Biên niên sự kiện lịch sử Cần Thơ.
* 1739: Đô đốc Mạc Thiên Tứ mở thêm 4 vùng đất mới & cho nhập vào Hà Tiên gồm có : Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Bắc Bạc Liêu).
*1740: (Canh Thân), Mạc Thiên Tứ dâng đất mới mở cho chúa Nguyễn Phúc Khoát.
*1753: Võ vương Nguyễn Phút Khoát phái ký lục Bố chính dinh là Nguyễn
Cư Trinh vào Nam để đôn đốc các cấp thừa hành ở miền Nam.
* 1757: Cần Thơ thuộc đạo Châu Đốc (sau này là An Giang), một trong ba đạo do Nguyễn Phúc Khoát lập sau khi sát nhập đất Tầm Phong Long (Châu Đốc-Sa Đéc) do Mạc Tôn (được Mạc Thiên Tứ đưa về ngôi vua Chân Lạp) hiến đất để tạ ơn.
* 1777: Quân Tây Sơn diệt hai chúa Nguyễn là Trần Chính Vương & Thái Thượng Vương.
* 1781: Quân Xiêm chiếm Hà Tiên rồI kéo tới Trấn Giang nhưng bị đánh trả phải rút lui.
* 1787: Chúa Nguyễn Ánh khôi phục lại đất Hà Tiên.
* 1808: Nam Bộ chia thành 5 trấn (Phiên An, Biên Hòa,Vĩnh Thanh, Định Tường, Hà Tiên). Trấn Giang (Cần Thơ) thuộc trấn Vĩnh Thanh (Vĩnh Long + An Giang).
* 1814: Năm Gia Long thứ 12 lập thêm huyện Vĩnh Định (Cần Thơ) thuộc phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh.
* 1832: Tổ chức hành chính, cải tổ toàn diện thời Minh Mạng (sau khi Lê Văn Duyệt chết). Đổi “trấn” thành “tỉnh” & hình thành “Nam kỳ lục tỉnh” với các tỉnh : Biên Hoà,Gia Định, Định Tường,Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Các tỉnh này hợp thành cặp gồm có: Định Biên (Gia Định & Biên Hoà), Vĩnh Tường (Vĩnh Long & Định Tường) & An Hà (An Giang & Hà Tiên).
Cũng vào năm 1832 (năm Minh Mạng thứ 13) Việt Nam có tất cả 31 tỉnh. Mỗi tỉnh đặt dưới quyền Tổng Đốc hay Tuần phủ, có Bố chính sứ, Án sát sứ & lãnh binh phụ giúp.“Gia Định thành” trước đây nay được gọi mới gọi là Nam Kỳ (hay Nam kỳ lục tỉnh). Cần Thơ bấy giờ (huyện Vĩnh Định) tách ra khỏi Vĩnh Long, thuộc về tỉnh An Giang, phủ Tân Thành.
*1839: Vua Minh Mạng đổi tên huyện Vĩnh Định thành huyện Phong Phú, thuộc phủ Tuy Biên (Châu Đốc,tỉnh An Giang).
*1854: Một đội 50 người xin khẩn 2 khoảng đất tổng cộng 200 mẫu của làng Trưòng Thạnh (nay là Cái Răng, Cần Thơ); Đội trưởng Nguyễn Văn Tân đứng đơn, có thôn trưởng, hương thông ra dịch mục ký tên.Thông trưởng làng giáp ranh (làng Như Lăng) ký vào để xác nhận ranh giới,viên cai tổng cũng ký vào. Đơn này được tổng đốc An Hà phê chuẩn. Đồn điền nói trên thu hút dân của làng Trường Thạn & cắt đất này ra đến 200 mẫu.
* 1862: Ngày 5-6. triều đình nhà Nguyễn ký hoà ước nhượng ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp.
* 1864: Tự Đức thứ 17, triều đình nhà Nguyễn mở kỳ thi Hương cuối cùng ở Nam kỳ, đặt tại huyện Phong Phú (vì Pháp đã chiếm mất Gia Định).
* 1867: Ngày 20/22/24 tháng 6 ba tỉnh miền Tây (gồm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) bị Pháp chiếm đóng. Sau đó ngày 25-6-1867, De La Grandière bố cáo trọn xứ Nam kỳ thuộc Pháp.
*1868: Ngày 1-1, theo Nghị định của Thống đốc Nam kỳ Bonard, huyện Phong Phú (Cần Thơ), được sáp nhập với vùng Bãi Sào (Sóc Trăng) thành lập quận đặt với quyền cai trị của người Pháp, lập Toà bố tại Sa Đéc (hạt Sa Đéc,phủ Tân Thành) gồm có 3 huyện (An Xuyên,Vĩnh An & Phong Phú).
Trong năm này, Đinh Sâm dấy binh khởi nghĩa ở Láng Hầm, Trà Niềng (nay thuộc TP Cần Thơ), giết cai tổng Nguyễn Văn Vĩnh rồi rút về đầm lầy Ba Láng.
* 1870: Đỗ Thừa Luông khởi nghĩa kháng Pháp ở Cần Thơ bị thất bại, nổi dậy lần thứ hai ở Cái Tàu (Cà Mau) lấy U Minh làm căn cứ.
* 1872: Ngày 30-4, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định sáp nhập Phong Phú với vùng Bắc Tràng (trước đây là phủ Lạc Hoá, tỉnh Vĩnh Long) lập thành hạt Toà bố đặt tại Trà Ôn. Toà bố hoạt động được 1 năm thì dời về Cái Răng (Cần Thơ).
* 1876: Ngày 23-2 Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định lấy huyện Phong Phú (một phần huyện An Xuyên & Tân Thạnh) thành lập hạt Cần Thơ thuộc khu vực Bassac (Hậu Giang). Lần đầu tiên địa danh Cần Thơ được dùng để gọi đơn vị hành chính cấp tỉnh (hạt) hạt Cần Thơ chia làm 11 tổng, 119 làng, dân số 53.910 người.
* 1880 - 1890: Cần Thơ xảy ra quá nhiều việc thưa kiện về đất đai. Chủ tỉnh ra lệnh lập Bộ điền cho kỹ hơn để thu thuế. Năm 1887, đất canh tác là 85.000 mẫu, so với năm trước (1886) tăng 17.000 mẫu.Diện tích của tỉnh là 205.000 mẫu,tức là còn 110.000 mẫu có thể canh tác. Dân ghi trong Bộ để chi thuế trong toàn tỉnh khi đó là 26.500 người.
* 1897: Chính quyền thực dân khởi sự đào kinh thuỷ lợi, đào kinh Rocquillon thông ra rạch Sóc Trăng để nối tỉnh Sóc Trăng & kinh Ô Môn, tạo tuyến giao thông đường thuỷ từ Rạch Giá tới Mỹ Tho, kinh Ba Láng nối Rạch Giá với Cần Thơ từ Cái Lớn tới sông Hậu dài gần 40 km (1904).
* 1889: Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi gọi “hạt” (Arrondissement)- đơn vị hành chính ở Nam Kỳ lúc bấy giờ thành “tỉnh” (Province) & “huyện” đổI thành “quận”.
* 1900: Ngày 1-1,phân chia Nam kỳ thành 3 miền gồm 20 tỉnh & 1 đơn vị hành chính: Cap Saint-Jacques.
A.Miền Đông (4 tỉnh): Bà Rịa,Biên Hoà, Tây Ninh, Thủ Dầu Một.
B.Miền Trung (9 tỉnh): Chợ Lớn, Gia Định, Tân An, Mỹ Tho, Gò Công , Bến Tre, Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh.
C.Miền Tây (7 tỉnh): Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng,Bạc Liêu.
- Sóc Trăng có 158.439 mẫu ruộng (đứng đầu Nam Kỳ).
- Cần Thơ có 124.588 mẫu.
* 1901: Kinh Xà No đào từ 1901 đến tháng 7-1903 là xong,bề ngang trên mặt rộng 60m,dưới đáy 40m, tốn phí 3.680.000 quan (Francs).
* 1903: Lập trường nữ tiểu học ở Cần Thơ (với một nữ giáo viên ngườI Pháp quản lý).
* 1904: Nghị định ngày 9-1 thành lập tại Cần Thơ một đồn thường trực gồm có 2 hiến binh.
* 1906: Nghị định ngày 15-1 cấm đi lại trên kênh Saintenoy (Cần Thơ) trong suốt quá trình vét kênh.
* 1907: Nghị định ngày 15-4 thiết lập một sở dinh điền (với tính cách thí nghiệm tại Cần Thơ).
- Nghị định ngày 15-8 ấn định đồn hiến binh Cần Thơ bao gồm cả hai trung tâm Bình Thuỷ & Cái Răng.
- Nghị định ngày 22-11 thành lập một Uỷ ban để nghiên cứu có nên sửa đổi ranh giới hiện thời của các tỉnh Cần Thơ & Trà Vinh dọc theo sông Bassac (Hậu Giang).
- Nghị định ngày 30-12 cho phép thực hiện dự án cải tạo kênh Phú Dương ở Cần Thơ.
* 1908: Nghị định ngày 14-3 nâng khu chợ Rạch Gòi (tỉnh Cần Thơ) lên thành trung tâm.
- Nghị định ngày 26-5 huỷ bỏ Nghị định ngày 22-4-1908 cho phép thực hiện dự án cảI tạo kênh Carabelli nằm trong đồng bằng Cần Thơ - Sóc Trăng.
- Nghị định ngày 4-12 thành lập Sở Trước bạ,Sở Điền địa,Sở Bưu cục,Sở Quản lý tài sản tại Cần Thơ.
- Đường từ Cần Thơ đi Long Xuyên được khởi công.
- 84 gia đình ở Thái Bình được đưa đến Phụng Hiệp (Cần Thơ).
- Đào kinh Xẻo Vông (1908 - 1912).
- Cất xong nhà chợ (chợ cá) tại Cần Thơ (1908 - 1909).
- Chủ tịch Outrey đưa kế hoạch biến Phụng Hiệp trở thành một thương cảng (Port fluvial).
- Xáng đào thêm con kinh nốI Phụng Hiệp với Sóc Trăng.
* 1909: Nghi định ngày 18-5 thu hồi nghị định ngày 17-11-1908 liên quan đến việc sáp nhập vào tỉnh Cần Thơ một phần của làng Ninh Thới bao gồm giữa ranh giới làng Hội Ân & kênh Mỹ Vân...
Con đường Hai Bà Trưng hiện nay trước đây là đường Lê Lợi. Năm 1958 theo quyết định của Bộ Nội Vụ do ông Lâm Lễ Trinh làm Bộ trưởng thời Việt Nam Cộng hòa, bến sông và công viên nằm cạnh con đường Lê lợi được đặt tên bằng một trận đánh của nghĩa quân Lam Sơn là Ninh Kiều. Ninh Kiều là tên ghép của hai xóm Phù Ninh và Đồng Kiều thuộc xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.
Bến Ninh Kiều trước đây còn có tên là Bến Lê Lợi hay bến Hàng Dương (theo tên gọi của dân Cần Thơ). Trước nữa, nó còn có một tên Pháp là "Le quai de Commerce".
(Còn tiếp)
Tổng hợp từ nhiều sách báo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét