi hành ngày 6-6-1884.





























122 Hòa ước 1884 đến ngày 9 tháng 3 năm 1945 thì mất hết hiệu lực về pháp lý, do chỗ Pháp không đảm bảo nổi cho Việt Nam khi có vụ ngoại xâm của Nhật trong thời kỳ đại chiến thứ hai (1939-1945) như Pháp đã cam kết.
123 Cái ấn được để trên một cái bễ nấu lên chảy ra thành một cục bạc trị giá 280 đồng bạc Mễ Tây Cơ
thuở đó.

465 Việt Sử Toàn Thư





Phần 4 - Chương 4




Tàn Cuộc Của Phong Kiến Việt Nam



- Phong trào Cần Vương cứu quốc

- Phong trào Văn Thân, kháng Pháp

- Chế độ bảo hộ của Pháp ở Việt Nam




1- Phong Trào Cần Vương Cứu Quốc

Bắc kỳ như trên đã nói, có thể coi là bị lọt hết vào bàn tay của quân đội viễn chinh
Pháp.

Tại Huế cuộc khủng hoảng chính trị mỗi giờ phút một nặng nề. Ai cũng thấy rõ thế nước chông chênh, mất còn chỉ là thời gian. Trong các quan chia làm hai phe: phe chủ chiến có hai ông Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường, phe chủ hòa có Trần Tiển Thành, Nguyễn Hữu Độ, Gia Hưng quận vương... Với danh nghĩa Phụ chính đại thần, hai ông Thuyết, Tường, nắm hết qưyền hành và ra mặt độc đoán. Hai ông triệt hạ hết các nhân vật của phe chủ hòa và huy động việc kháng chiến từ Trung ra Bắc. Do đó ta đã thấy Khâm sai Hoàng Kế Viêm trở ra hoạt động tại Sơn Tây, Trương Quang Đản ở Bắc Ninh, Tạ Hiện ở Nam Định, Phạm Vũ Mẫn, Hoàng Văn Hòe, Nguyễn Thiện Thuật ở các tỉnh khác. Các ông này đều là các quan văn võ cao cấp của triều đình, nhiệt liệt hưỡng ứng lời hịch Cần Vương. Bị Pháp phản đối nhiều lần lại thêm thất trận nặng nề nên có phen họ Hoàng và Trương phải về kinh, nhưng vẫn không phải là triều đình đã thay đổi chính sách vì lúc này ông Tường vẫn ngoại giao khéo léo với Pháp để ông Thuyết ngầm tổ chức kháng chiến. Ở Trung, đoàn quân Phấn Nghĩa có hàng vạn người được bí mật sửa soạn chờ ngày tổng phản công. Một trường diễn võ được lập ra để huấn luyện quân đội. Tại Sơn Phòng, phe kháng chiến xây dựng một chiến khu với mục đích bên trong tiếp ứng cho Quảng Bình, Quảng Trị, phía ngoài liên lạc với các miền thượng du Thanh Nghệ và có đường rút sang Lào và Xiêm. Quân đội đóng ở đây có hơn một ngàn với hơn 20 cỗ đại bác. Chiến khu này xét ra là con đường lùi của kháng chiến một khi cuộc đánh úp đồn Mang Cá bị thất bại.

Vua Kiến Phúc ở ngôi được hơn 6 tháng và mất ngày mồng 7 tháng 4 năm Giáp Thân (1884) trong một trường hợp vô cùng thê thảm như trên đã kể. Em Ngài là vua Hàm Nghi lên thay, tức là Chánh Mông, húy là Ưng Lịch khi đó mới 12 tuổi. Để đánh dấu những biến cố trên đây, sĩ phu Việt Nam đã có hai câu thơ:

466 Việt Sử Toàn Thư


Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết
Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường124

Khâm sứ Rheinart trách cứ rằng việc đặt vua Hàm Nghi lên ngôi không có xin phép nước Pháp và đại tá Guerrier đem 600 quân cùng một đội pháo binh từ Bắc vào Huế để thị uy. Sau đó Rheinart và Guerrier sang làm lễ phong vương cho vua Hàm Nghi rồi mới rút binh sĩ về Hà Nội.

Xét tình hình có thể rối loạn to về phía phong kiến Việt Nam, sau khi hòa ước Thiên Tân ký vào ngày 27-04-1885 tức là năm Quang Tự thứ 11 (Ất Dậu) giữa Patenôtre đại diện Pháp và Lý Hồng Chương đại diện Thanh triều, Pháp liền dốc toàn lực để tiêu diệt cuộc kháng chiến của Cần Vương mà thái độ giờ phút đó rất khả nghi và quan ngại. Ngày 18 tháng 4 năm Ất Dậu (1885), thống tướng De Courcy vừa sang tới Bắc kỳ liền đem ngót một ngàn quân vào Huế bàn việc giao thiệp giữa ông với Nam triều, đòi các quan phụ chính đại thần phải sang tận sứ quán Pháp để hội thương. Viên tướng Pháp còn bắt Nam triều ra lệnh cho sĩ phu và dân chúng tòng phục hoàn toàn chính thể bảo hộ. Y lại có ý nhân dịp này bắt ông Tôn Thất Thuyết ngay giữa cuộc đàm phán vì ông này là linh hồn của kháng chiến. Thuyết biết mưu này liền cáo ốm không sang và để Nguyễn Văn Tường cùng Phạm Thận Duật sang tòa Khâm (theo tin các báo Ba Lê hồi ấy)

Trong cuộc đàm thoại, De Courcy yêu sách nhiều điều làm nhục quốc thể Việt Nam, đại khái y đòi khi y đến, vua Hàm Nghi phải bước xuống ngai nghênh tiếp, sau lại bó buộc ông Thuyết nếu ốm thì nằm cáng mà sang sứ quán Pháp.

Thật là đưa nhau vào bước đường quyết liệt, vì vậy mà cuộc chiến tranh Việt Pháp không sao tránh được.

Thuyết không chịu, De Courcy tính sao? Có kẻ Việt gian báo cho Khâm sứ De Courcy biết rằng Thuyết không ốm, ông vẫn đi kiểm soát đồn trại và kho thuốc súng. Một ngày qua tức là ngày 22-5 năm Ất Dậu (5-7-1885), Pháp khao thưởng quân đội định sáng hôm sau sang vây bộ binh bắt Thuyết, thì vào một giờ đêm Thuyết và Soạn cho bắn một phát đại bác làm hiệu lệnh để nhất tề tấn công vào đồn Mang Cá và Sứ quán Pháp.

Quân Pháp xuất kỳ bất ý, vội vàng nghênh địch, nhưng vẫn giữ thế thủ để chờ buổi sáng. Họ ẩn núp trong trại không chịu ra ngoài. Khi mặt trời hé mọc, quân Pháp thủy lục đều phản công, họ chở súng lên đài và nóc tàu bắn qua rằm rằm giết hại quân nhân rất nhiều, Hoàng thành và cung điện nhiều nơi bị phá hủy. Họ chia ra làm nhiều đạo quân tiến đánh các mặt. Hai đạo quân của ta ở bên trong và bên ngoài chống không nổi, bị vỡ.

Nguyễn Văn Tường thấy thế nguy liền vào Nội yêu cầu nhà vua xuất cung. Hữu quân
Hồ Văn Hiển phò giá, đầu giờ Thìn ra cửa Tây Nam. Từ Dũ thái hậu ủy Tường ở lại lo




124 có nghĩa là một con sông (Hương) bên kia bờ là tòa Khâm (Pháp) bên này là triều đình (Việt) hai nước, hai chính sách, quyền lợi chống nhau thì mọi việc đều khó. Bốn tháng ba vua đó là điềm chẳng lành.

467 Việt Sử Toàn Thư


việc giảng hòa, Thuyết chạy kịp theo, còn chừng trăm người. Quân Pháp liền trèo lên kỳ đài treo cờ Tam Tài.

Kiểm điểm lại trận đánh tại Kinh thành đêm 22 tháng 5 năm Ất Dậu (1885), ta thấy phần bại hoàn toàn về phía chúng ta. Pháp chỉ chết có 16 người, bị thương 80 người. Quân ta chết đến vài ngàn, còn khí giới, lương thực mất đến hàng triệu bạc. Sáng ngày
23 quân ta rút lui khỏi Huế, xa giá nghỉ ở Trường Thi một lát rồi lên đường đi Quảng Trị. Nguyễn Văn Tường được lệnh ở lại thu xếp mọi việc125. (Tài liệu của giáo sĩ Delvaux viết trong bài La prise de Huế của tạp chí Bulletin des Amis du Vieux Huế)

Trưa hôm ấy, ông nhờ giám mục Caspard đưa ra đầu thú với thống tướng De Courcy, Tường được đến trú tại Thương bạc viện và bị đại úy Schmitz coi giữ. Pháp buộc ông ta nội hai tháng phải thu xếp cho yên mọi việc. Ông Tường gửi sớ ra Quảng Trị xin rước Tam cung (bà Từ Dũ Thái hoàng thái hậu, mẹ đức Dực Tông, bà Hoàng thái hậu là vợ đức Dực Tông và là mẹ nuôi ông Dục Đức, Kiến Phúc và Đồng Khánh.

Một tướng Pháp tham gia trận đánh đồn Mang Cá khen quân ta thiện nghệ phòng thủ vì các đường giao thông có đào hầm hố hoặc chẹn bằng các chướng ngại vật. Binh sĩ nấp đằng sau những tấm phên nứa căng hai lần da trâu mà bắn đến giờ chót mới chịu rút lui.

Trong khi đó, Thuyết đem vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị) người Pháp treo giải 2000 lạng bạc cái đầu của ông Thuyết và ai bắt được vua Hàm Nghi thì được thưởng 500 lạng.

Từ Dũ thái hậu viết thư mấy lần khuyên cháu trở về nhưng vô hiệu. Từ Trung ra Bắc, cờ khởi nghĩa bay khắp nơi.

Sau biến cố này, mọi việc trong triều do khâm sứ Pháp điều khiển hết và các quan ta, mỗi khi có việc gì đều nhất nhất phải hỏi ý tòa Khâm. De Courcy cho gọi Silvestre ở Bắc vào Huế để tổ chức một chính phủ lâm thời. Hoàng thân Thọ Xuân được cử ra quyền nhiếp chính phủ này và Nguyễn Văn Tường điều khiển Cơ mật viện. Lúc này người Pháp thấy khó có hy vọng dụ được vua Hàm Nghi trở về, liền đặt ông Chánh Mông là Kiên Giang quận công theo lời đề nghị của Từ Dũ thái hậu (vua Đồng Khánh là anh vua Kiến Phúc và Hàm Nghi126). Ngày 6 tháng 8 ông phải thân hành sang tòa Khâm để chịu lễ thụ phong. Vị hoàng đế này tính tình hiền lành, ưa trang sức và cũng thích duy tân, rất được lòng người Pháp. Đình thần bấy giờ có Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình đang ở Bắc được Pháp gọi về giúp vua mới cùng với Nguyễn Văn Tường. Ít ngày sau, Nguyễn Hữu Độ không hợp ý với Nguyễn Văn Tường nên lại trở ra Hà Nội.

Giữa hôm vua Đồng Khánh bước lên ngai vàng thì Tôn Thất Thuyết tung ra bài hịch
Cần Vương.





125 Sau đó hai tháng người Pháp cách chức Nguyễn Văn Tường đày đi Haiti, lập vua Đồng Khánh lên ngôi ngày 14-9-1885
126 Vua Đồng Khánh bấy giờ được 23 tuổi.

468 Việt Sử Toàn Thư


Bài hịch này hẳn là của Tôn Thất Thuyết lấy lời của vua Hàm Nghi kể nông nổi của nước Việt Nam từ ngày người Pháp bước chân lên đất Nam kỳ cho đến khi họ tràn lan ra Trung, Bắc, bày mưu lập kế dùng bạo lực đặt nền thống trị lên toàn cõi Việt Nam. Họ chiếm nước là đã làm một chuyện khiến quân dân Việt Nam đau đớn lại còn sỉ nhục triều đình cùng sĩ phu đất Việt nữa. Nhà vua thống trách Nguyễn Văn Tường chạy theo kẻ địch, lại lập tâm tìm bắt nhà vua để nộp cho Pháp.

Ngài kể lại nổi khổ sở từ khi rời bỏ kinh thành, lặn suối trèo non và Ngài hiệu triệu thần dân trong nước, muôn người như một hãy đồng tâm gắng sức giải phóng quốc gia, nêu cao tinh thần kháng chiến.

Lời lẽ tờ hịch hết sức lâm ly thấm thiết, nên có nhiều nhân sĩ hồi ấy đọc đến phải nghẹn ngào sa lệ, vỗ gươm đứng dậy. Kết quả là những cuộc khởi nghĩa đã nổi lên ầm ầm như phong ba bảo táp.

Lê Trung Đỉnh ở Quảng Nghĩa Mai Xuân Thưởng ở Bình Định Nguyễn Huệ ở Quảng Nam
Đề đốc Lê Trực ở sông Gianh (Quảng Bình)

Phan Đình Phùng ở Nghệ Tỉnh

Tống Duy Tân, Cầm Bá Thước ở Thanh Hóa

Đinh Công Tráng ở Ba Đình

Nguyễn Thuật đứng đầu quân Cần Vương xứ Bắc

Hoàng Hoa Thám hoạt động vùng Yên Thế

Sau đó, Thuyết sang Tàu với mục đích cầu viện vì ông vẫn tin tưởng ở sức mạnh của nhà Thanh. Ông cho rằng người khác đi thay không bày tỏ hết tình trạng nước nhà, e lỡ việc lớn, nay lấy danh nghĩa mình là người trong hoàng tộc, lại là phụ chính đại thần và đại tướng thì sự giao thiệp có lợi hơn.

Ông bắt đầu đi từ Hương Khê theo đường rừng ra Nghệ An, qua Thanh Hóa, Lai Châu, lên Lào Kay tới Vân Nam rồi sang Quảng Đông. Cùng đi với ông có đề đốc Trần Xuân Soạn, Võ cử nhân Nguyễn Viết Tốn, đi đến đâu, cổ động kháng chiến đến đấy chớ không đi thẳng một mạch nên hành trình từ Hà Tỉnh sang Quảng Đông kéo dài một năm.

Khi đến Trung quốc, Tôn Thất Thuyết ở lại nhà Liêu Văn Chỉ ít bữa rồi sang Vân Nam. Ông gặp Sầm Xuân Huyên là tổng đốc tỉnh này, sau Huyện lại giới thiệu ông với tổng đốc Quảng Tây là Trương Minh Ký. Do họ Trương, ông lại làm quen với thống đốc Quảng Đông là Lý Hàn Chương (anh Lý Hồng Chương). Tại Quảng Đông, ông Thuyết làm một lá sớ đệ lên Bắc Kinh. Khi đó Pháp cho người lên Bắc Kinh vận động với Lý Hồng Chương, bấy giờ làm toàn quyền Đại thần triều Mãn, họ Lý tâu với Tây thái hậu, chiếu theo lời đề nghị của Pháp, giữ ông Thuyết ở huyện La Định, sau đem về huyện

469 Việt Sử Toàn Thư


Thiêu Quan. Xét ra Tàu hồi đó bị Liệt cường bắt nạt, sau cuộc nha phiến chiến tranh với người Anh, phải cắt đất xin hòa, vì vậy Tàu rất e dè người da trắng.

Ốc còn chẳng mang nổi mình ốc, đó là trường hợp Trung Quốc thuở ấy. Rồi việc cầu viện của ông Thuyết rốt cuộc chỉ là công dã tràng.

Năm 1912, ông Thuyết tạ thế tại Thiêu Quan, được ông Lý Can Nguyên, bấy giờ chấp chính Bắc Kinh, xót thương người tiết liệt cho xây một ngôi mộ rất to và lập bia đề là "Nguyễn Phúc Thuyết Ngự tiền Thân sương chi mộ"

Nhân sĩ Quảng Đông có câu đối viếng ông như sau:

Thù nhung bất cộng đái thiên, vạn cổ phương danh lưu Tượng quận
Hộ giá biệt tầm tỉnh địa, thiên niên tàn cốt ký Long châu127

Về phía người Pháp, sau khi bọn ông Thuyết rời bỏ kinh thành, đại tá Chaumont được lệnh đem quân ra đóng ở Quảng Bình để chận đón phe kháng chiến, không cho giao thiệp với Bắc kỳ. Nhưng ở Nghệ An và Thanh Hóa, nghĩa quân hoạt động rất mạnh, thiếu tá Grégoire ở lại giữ Quảng Bình, còn đại tá Chaumont trở về Đà Nẳng lấy thêm viện binh đưa tàu chiến ra đóng ở Nghệ An và tuần tiểu khắp nơi.

Tháng 9 năm Bính Tuất (1886) Hoàng Kế Viêm được vua Đồng Khánh phong làm An phủ kinh lược đại sứ ra Quảng Bình chiêu dụ vua Hàm Nghi và các Văn Thân, yêu cầu các vị trở về và sẽ được hưởng địa vị như cũ. Việc chiêu dụ này có thể nói là thất bại vì các lãnh tụ Cần Vương không ai theo, trừ một số thủ hạ không đáng kể. Ông Hoàng Kế Viêm bị rút công tác vào tháng 5 năm Đinh Hợi (1887) vì lẽ đó.

Bấy giờ quân Cần Vương chiến đấu rãi rác khắp nơi. Đề đốc Lê Trực đóng ở Thanh Thủy, thuộc huyện Tuyên Chánh, Tôn Thất Đạm (con ông Thuyết) đóng ở thượng du Hà Tỉnh, thuộc hai hạt Kỳ Anh và Cẩm Xuyên, Tôn Thất Thiệp (con ông Thuyết) và Phạm Tuân theo vua Hàm Nghi loanh quanh ở huyện Thanh Hóa.

Suốt Trung Nam Bắc, lúc đó tình hình rối ren, người Pháp phải chia nhau đi đánh dẹp khắp nơi vì mọi cuộc phủ dụ đều thất bại.

Đại úy Mouteaux ở Quảng Bình cùng với cố Tortuyaux đem quân đi đánh Lê Trực ở Thanh Thủy. Biết ông Trực là người nghĩa khí, Mouteaux viết thư lấy lời trang trọng mời ông trở về nhưng bị ông khước từ như sau:

"Tôi vì vua, vì nước, đã quyết lòng làm hết bổn phận, đâu dám tham sự sống mà quên việc nghĩa"

Trong giai đoạn này, người Pháp đóng quân ở đồn Minh Cầm, bọn ông Trực phải lui về phía trên, sau đó Lê Trực ra mạn Hà Tỉnh, Nguyễn Phạm Tuân đóng ở Yên Lộc, thuộc miền Nam sông Gianh. Qua tháng ba, thám tử chỉ cho Mouteaux nơi ông Nguyễn Phạm Tuân đồn trú. Ông bị vây bắt được cả bọn, vì bị đạn bên cạnh sườn, mấy ngày sau thì mất.


127 Thù ngoài không đội trời chung, muôn thuở tiếng thơm lưu Tượng quận

Phò chúa riêng tìm cõi thác, ngàn năm xương bạc gửi Long châu

470 Việt Sử Toàn Thư


Điều người Pháp cần nhất là tìm bắt vua Hàm Nghi, biết rằng nhà vua là linh hồn của Cần Vương lại được dân chúng mến yêu nên vì thế mà cuộc khởi nghĩa Cần Vương được hậu thuẩn rất mạnh. Nhưng khi ấy chưa rõ được tông tích của Ngài thì ít tháng sau có kẻ mách rằng muốn bắt được vua Hàm Nghi phải có tên Trương Quang Ngọc, ở làng Trà Mạc, lúc đó đang được ra vào hầu cận vua, Ngọc là kẻ tiểu nhân có thể mua chuộc được. Đại úy Mouteaux liền dùng tiền bạc, danh lợi dỗ dành được bọn tổng lý hạt Minh Cầm liên lạc với Trương Quang Ngọc. Ngọc nhận lời giúp quân Pháp nhưng chưa dám hẹn có thể bắt được nhà vua ngay.

Khi ấy, bên cạnh nhà vua Hàm Nghi có Tôn Thất Thiệp là một thiếu niên anh dũng, không bao giờ rời vua nữa bước. Kẻ nào bàn đến chuyện về đầu thú đều bị Thiệp giết ngay, vì vậy mà bọn Ngọc còn e dè. Còn nhóm ông Lê Trực và Tôn Thất Đạm cùng nghĩa quân lưu động, nay chỗ này, mai chỗ khác, người Pháp mệt sức mà cũng không tiêu diệt nổi, vì thế mà đại úy Mouteaux xin về Pháp nghỉ. Thay ông trong việc này là một viên đại tá chỉ huy ở Huế, ông ra Quảng Bình tiếp tục công việc kể trên nhưng tình thế của đôi bên cũng không ra khỏi chỗ bế tắc. Người Pháp vẫn không diệt nổi Văn Thân, nhưng Văn Thân cũng chỉ làm được việc quấy rối lung tung khắp nơi mà thôi. Cho đến tháng 9, quân Pháp mỏi mệt đã định rút về miền bể thì có một kẻ hầu cận vua Hàm Nghi ra thú ở Đồng Cả, phía trên đồn Minh Cầm. Tên này khai rõ tung tích vua Hàm Nghi và nhân viên quanh Ngài. Người Pháp lại dùng hắn để liên lạc với Trương Quang Ngọc và tên Nguyễn Định Tình, bọn này bấy giờ mới tình nguyện mấy hôm sau sẽ bắt sống được vua Hàm Nghi. Chúng được chỉ thị ngoài nhà vua ra, còn ai chống cự thì cứ giết.

Ngày 26 tháng 9 năm Mậu Tý là ngày tuyệt vọng của ông vua bôn đào, một ngày tan vỡ mộng khôi phục đất nước và là ngày tàn lụi của cuộc Cách mạng Phong kiến Việt Nam.

Bấy giờ vào hồi nửa đêm, Ngọc và Tình đem 20 thủ hạ, người làng Thanh Lang và Thanh Cuộc, đến vây làng Tả Bảo là chỗ trú ẩn của nhà vua, Tôn Thất Thiệp đang ngủ, nghe có biến vùng vậy vừa cầm gươm nhảy ra thì bị chúng đâm chết ngay.

Vua Hàm Nghi nhận thấy Ngọc, giận uất vô cùng, trao cho nó thanh kiếm mà bảo rằng:

- Mày giết tao đi còn hơn đem tao nộp cho Tây.

Một kẻ lanh tay ôm lấy lưng Ngài và kẻ khác giật lấy thanh kiếm. Từ lúc bị bắt cho đến khi tới trại Pháp, Ngài đau đớn không nói năng được nửa lời. Sáng hôm sau bọn tên Ngọc võng Ngài ra bến Ngã Hai, xuống bè đi hai ngày đến đồn Thanh Lang nộp cho đại úy Boulangier. Ngay lúc đó, Boulangier đưa Ngài về đồn Thuận Bài, gần chợ Đồn bên tả ngạn sông Gianh. Rồi Ngài bị đưa xuống tàu về Thuận An và sau đó bị đày đi Algerie, mỗi năm được cấp 25.000 phật lăng. Bấy giờ Ngài mới 16 tuổi.

Trương Quang Ngọc được hàm Lãnh binh, Nguyễn Định Tình được thưởng hàm võ quan.

Việc vua Hàm Nghi bị bắt quả đã đem lại ảnh hưởng tai hại cho phong trào Cần
Vương như chúng ta đã nói ở trên và làm nản lòng một phần chiến sĩ trong hàng ngũ

471 Việt Sử Toàn Thư


cứu quốc. Ngoài ra, địa vị của người Pháp mỗi ngày một vững vàng và mạnh mẽ, trái lại sức đấu tranh của Văn Thân mỗi ngày một bị tê liệt thêm, rồi tan rã dần đi.

Nghe tin vua Hàm Nghi bị bắt, Tôn Thất Đạm liền hội các tướng sĩ đến hiểu dụ rằng tình thế rõ rệt sớm muộn sẽ thất bại, nếu kéo dài cuộc kháng chiến càng thêm hại. Ông khuyên mọi người nên ra thú để về an cư lạc nghiệp. Rồi ông có gửi về Huế hai bức thư: một cho vua Hàm Nghi là cả một thiên trường hận, lâm ly, thấm thiết của một người tôi trung, một thiếu niên anh hùng chỉ biết sống chết cùng đất nước, một lá thư gửi cho thiếu tá Debat ở đồn Thuận Bài yêu cầu sự an toàn cho các đồng chí.

Viết thư xong ông nói:

- Quân Pháp có muốn bắt ta thì vào mà tìm mả ta ở trong rừng. Ngay lúc ấy, ông thắt cổ mà chết.
Hai bức thư này được đại úy Gosselin phiên dịch sang tiếng Pháp và in trong cuốn
"Empire d'Annam" của ông, lời lẽ rất cương quyết và khẳng khái.


2- Phong Trào Văn Thân Chống Pháp

Năm Ất Dậu (1885) sau khi thất bại trong việc đánh thành Mang Cá và sứ quán Pháp, vua Hàm Nghi cùng các người kháng chiến rút khỏi Kinh. Ông Tôn Thất Thuyết mượn lời vua Hàm Nghi tung ra lời hịch kêu gọi toàn dân kháng chiến, sau ông qua Tàu cầu viện. Ông đi và không trở về nữa như ta đã biết.

Ở trong nước, các đạo binh Cần Vương hưởng ứng lời hịch, nổi lên ở khắp Trung, Bắc để tranh đấu giành lại quyền tự do, độc lập, mặc dầu cũng dư biết rằng mình có thể chỉ làm chuyện châu chấu đá xe mà thôi. Nhưng có lẽ các vị tiền bối đó đã quan niệm rằng nếu chiến đấu chẳng thành công ngay thì cũng gây được căm thù đối với địch và giữ vững được cái hào khí của dân tộc cho đám người sau. Cách mạng của một quốc gia lạc hậu như nước mình chống với một đế quốc tân tiến đang đầy sinh lực sao có thể thâu lượm được kết quả mau lẹ như lòng mong muốn.

Ở Trung kỳ, bấy giờ phất cờ khởi nghĩa có các ông Mai Xuân Thưởng, Bùi Điền, Nguyễn Đức Nhuận đem dân binh đánh phá Phú Yên và Bình Định, công sứ Aymonier, thiếu tá De Lorme và Việt gian Trần Bá Lộc đem lính Tây và lính tập đi đánh dẹp, và bắt được ba ông đem đi giết. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ tháng 6 năm Bính Tuất đến tháng 6 năm Đinh Hợi (1887) thì tắt. Nhưng lực lượng mà Pháp lo ngại hơn cả vẫn là lực lượng của vua Hàm Nghi. Hướng về ngọn cờ cách mạng của nhà vua, hoặc gần hoặc xa từ Bình Thuận trở ra Bắc, hay là qui tụ chung quanh nhà vua bấy giờ có Tôn Thất Đạm, Tôn Thất Thiệp (hai con của Tôn Thất Thuyết), các cựu thần Trương Văn Ban, Nguyễn Phạm Tuân, Lê Trực, Nguyễn Chữ, Trần Văn Dự, Trương Đình Hội, Lê Mô Giai, Phan Trọng Mưu, Nguyễn Nguyên Thành, Lê Doãn Nhạ, Nguyễn Xuân Ôn, Ngô Xuân Quỳnh, Hà Văn Mao, Mai Xuân Soạn, Tống Duy Tân, Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Phan Đình Phùng, ... Ngày 16-5 năm Bính Tuất (1886), Pháp cử vua Đồng Khánh ra Quảng Bình tuần thú mạn Bắc để dụ vua Hàm Nghi và các chiến sĩ Cần Vương, đại úy Billet đi theo nhà vua. Cuối tháng 7, vua Đồng Khánh ra tới Quảng Bình nhưng

472 Việt Sử Toàn Thư


chẳng kêu gọi được ai cả, cuộc chống đối của Văn Thân và cựu thần vẫn tiếp tục, nhà vua ở lại vài tuần rồi xuống tàu trở về Huế.

Hai tháng sau (tháng 9) Hoàng Kế Viêm được khai phục nguyên hàm và được phong làm Hữu Trực Kỳ An Phủ Kinh Lược Đại Sứ cũng ra Quảng Bình tiếp tục việc khuyến dụ các đạo quân Cần Vương. Theo ý vua Đồng Khánh (tức là ý người Pháp) nếu các người kháng chiến trở về, họ sẽ được bảo đảm về địa vị, phẩm tước, riêng vua Hàm Nghi thì sẽ được làm tổng trấn ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tỉnh. Hoàng Kế Viêm rốt cuộc cũng thất bại như vua Đồng Khánh. Trong giai đoạn này, đứng điều khiển bộ máy của Bảo hộ là thống đốc Paul Bert.

Tại Bắc kỳ, Văn Thân cũng nổi lên sau khi hòa ước Thiên Tân ráo mực. Sĩ phu ở đây coi rằng giải quyết các biến cố của nước nhà mà vọng ngoại là điều không có bảo đảm chắc chắn, nên thế tuy mỏng manh nhưng họ vẫn xông ra chiến trường để thay thế cái triều đình đã trở nên bất lực và hết tín nhiệm đối với quốc dân sau khi vua Hàm Nghi rút khỏi kinh thành.

Các cựu thần còn nối tiếp cuộc chiến đấu thuở ấy ở Bắc kỳ có Tán tương quân vụ Nguyễn Thiện Thuật, đề đốc Tạ Hiện giữ vùng Bãi Sậy thuộc Hải Dương cùng với các thổ hào như Đốc Tích ở vùng Đông Triều, Đề Kiều ở vùng Hưng Hóa, Cai Kinh, Đốc Ngữ ở Bắc Giang, Lương Tam Kỳ dư đảng Cờ Đen dấy quân ở vùng chợ Chu (Thái Nguyên).

Pháp cho Hoàng Cao Khải và Nguyễn Trọng Hợp đi đánh dẹp, Văn Thân chống đỡ được ít tháng rồi tan vỡ dần, hoặc bị bắt hay tử trận. Nguyễn Thiện Thuật trốn qua Tàu, Đốc Tích ra hàng phải đày sang Algerie, Đề Kiều và Lương Tam Kỳ được ở yên lập ấp tại địa phương. Cai Kinh bị bắt, Đốc Ngữ ra thú, và Hoàng Hoa Thám lúc hàng, lúc đánh, sau bị Lương Tam Kỳ cho thủ hạ đến ám sát giữa vùng rừng núi Thượng du để lấy công với Pháp. Trong đám chiến sĩ này, Đề Thám kéo dài cuộc chống đối nhiều hơn cả và đã làm cho Pháp nhiều phen điêu đứng ở các miền Nhã Nam, Yên Thế, Tam Đảo, Pháp khâm phục ông vô cùng. Bên cạnh Hoàng Hoa Thám có người vợ ba cũng đáng kể là một anh thư nước Việt, tuy quần vận, yếm mang mà đã từng làm cho các võ tướng của Pháp nhiều phen bở vía trước ngọn cờ nương tử. Hoàng Hoa Thám khởi nghiệp vào năm 1887 và thất thế vào năm 1913.

Nhưng trong giới Văn Thân cứu quốc, người ta không quên được ông Phan Đình Phùng, người làng Đông Thái, tỉnh Hà Tỉnh, đỗ Đinh nguyên về đời Tự Đức làm quan đến Ngự sử. Cần Vương tan rã vào năm 1888, nghĩa là sau khi vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày đi Algerie, ông là ngọn lửa cuối cùng bùng lên trên nền trời kháng chiến. Ông dùng đồn điền Vụ Quang làm chỗ tập hợp binh sĩ và các đồng chí. Ông có tài tổ chức quân đội, giỏi thao lược, biết gây tinh thần kỹ luật và biết huấn luyện binh sĩ theo lối Âu Châu. Binh đội của ông mặc đồng phục, chiến đấu hăng hái, có tinh thần đồng đội và đoàn kết, nhờ vậy, cuộc kháng chiến của họ Phan trường cửu được 11 năm. Đại úy Gosselin, từng nhiều phen đối thủ với ông, đã nhiệt liệt ngợi khen ông về việc đúc được kiểu súng 1874 của Pháp do sáng kiến của một bộ tướng là Cao Thắng, tiếc rằng súng của ông, nòng không xẻ được nên đạn bắn không được xa như súng Pháp. Ông khéo dùng chiến thuật du kích từ Trung Khê, Trí Khê (Hà Tỉnh, Nghệ An), các đảng viên cũ của Văn Thân lại tìm về với ông để hoạt động. Pháp ra công đánh ông từ cuối năm Quí

473 Việt Sử Toàn Thư


Tị (1893) đến cuối năm Ất Mùi (1895) không thâu được kết quả gì mà lính tráng thì chết hại rất nhiều. Bảo hộ sai Hoàng Cao Khải lấy tình cố hữu viết thư dụ ông ra hàng không được, sau giao nhiệm vụ tiểu trừ họ Phan cho tổng đốc Bình Định là Nguyễn Thân. Vì chịu quá nhiều gian khổ, thế lực mỗi ngày một kém, ông Phan Đình Phùng mắc bệnh kiết lỵ mà chết. Nguyễn Thân cho người vào rừng đào mả ông lên, đốt thây ông ra tro trộn vào thuốc súng bắn xuống La Giang. Để tưởng lệ hai tên Việt gian phản quốc Nguyễn Thân và Hoàng Cao Khải, Bảo hộ cho ông làm phụ chính đại thần thay ông Nguyễn Trọng Hợp về hưu trí, Khải được lĩnh chức Bắc Kỳ Kinh Lược Sứ.

Xét về hoạt động của Văn Thân, riêng từ Trung kỳ trở ra Bắc ta phải kể rằng Văn Thân đã phất cờ, dóng trống từ 1874 tức là từ khi có hòa ước Giáp Tuất. Bắc đầu là sĩ phu Thanh Nghệ Tỉnh, thủ lãnh có 2 ông Tú Đỗ Mai và Trần Tấn, chủ trương chống cả triều đình và Pháp xâm lăng. Đồng thời Văn Thân cũng sát phạt cả giáo sĩ và giáo dân vì giáo dân một số khá đông đã bị lôi cuốn vào chính trị của bọn thực dân, đế quốc. Nhưng khi triều đình có rõ rệt mục đích chống Pháp thì Văn Thân gia nhập phong trào Cần Vương để cứu nước, đến đầu thế kỷ XX các nhà cách mạng của chúng ta thấy rằng ngòi bút lông không chống nổi đại bác và cơ giới Tây phương liền thay đổi chiến lược.

Lớp người của Tự Đức, Hàm Nghi ngã gục hết, lớp tuổi trẻ lên thay bấy giờ có các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Tăng Bạt Hổ128,... Các cụ đã học được nhiều sách khảo luận và phiên dịch về chính trị của Âu Châu qua phái nhà nho tân tiến của Trung Quốc là Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi nên đã nhận xét được nhiều tư tưởng tiến bộ và cao đẹp của các nhà cách mạng Âu Châu (Rousseau, Montesquieu,...) ngoài ra cuộc Duy Tân tự cường của Minh Trị Thiên Hoàng và trí thức Nhật Bản cuối thế kỹ XIX cũng kích thích tâm hồn các cụ rất mạnh. Rồi ở giữa đám thanh niên hầu như lạc lõng bơ vơ sau một giấc mơ dữ dội của thời đại có một chuyển hướng: bỏ chủ trương dùng bạo lực chống Pháp, xuất dương cầu học và bí mật vận động các phong trào ái quốc. Trong quốc nội, đả kích kịch liệt cái học từ chương khoa cử, cái học "đi làm ông Phán" để "tối rượu sâm banh, sáng sữa bò" mà nhà nho đất Vị Hoàng đã mỉa mai trong lời thơ đầy cảm khái129.

Khoảng năm 1904 -1905 cụ Sào Nam Phan Bội Châu họp các đồng chí ở sơn trang Nam Thịnh tại Quảng Nam lập ra "Việt Nam Quang Phục Hội" rồi cùng Tăng Bạt Hổ bí mật đi Nhật, giao thiệp với chính giới Nhật đem cụ Cường Để và một số thanh niên sang Đông Kinh. Các thanh niên này đều thụ huấn ở Trấn Võ học hiệu là một trường quân sự lớn nhất của Phù Tang thuở ấy tại Đông Kinh. Nhưng nơi cầu học và hoạt động cách mạng nhiều hơn cả vẫn là đất Tàu do đó nhiều thanh niên của ta đã có mặt ở các trường Hoàng Phố, Bảo Định và các Lục quân học hiệu ở Bắc Kinh. Các cụ hy vọng nhờ các học hiệu của Nhật và Tàu tạo nên một số cán bộ để tranh thủ độc lập và xây dựng những cơ sở mới cho quốc gia sau này. Phong trào xuất dương du học ngày nay được gọi là phong trào Đông Du. Còn ở trong nước, một số nhà cách mạng khác là Lương Ngọc Can, Đào Nguyên Phổ, Dương Bá Trạc, Nguyễn Quyền,... gây nên phong trào



128 Cụ Tăng thuộc nhóm Mai Xuân Thưởng, khởi nghĩa ở Bình Định.
129 Nhà nho đất Vị Hoàng đây là ông tú Trần Tế Xương người tỉnh Nam Định.

474 Việt Sử Toàn Thư


"Đông Kinh Nghĩa Thục". Thực ra Đông Kinh Nghĩa Thục là một trường tư mà các vị tiền bối của chúng ta lập ra theo gương ông Phúc Trạch bên Nhật mở Khánh Ứng nghĩa thục để giáo dục nhân dân theo một đường lối cấp tiến. Nhưng bên trong, Đông Kinh Nghĩa Thục còn là một tổ chức bí mật để các nhà cách mạng gặp nhau phân chia công tác đưa thanh niên đi ngoại quốc, tuyên truyền cổ động việc phục quốc và liên lạc với các đồng chí hải ngoại. Cũng trong dịp này, Văn Thân Nghệ Tỉnh lập ra Minh Xá và Âm Xá có chủ trương quá khích, nghĩa là vẫn thiên về vũ lực hơn là làm cách mạng văn hóa, chính trị và kinh tế. Tại Nam kỳ, hai ông Xã Định và Trần Chánh Chiếu lập hội Minh Tâm cũng có mục đích tương tự với các tổ chức trên đây.

Đông Kinh Nghĩa Thục hoạt động từ năm 1907, qua năm sau thì bị đóng cửa vì đã có nhiều tiếng vang để cho bảo hộ Pháp phải e ngại. Rồi vụ đầu độc trại lính Pháp ở Hà Nội bị phác giác, Pháp cho điều tra, được biết vụ này có bàn tay bí mật của nhân viên Đông Kinh Nghĩa Thục nên nhiều yếu nhân của cơ quan này bị bắt và bị đày.

Liên tiếp với vụ trên đây, tại Trung kỳ dân quê các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên, hàng ngàn người kéo nhau đi biểu tình đến tòa sứ yêu cầu bãi sưu, bớt thuế. Họ mặc áo cộc, đội nón lá, lưng đeo nồi và thực phẩm. Đi đường thấy ai mặc áo dài và tóc dài thì họ xúm nhau vào cắt áo, cắt tóc cho ngắn. Vụ này gọi là "loạn đầu bào" hay "vụ cúp tóc".

Bởi hai vụ vừa kể dây nên rất nhiều người bị bắt bớ giam cầm bi thảm nhất là ông nghè Trần Quí Cáp bị viên Bố chánh Khánh Hòa, một cẩu tẩu của Pháp quá trung thành, mẫn cán với mẫu quốc đem chém ngang lưng.

Rồi từ 1908 cho tới 1926, người Việt Nam vẫn tiếp tục tranh đấu dưới đủ mọi hình thức. Trong khi cuộc Đại chiến thứ nhất xảy ra (1914-1918) ngày 20-10-1914, Trương Nhị đánh phá đồn Lục Nam. Ngày 13-3-1915 các cụ Nguyễn Hữu Thần, Hoàng Trọng Mậu, Phan Sào Nam mộ quân từ biên giới Quảng Tây về đánh đồn Tà Lùng (Lạng Sơn) nhưng bị thất bại.

Thánh 3 năm 1913, hai đảng viên Cách Mạng Việt Nam Hải Ngoại Nguyễn Văn Tráng và Nguyễn Khắc Cần về ném bom ở Thái Bình giết được tuần phủ Nguyễn Duy Hàn. Cách mấy hôm sau giữa khách sạn "Hà Nội Hotel" có một vụ ném bom thứ hai. Nạn nhân là hai sĩ quan Pháp: Mongrand và Chapuis. Mục đích của hai vụ khủng bố này là cảnh cáo người Pháp phải sửa đổi việc chính trị của họ tại Việt Nam và lũ tay sai vong bản quá tham tàn đối với đồng bào.

Nhưng tới năm 1924 trở đi, để xúc tiến phong trào cứu quốc, các nhà nho Hậu Văn Thân lập ra Việt Nam Quang Phục Hội và Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí, Hội Duy Tân, Á Tế Á, Áp Bách Nhược Tiểu Dân Tộc Việt Nam Chi Bộ, v.v... Các đảng, các hội này sau chịu nhiều việc thay đổi, cải tổ để thành các đảng Đông Dương Cộng Sản Đảng, Phục Việt Đảng, Tân Việt Đảng, Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội, Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội và Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nhưng đứng lại để trực tiếp với thời cuộc cho tới khi đánh đổ được nền thống trị của đế quốc Pháp còn hai đảng là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội và Việt Nam Quốc Dân Đảng (Xin coi sự nghiệp của hai đảng này ở các trang sau).

475 Việt Sử Toàn Thư


3- Vua Thành Thái (28-1-1888)

Vua Đồng Khánh mất ngày 27 tháng chạp năm Mậu Tý thọ 25 tuổi, ở ngôi được 3 năm, miếu hiệu là Cảnh Tông Thuần Hoàng Đế. Người Pháp bèn đưa con ông Dục Đức là Bửu Lân lên thay, lấy niên hiệu là Thành Thái. Pháp nại cớ con vua Đồng Khánh còn nhỏ, xét ra cớ này không đúng hẳn, vì chính vua Thành Thái lúc lên ngôi cũng chỉ mới có 10 tuổi thôi. Lý do đúng hơn cả về việc tôn lập vua Thành Thái là bởi người Pháp có cảm tình với vua Dục Đức. Có điều đáng chú ý là trước khi bước lên ngai vàng, ông Hoàng Bửu Lân đang bị giam trong ngục cùng với bà mẹ. Triều đình vào rước Ngài từ ngục ra và đặt lên ngôi. Hai ông Nguyễn Trọng Hợp và Trương Quang Đản được cử làm Phụ chính cho vị thiếu quân.

Vua Thành Thái là một người thông minh và có khí phách anh hùng. Sinh ra vào buổi loạn ly, đất nước đã nằm trong tình trạng nô lệ của người Pháp nên thời cuộc bấy giờ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm hồn của Ngài, vì tính tình của Ngài can cường độc lập bao nhiêu thì cuộc đời Ngài càng mau đi tới chỗ oan trái bấy nhiêu.

Lúc này, Pháp đã công nhiên thao túng chính sự Việt Nam, ai ai cũng biết sức mạnh của họ. Đa số các đại thần trong triều đình đã ngã theo Pháp, huống hồ họ lại được nhìn sự thất bại của vua Hàm Nghi trước đấy không lâu. Hơn nữa, địa vị và quyền lợi cá nhân đã làm mê muội họ rồi, bấy giờ họ chỉ đua nhau tranh giành ân huệ của Bảo hộ. Như vậy, nhà vua gần như bị hoàn toàn cô lập. Các bề tôi đã chẳng giúp đỡ gì cho Ngài mà có khi lại còn phản bội để bí mật lập công với Pháp, ngay cả Trương Như Cương là người có con gái tiến cung và đang nắm mọi quyền hành trong nước. Phía ngoài, phong trào Văn Thân và dân chúng bấy giờ đã gần như tắt hết.

Vua Thành Thái sở trường về Nho học, chịu ảnh hưởng rất nhiều những tư tưởng của các nhà cách mạng Nhật và Trung Hoa. Ngài tìm hiểu phong trào duy tân của hai nước này và khao khác việc cải cách quốc gia về mọi mặt, những mong sớm đưa đất nước đến chỗ phú cường. Buổi đầu, Ngài bắt các hoàng thân, quốc thích lo việc học theo hướng Trung Hoa và Nhật Bản. Nhưng rồi mọi ý tưởng cấp tiến của Ngài đều bị tòa Khâm sứ ngăn trở. Ngài cắt tóc ngắn trước nhất, học lái xuồng máy và xe hơi bằng sách vở.

Năm 1904, Bắc kỳ và Trung kỳ lâm vào cảnh đói kém, Ngài thân hành ra tận nơi để
trông nom việc chẩn cấp. Cử chỉ này càng làm cho nhân dân mến phục Ngài.

Khi còn ông Nguyễn Trọng Hợp, triều chính vẫn giữ được trật tự một phần nào, tình nghĩa quân thần chưa đến nổi quá suy bại, bởi mọi việc còn tùy sự quyết định của nhà vua. Khâm sứ Pháp đối với nhà vua vẫn có lễ độ. (Có khi Khâm sứ Pháp sang yết kiến, nhà vua không tiếp mà vẫn không tỏ sự bất mãn). Nhưng tới khi Trương Như Cương nắm giữ guồng máy triều đình thì sức mạnh của chính quyền lọt hết vào tay bọn thân Pháp, người trung trực chỉ còn là những chiếc bóng mờ. Địa vị của nhà vua, trên thực tế lúc bấy giờ không còn gì nữa. Không khí triều đình mỗi ngày thêm nặng nề. Nhà vua bực dọc lại nóng tính, thường trút những nỗi tức bực vào những lời phê phán trên các từ lệnh. Cảm tưởng của vua là phần lớn các quan bấy giờ bất tài, lạc hậu, chỉ biết nịnh hót để mưu cầu danh lợi. Ngay đối với Trương Như Cương là quan đầu triều, có khi nhà vua cũng không có chút nể nang. Những lời thóa mạ của Ngài trên các biểu chương đã

476 Việt Sử Toàn Thư


gây dần mối ác cảm giữa Ngài và người Pháp. Thời Khâm sứ Ruverque thì sự giao hảo giữa ta và Pháp còn khá nhưng sau đến Moulié và sau cùng là Lévêque thì sự mâu thuẩn càng lớn dần. Lévêque vốn có chân trong hội Tam Điển (France Marcon), nhờ thế lực của Hội mà được cử vào chức quan trọng. Ông ta không rành việc Đông Dương mà tính tình lại cũng nóng nảy, hách dịch, luôn luôn muốn lấn áp nhà vua. Sự bất bình giữa hai bên kéo dài luôn hai năm trước khi nhà vua bị đưa đi đày.

Sau đây là vài việc đã quyết định tình thế của nhà vua một cách tai hại và là điều không thể tránh được:

1) Nhân có việc bổ dụng nhân viên và ít việc nhỏ khác, triều đình đã có bàn với tòa Khâm nhưng khi giấy tờ đệ lên nhà vua thì Ngài không ký. Lévêque nói với Hội đồng Thượng thư rằng: "Nhà vua không thành thực cộng tác với Bảo hộ và Ngài đã mất trí khôn thì mọi việc Hội đồng Thượng thư cứ tùy tiện". Sự thực đây là một mưu mô có tính toán trước giữa Lévêque và nhiều quan triều thần để sữa soạn việc phế lập sau này.

2) Việc thứ hai là người Pháp bắt ông Bữu Thạch, em con chú của vua Thành Thái. Lévêque nói rằng khi y đang đi dạo chơi trong vườn thì thấy một người cao lớn (ông Bữu Thạch) từ trong vườn nhảy qua hàng rào chạy trốn, lính đuổi theo bắt được, nay Lévêque xin trao cho triều đình xử. Hành động như trên, Lévêque muốn vu cho nhà vua sai Bữu Thạch ám hại mình. Sự thật, Bữu Thạch đang dạo mát ngoài đường thì bị bắt. Việc này, triều đình không biết xử trí ra sao, cuối cùng vì có sự thúc dục của tòa Khâm sứ nên phải tâu lên nhà vua. Vua Thành Thái châu phê rất hay, đại khái:

"Các người lại đi nghe một ông Khâm sứ như muốn gián tiếp buộc tội vua để làm cái việc "dĩ thần nghị quân" chăng?. Cứ trả lời với Khâm sứ rằng: "Nhà vua muốn ông chuyển việc này lên Pháp đình để họ cử người công bình sang họp với các quan triều thần mà nghị xử". Lévêque phản đối rằng không cần phải lập hội đồng, một mình y chứng kiến là đủ.

Vào khoảng năm 1903, vua Thành Thái ra Bắc rồi định trốn sang Tàu nhưng đến Thanh Hóa thì cơ mưu bại lộ. Khâm sứ Trung kỳ đánh điện ra chặn xe và đưa nhà vua về Huế. Vì không có bằng cớ, vua Thành Thái vẫn còn tại vị. Liên quan đến vụ này, có nhiều người bị đày đi Côn Lôn như các ông Dương Công Lương, ông Dư, ông Nghiêm,
...bị đi Lao Bảo.

Từ khi xảy ra vụ này, vua Thành Thái bị tòa Khâm sứ kiểm soát rất gắt, không hoạt động gì được. Để che mắt người Pháp, nhà vua giả điên, hò hét hay đánh đập người trong cung. Vua bỏ tiền chiêu mộ một số đông phụ nữ, lập thành một đội nữ binh, mặc quần áo theo kiểu riêng, hàng ngày tập luyện quân sự và canh gát hoàng thành. Vua thân hành dạy họ cỡi ngựa, bắn cung, tính dùng họ vào việc khởi nghĩa nếu cơ hội đến. Đây cũng là hành động của một người ôm hoài bảo lớn nhưng không thực hiện được đành phải làm việc nhỏ cho thỏa chí một phần nào.

Từ khi bị áp lực của Lévêque, Hội đồng Thượng thư quyết định lấy mọi việc, không còn tâu trình gì lên nhà vua như thuở trước. Có người phản đối sự kiện này nhưng vô hiệu quả vì đa số các quan lớn trong triều chỉ biết có mệnh lệnh của Lévêque, thậm chí

477 Việt Sử Toàn Thư


đến việc tiếp tự, Lévêque cũng bỏ nhà vua ra ngoài, y bắt cử một người lớn nhất trong triều thần để thay thế. Xem như vậy, ta thấy rõ ràng Lévêque đã ra mặt hủy bỏ địa vị và uy quyền của vua Thành Thái.

Màn cuối cùng của triều đại Thành Thái đã kết thúc ở chỗ các quan vào lạy nhà vua và đệ một tờ biểu yêu cầu Ngài thoái vị. Tờ biểu này đã có đầy chữ ký của họ. Riêng ông Ngô Đình Khả không chịu ký vào tờ biểu trên đây, mặc dầu có sự dọa nạt của Pháp và bè lũ vong nô, cho nên sau này từ cửa miệng sĩ phu Trung phần mới có câu: "Đày vua không Khả".

Chính ra, lúc ấy Toàn quyền Broni và Khâm sứ Trung kỳ Lévêque rất e ngại về vua Thành Thái. Muốn dẹp yên nỗi lo ngại ấy, họ đã dùng áp lực gây nên việc ép vua phải thoái vị. Sau đó, họ đày Ngài đi Vũng Tàu (Cap St Jacques) và cuối cùng đưa Ngài đi Phi Châu. Hoàng tử Vĩnh San lên thay, lấy hiệu là Duy Tân (1907).

Việc phế bỏ và lưu đày nhà vua không những đã làm sôi nổi dư luận ở Việt Nam mà còn làm xao xuyến cả chính giới Pháp, nên mấy tháng sau, Lévêque bị triệu hồi cho êm dư luận, nhưng các việc đã thi hành không có hoàn cải, đó là mánh lới của chính giới Pháp, khôn ngoan lắm thay! Còn phản ứng của sĩ phu Việt Nam như thế nào?

Thời bấy giờ, các vị khoa mục thường vào Huế tọa giám tức là theo học ở Quốc Tử Giám, trường này được coi như trường đại học ngày nay. Một số cử, tú trẻ tuổi đã sôi bầu máu nóng khi nghe triều đình chạy theo sức mạnh của ngoại bang. Họ liền thảo hịch kể tội và thóa mạ Trương Như Cương cùng đồng bọn. Sau đó, Phan Phúc Hòe, tác giả bài hịch bị bắt liền.

Năm 1914, chiến tranh Pháp Đức bùng nổ. Các nhà cầm quyền Pháp ở Việt Nam thấy vua Thành Thái có thể là mấu chốt cho cuộc khởi nghĩa chống Bảo hộ trong dịp này, liền bí mật chở Ngài sang an trí tại Réunion. Việc này xảy ra vào năm 1915.

Sau 32 năm trời đằng đẳng sống với thổ dân trên hòn đảo xa xôi ấy, đến tháng 5-
1947, nhờ con gái Ngài là vợ luật sư Vương Quang Nhường vận động với cao ủy
Bollaert, cựu hoàng Thành Thái mới được trở về nước nhà.

Thuở ra đi Ngài là một thanh niên tráng kiện, với vẻ mặt phương phi, lộ khí phách anh hùng, ngày trở về Ngài đã là một cụ già lưng còng tóc bạc.

Về nước, vua Thành Thái phải chịu một điều kiện là chỉ ở miền Nam thôi. Sáu năm sau, cựu hoàng yêu cầu nhà cầm quyền Pháp cho Ngài trở lại Huế một thời gian ngắn để thăm viếng mộ phần các tiền đế, lời yêu cầu được chấp thuận.

Sau cuộc thăm viếng này, vào ngày 24 tháng 3 năm 1953, Ngài lại từ giả sông
Hương, núi Ngự trở về tư thất ở Sài Gòn đường Lucien Mossard.

Đúng một năm sau, cũng ngày 24 tháng 3 năm 1954, cựu hoàng Thành Thái lại trở lại cố đô Huế, nhưng lần này, Ngài chỉ còn là cái xác nằm gọn trong chiếc quan tài, để bao thương tiếc cho quốc dân.

478 Việt Sử Toàn Thư


4- Vua Duy Tân

Lên thay vua Thành Thái bị người Pháp truất phế là hoàng tử Vĩnh San bấy giờ mới lên 8 tuổi lấy hiệu là Duy Tân. Vì Ngài non nớt, có một hội đồng phụ trách được đặt ra để điều khiển mọi việc trong triều. Vai trò quan trọng nhất khi đó tại Huế là Trương Như Cương, một phần tử được người Pháp rất tin dùng.

Lớn lên, vua Duy Tân tỏ ra là một thanh niên tuấn tú, hiên ngang, lỗi lạc và cũng như vua cha, có ý bài Pháp. Tất nhiên rằng lúc đó đã có người bí mật liên lạc với Ngài để trình bày nông nỗi vua cha bị người Pháp áp bức, triều thần phản bội và sự khổ nhục của quốc dân từ ngày mất nước, do đó mà tâm trạng của Ngài bị kích thích, rồi Ngài hay đòi ra ngoài, lấy cớ chốn cung điện quá tù túng. Người Pháp cho làm nhà thừa lương ngoài cửa Tùng (Quảng Trị) để Ngài ra nghỉ mát và tiêu khiển. Thực ra, Ngài ra ngoài để xem xét dân tình và để bắt liên lạc với nhân sĩ trong nước. Ngài đã gặp Khóa Bảo là một nhân vật cách mạng và một số nhân sĩ ái quốc tại địa phương này.

Một hôm, Ngài chơi các ở ngoài bãi biển, một cận thần lấy nước cho Ngài rửa tay, Ngài hỏi: "Tay nhớp lấy nước rửa, thế nước nhớp thì lấy gì mà rửa?"

Được biết Ngài khẳng khái và yêu nước thương dân, nhiều lãnh tụ phong trào Hậu Văn Thân (kể từ đầu thế kỷ XX phái nhà nho trẻ tuổi kế tiếp các nhà lãnh đạo Cần Vương, tức là phái Hậu Văn Thân) bí mật tìm đến Ngài để cùng gây phong trào cứu quốc nối tiếp sự nghiệp của vua Hàm Nghi và Thành Thái.

Vào khoảng tháng 9 năm 1915, đảng Việt Nam Quang Phục họp đại hội ở Phú Xuân (Huế). Theo lời đề nghị khởi nghĩa của đảng bộ Quảng Ngãi, đảng quyết định mở cuộc bạo động để cứu quốc. Dự vào cuộc thảo luận kế hoạch bạo động có:

Nguyễn Thúy, Lê Ngưng, Lê Triết, Nguyễn Nậm đại diện cho Quảng Ngãi. Thái Phiên, Trần Cao Vân, Phan Thành Tài, Đỗ Tư đại diện cho Quảng Nam. Đoàn Bổng đại diện cho Thừa Thiên.
Phan Phú Tiên đại diện cho Quảng Trị.

Nguyễn Chánh đại diện cho Quảng Bình.

Đại hội họp tại nhà ông Đoàn Bổng ở đường Đông Ba (Huế). Ông Thái Phiên được cử làm chủ tịch. Sau mấy ngày bàn bạc, đại hội quyết định ý chí kể trên và mời nhà vua tham gia vào cuộc khởi nghĩa. Họ chia nhau công việc như sau:

- Ông Thái Phiên và ông Trần Cao Vân phụ trách việc liên lạc với vua Duy Tân.

- Ông Lê Ngưng phụ trách thảo tờ hịch và chương trình bạo động.

- Ông Nguyễn Thúy và ông Lê Đình Dương (y sĩ) đi thương lượng với cố đạo Bàn Gốc
để thông đồng với viên quan tư người Đức ở Mang Cá có cảm tình với cuộc khởi nghĩa.

- Ông Nguyễn Chánh làm ủy viên kiểm soát. Các tỉnh đều phải cấp tốc vận động binh lính và dân chúng để tiếp tay vào cuộc bạo động này.

479 Việt Sử Toàn Thư


Lúc bấy giờ vua Duy Tân đã 16 tuổi. Vua thường lấy làm đau lòng khi thấy dân tình cực khổ, chịu sắc thuế nặng nề lại phải đánh giặc mướn cho người Pháp, vì lúc này Pháp lấy người Việt đi dự vào cuộc Thế chiến Đệ nhất (1914 -1918).

Vua Duy Tân đã tỏ thái độ chống Pháp trong việc giao cho ông Huỳnh Côn, Thượng thư bộ Lễ gửi một bức thư cho chính phủ Pháp trách cứ về việc không thi hành triệt để Hoà ước 1884. Rốt cuộc không ai dám đem bức thư này đi cả, có kẻ lại đi ton hót với Khâm sứ Trung kỳ, nên việc này khiến toà Khâm sứ rất lấy làm bất mãn.

Ông Thái Phiên và ông Trần Cao Vân tìm cách vào tiếp xúc với nhà vua. Hai ông bỏ ra một số tiền lớn cho người tài xế của nhà vua, thu xếp cho y thôi việc để nhờ y giới thiệu Phan Hữu Khánh tốt nghiệp trường thương mại và kỹ nghệ ở Huế vào thay.

Khánh là một thanh niên lanh lợi, khôn ngoan, được nhà vua tin dùng. yêu mến. Nhờ đó, đảng cách mạng biết được rõ ràng tâm chí của nhà vua. Hai tháng sau, Phan Hữu Khánh dâng vua một bức thư của Trần Cao Vân, đại ý nói thảm họa của nước nhà từ ngày trở nên một quốc gia nô lệ và nguyện vọng phục quốc của đồng bào. Trong thư có câu:

"Thiên khải thánh minh hữu bài Pháp hưng bang chí".

Nghĩa là Trời sinh vua thông minh chính trực, có chí khí chống Pháp phục quốc. Lại có câu vạch rõ tội ác của người Pháp:

"Phụ hoàng Hoàng đế hà tội kiến thiện? Dực Tôn lăng hà cớ kiến quật?"
Nghĩa là Đức vua cha (vua Thành Thái) có tội gì mà bị đày? Lăng tẫm vua Dực Tôn
(vua Tự Đức) cớ gì bị đào lên?.

Nhà vua đọc thư cảm động vô cùng. Ngài yêu cầu trực tiếp với người viết thư. Ông Trần Cao Vân bèn bàn với ông Thái Phiên và ông Phan Thanh Tài tìm đến Ngài. Theo kế hoạch, ngày 12 tháng 3 âm lịch (1916), vua ngự xem tập lính ở bãi Trường Thi. Sau khi duyệt binh qua loa cho xong chuyện, vua đi chơi hóng mát dọc theo con sông đào gần đó. Đến một nơi bên bờ sông dưới gốc cây, vua thấy ông Trần Cao Vân và ông Thái Phiên xách giỏ ôm cần câu ngồi đợi sẵn từ lâu. Sau khi hỏi qua công việc, nhà vua định ngày mồng 1 tháng 4 khởi sự và xin chia phần việc, Trần Cao Vân ngần ngại, song vì nhà vua nài nỉ mãi nên Vân bèn ưng cho Ngài đúc 4 cái ấn kinh lược để dùng vào việc điều khiển công việc bốn khu dưới đây:

1) Bình Trị (Quảng Bình, Quảng Trị)

2) Nam Ngãi (Quảng Nam, Quảng Ngãi)

3) Bình Phú (Bình Định, Phú Yên)

4) Khánh Thuận (Khánh Hòa, Bình Thuận)

Trước khi từ giả, hai người còn dặn ngày đến hộ giá nhà vua đi Quảng Ngãi.

480 Việt Sử Toàn Thư


Khoảng trung tuần tháng 3 năm 1916, Việt Nam Quang Phục Đảng (Trung Bộ) họp đại hội lần thứ hai ở Phú Xuân để nghe báo cáo lại tình hình, kiểm điểm lại lực lượng, duyệt lại chương trình và định kế hoạch bạo động.

Xét về lực lượng, đại hội thấy rằng thực lực cũng tạm đủ. Các tỉnh hầu hết đều có cơ sở vững chắc, lực lượng trung kiên, lại thêm ở Thừa Thiên có lính khố vàng, lính khố xanh, lính Tây do quan tư người Đức chỉ huy ở Mang Cá và một đội lính mới tuyển ước chừng một ngàn người chịu ảnh hưởng của cách mạng. Thêm vào đó có một số quan lại, viên chức và nhân dân chung quanh Huế và miền quê tham gia. Quảng Trị chỉ có đội lính khố xanh do các ông Quản Thiện, Quản Nguyên chỉ huy, tổ chức về dân chúng thì đã có ông Khóa Bảo cầm đầu. Quảng Bình chỉ có vài ba đồng chí. Các tỉnh miền Nam lực lượng chẳng được là bao. Kế hoạch khởi nghĩa đại lược như sau:

Đại hội tính rộng cả đường tiến thoái nếu chẳng may thất bại hoặc gặp sự khó khăn, các tỉnh phải tiếp ứng cho nhau. Việc sắp đặt như vậy đáng kể là chu đáo và được nghiên cứu rất tỉ mỉ. Rồi đại hội định khởi sự vào ngày mồng 1 tháng 4 âm lịch (tháng 5 năm 1916).

Vì tình riêng, ngày 30, một viên cai khố xanh có chân trong đảng tên là Võ Cử đóng ở đồn Quảng Ngãi bị đổi đi Đức Phổ. Trước khi lên đường, Cử có dặn với người em họ là Trung làm lính giản ở dinh ông Án nên về nhà đừng lại dinh. Trung không hiểu, vặn hỏi, vì thương em, Cử đành nói sự thật, Trung vâng lời, chiều hôm ấy đến xin phép viên Án sát Phạm Liên.

Thấy sắc mặt Trung khác thường và điệu bộ khả nghi, Liên liền gạn hỏi, Trung bèn thưa thật. Trung liền bị đưa qua tòa Sứ. Lập tức, Cử bị bắt đưa về tra hỏi, Cử phải khai Thiểm và Cẩn. Cẩn làm tùy phái tòa sứ được đảng giao cho trọng trách đầu độc viên Công sứ. Còn Thiểm, cai lính khố xanh được đảng cử làm giám binh, đứng đầu việc chỉ huy trại lính. Thiển và Cẩn bị bắt, tra khảo nhưng không chịu khai ai cả.

Chiều mồng một, binh lính Việt Nam bị lột khí giới và bị tống lao hết. Thành phố Huế thiết quân luật, lính Pháp đi tuần xét các ngả đường. Đến giờ đã định, dân chúng kéo đến các điểm đã hẹn. Đội lính khố xanh ở Nghĩa Hành do đội Luân, cai Xứ chỉ huy cũng kéo đến cách thành hai cây số, nấp vào một chỗ nhưng đợi mãi không thấy, đành phải rút về. Mấy ngày sau đó, nhiều người bị khám nhà, bị bắt và bị tra tấn. Cả thẩy, 14 người bị chém, trong đó có Lê Ngưng. Hơn 200 bị án khổ sai, đày đi Côn Lôn và Lao Bảo.

Ở Quảng Nam, đảng cũng bị vỡ lở trước ngày bạo động. Nguyễn Đĩnh phản đảng, đem giấy má sổ sách báo cho người Pháp, Đĩnh người An Quán, trước làm tuần phủ. Vì vậy ở Hội An, y sĩ Lê Đình Dương bị bắt đưa vào Nam rồi lên Ban Mê Thuột. Ở Đà Nẳng, Phan Thanh Tài bị xét nhà. Tài trốn thoát nhưng sau bị bắt và bị chém vào ngày mồng 9 tháng 6 năm 1916. Một số khí giới và quần áo sắm cho dân quân bị tịch thu. Cuộc bạo động ở Hội An và Đà Nẳng vì vậy cũng thất bại.

Người Pháp canh phòng rất ráo riết. Riêng ở Tam Kỳ, phó đảng chỉ huy dân quân đến vây phủ và giết chết viên đại úy người Pháp. Hôm sau, quân cách mạng bị dẹp tan. Kết quả hơn một trăm cái án chém và một số đông bị đày đi Lao Bảo và Côn Lôn.

481 Việt Sử Toàn Thư


Ở Huế, tòa Khâm được tin có biến cuộc vội ra lệnh đề phòng gắt gao. Tuy vậy đối với Nam triều, họ vẫn giữ bí mật, ngày mồng một, Khâm sứ Charles ban hành mật lệnh giới nghiêm. Trần Cao Vân và Thái Phiên chẳng hay gì cả. Đêm mồng 1 rạng ngày mồng 2 tháng 4 năm Duy Tân thứ mười (3 tháng 5 năm 1916) hai ông cùng đội Xiêm, tức Nguyễn Quang Xiêu đến cửa Hòa Bình để đón vua Duy Tân, nhà vua lẫn ra khỏi thành không may lại gặp tên mật thám Nguyễn Văn Trứ làm thông phán tòa Khâm. Liền đó vua bị lính đuổi theo, túng thế, nhà vua phải gói ấn bỏ lại trên cầu Tràng Tiền rồi đánh lừa quân lính mà theo Thái Phiên và Trần Cao Vân lẫn trốn. Tòa Khâm phái Phan Đình Khôi mang quân đi tầm nả, bắt được Thái Phiên ở chùa Thiên Mụ, đưa về Huế và nhốt vào đồn Mang Cá.

Trần Cao Vân cũng bị bắt ở làng Hà Trung thuộc huyện Phú Lộc (Huế).

Ngày 17 tháng 5 năm 1916, các ông Trần Cao Vân, Thái Phiên, Phạm Hữu Khánh và hai tên thị vệ bị đem ra chém tại An Hòa, còn vua Duy Tân sau 10 ngày bị nhốt ở đồn Mang Cá, Pháp liền đưa Ngài sang đảo Réunion ở Phi Châu.

Cuộc cách mạng của Phong Kiến lại một phen nữa đổ nhiều xương máu và vô cùng uổng phí. Rồi từ đó gọng kìm đế quốc lại xiết chặt hơn bao giờ hết vào giới quan liêu và trí thức Việt Nam.


5- Cuộc Bảo Hộ Của Nước Pháp

Vua Duy Tân rời khỏi nước thì ông hoàng Bửu Đảo, con vua Đồng Khánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Khải Định vào năm 1916. Vua Khải Định trị vì đến năm 1925 thì mất vào ngày 6-11-1925.

Ngày 8-1-1926, hoàng tử Vĩnh Thụy được tôn lập, lấy niên hiệu là Bảo Đại. Vĩnh Thụy bấy giờ mới lên 9 tuổi. Khi vua cha còn sống, Vĩnh Thụy được gửi sang Ba Lê du học vào tháng 3-1922.

Mặc dầu Vĩnh Thụy đã lên ngôi nhưng vẫn còn ít tuổi nên phải trở qua Pháp tiếp tục việc học. Ở nước nhà, Pháp đặt Tôn Thất Hân làm phụ chánh thay Bảo Đại điều khiển triều đình. Năm 1932, Bảo Đại mới thật sự ở ngôi cho tới trung tuần tháng 8 năm 1945. Ông vua thứ 13 này của Nguyễn triều do cao trào cách mạng mùa thu đã bị đẩy ra khỏi sân khấu chính trị Việt Nam, để nhường địa vị cho chánh phủ Hồ Chí Minh. Lúc này, chính quyền Pháp đã bị quân phiệt Nhật thủ tiêu sau cuộc đảo chính 9-3-1945 (sẽ được nói tới dưới đây).

Thuở sinh tiền, vua Khải Định không để lại được điều gì đáng kể cho quốc dân vì công việc của nước nhà hoàn toàn do người Pháp sắp đặt và định đoạt. Vua Khải Định không hơn không kém, chỉ là một ông vua bù nhìn. Đến vua Bảo Đại, tình thế cũng chẳng sáng sủa gì hơn. Hai vị hoàng đế này chỉ là công chức ăn lương của Pháp để ký vào sắc dụ cho người Pháp thi hành mọi ý muốn của họ ở hai xứ theo chính thể Bảo hộ và Trung Bắc lưỡng kỳ kể từ ngày Paul Bert giữ chức toàn quyền trên toàn thể lãnh thổ Đông Dương (lúc này hai nước Cao Mên và Ai Lao cũng đã trở thành xứ Bảo hộ của Pháp do sự thỏa thuận của Xiêm La). Còn Nam kỳ kể từ Hòa ước 5-6-1862 đã thành thuộc địa nên nằm trực tiếp dưới quyền thống trị của người Pháp. Nguyên thủ ở Nam

482 Việt Sử Toàn Thư


kỳ là một vị thống đốc nhưng mọi việc quan trọng của Nam kỳ đều phải có sự kiểm duyệt của viên Toàn quyền là vị chỉ huy cao nhất.

Tại đây, Pháp vẫn để chức Phủ, Huyện, Cai tổng và Hương chức. Nhưng các quan Tổng trấn và Bố chính thì bãi đi. Người Pháp đặt ra chức Tham biện do trường Hành chánh tập sự Sài Gòn (Collège des Stagiaires à Saigon) đào tạo ra để thay thế và dĩ nhiên các viên tham biện đều là người Pháp. Tham biện có nhiệm vụ thâu thuế, thi hành việc cảnh bị, xử án ở mỗi tỉnh và trực thuộc viên Thống đốc Nam kỳ. Các viên Thống đốc đầu tiên là những hải quân Đề đốc nhưng kể từ 1879 chức vụ này giao cho các người dân chính.


a) Việc cai trị ở Nam kỳ
Tại các xã thôn Nam kỳ có Hội đồng Hương chính gồm 12 người Kỳ mục do dân trong xã bầu ra. Người ra ứng cử Kỳ mục phải có tài sản và uy tín. Quyết định của Hội đồng Hương chính sẽ được thi hành do ba vị Hương thân, Thôn trưởng và Hương hào là ba cấp thấp nhất của Hội đồng. Hội đồng quản trị về việc thuế má, tài sản, đường xá, cầu cống, trường học, miếu đình và các cơ sở công cộng,... Trên đơn vị xã là tổng do một chánh, phó Cai tổng được lựa chọn và bầu ra do các xã. Các tổng hợp lại thành tỉnh, đặt dưới quyền một quan cai trị người Pháp. Ở một vài tỉnh chánh, phó Cai tổng là những người trung gian giữa các xã và quan chủ tỉnh người Pháp (Tham biện). Ở những nơi khác, các tổng hợp lại thành quận do các quan Đốc phủ (cao cấp nhất trong ngạch hành chánh ở Nam kỳ) quan Phủ hay Huyện cầm đầu. Cũng có một vài quận quan trọng đặc biệt đã được công chức Pháp bổ đến giữ việc cai trị. Còn ở tại tỉnh lỵ, ngoài viên tham biện người Pháp và một vài công chức Pháp làm phụ tá, giữ kế toán, có một số công chức người Việt là các Đốc phủ sứ, Phủ, Huyện, Thông ngôn, Thư lại. Một Hội đồng dân biểu hàng tỉnh hay hàng quận mỗi năm họp với viên Tham biện để định ngân sách và mọi vấn đề linh tinh trong tỉnh.

Viên Thống đốc ngụ ở Sài Gòn có trách nhiệm về việc cai trị toàn xứ, điều khiển các quan cai trị các tỉnh và các cơ sở chuyên môn (Thương chính, Bưu điện, Công chánh, Học chính,...) lại được một Hội đồng tư vấn, Hội đồng tư pháp, Hội đồng quản hạt giúp đỡ và biểu quyết ngân sách toàn sứ hàng năm.

Thêm vào, có Phòng thương mại, Phòng canh nông gồm các hội viên Pháp, Việt, cử ra một đại diện tại Nghị viện Pháp. Riêng Sài Gòn, Chợ Lớn, có một Hội đồng thành phố, hội viên cũng vừa là Pháp, vừa là Việt. Các hội viên này bầu ra một viên Đốc lý để điều khiển guồng máy cai trị ở Sài Gòn, còn ở Chợ Lớn thì có một công chức khác do phủ Thống đốc bổ nhiệm.


b) Việc cai trị ở Bắc kỳ
Ở đây, nền hành chánh không trực tiếp với Pháp nhiều như ở Nam kỳ. Đứng đầu phủ là huyện, có các quan Tri phủ, Tri huyện, buổi đầu tuyển lựa trong các người khoa mục nho học (Tú tài hay Cử nhân) sau chính phủ Pháp lập ra trường Hậu bổ cùng trường Luật để lấy người tân học ra làm quan. Giúp việc họ có một văn phòng có Thông phán hay Đề lại giúp việc. Phụ tá có hai viên thông lại và một ít lính lệ. Năm bảy

483 Việt Sử Toàn Thư


phủ, huyện hợp lại thành một tỉnh, đặt dưới quyền một viên Tuần phủ. Ở tỉnh lớn gồm nhiều phủ, huyện hơn thì có Tổng đốc (Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định). Bên cạnh viên Tuần phủ hay Tổng đốc có một quan Án (Án sát) và một quan Đốc học, các vị này đều thuộc quyền một viên Công sứ Pháp là chủ tỉnh. Tại mỗi tỉnh Bắc kỳ cũng có một hội đồng hàng tỉnh như ở Nam kỳ, thành phần của hội đồng toàn là người Việt có nhiệm vụ giúp ý kiến cho viên Công sứ Pháp về mọi vấn đề cai trị trong tỉnh. Ở các miền biên giới và thượng du, Pháp lập ra các Đạo do các võ quan Pháp cai trị và Tù trưởng địa phương mang chức Quản đạo.

Trên các Công sứ có viên Thống sứ (ở Bắc kỳ) và Khâm sứ (ở Trung kỳ). Trước đây, Pháp đặt chức Kinh lược người Việt để trông coi toàn xứ, nhưng từ năm 1897, Pháp bãi Nha Kinh lược để cho người của họ nắm hết mọi quyền hành và cũng vào năm 1897
Pháp lập ra một Nghị viện có tính cách tư vấn như ở Nam kỳ. Người có sáng kiến này là
Toàn quyền Paul Bert. Nhân viên của Nghị viện do các tỉnh bầu ra để họp với Thống sứ hay Khâm sứ mỗi năm một đôi lần. Bắc kỳ cũng có Phòng thương mại đặt tại Hà Nội và Hải Phòng và một Phòng canh nông. Hai thành phố này, trên Pháp lý đã nhượng đứt cho Pháp cũng như Đà Nẳng ở Trung kỳ, có chức Đốc lý đứng đầu và có một hội đồng gọi là Hội đồng thành phố để xem xét các việc cai trị.


c) Việc cai trị ở Trung kỳ
Tại Trung kỳ, trên có vua và triều đình nhưng chỉ là hư vị mà thôi. Nếu người Pháp thi hành đúng tinh thần Hòa ước năm 1884 thì vua của ta chưa mất hết quyền hành, nhưng từ giai đoạn này, những người ra làm quan thường là những phần tử hoạt đầu hay thân Pháp hoặc là tay sai của Pháp, có công lao với Pháp trong việc bình định nước ta trước đây thì còn ai là người tranh đấu cho mọi vấn đề quyền lợi của đồng bào nhất là ở Trung kỳ, chính ra Pháp chỉ có thể đặt chức Khâm sứ để quyết định mọi việc bang giao và kiểm soát việc thi hành hòa ước bảo hộ mà thôi, còn việc cai trị các tỉnh thuộc các quan ta, trừ việc thương chính, công chính hay một vài cơ sở có tính cách chuyên môn mới phải dùng đến các kỹ sư Pháp. Nhưng đến triều Thành Thái thì Pháp đã dùng áp lực để đặt bộ máy thống trị như ở Bắc kỳ.

Phạm Văn Sơn

Không có nhận xét nào: