Thế kỷ 20 ( 1901 - 1944 )
1901
Dân số tỉnh Bến Tre có 216.186 người.
1902
27 tháng 9, Thực dân Pháp lập thẻ thuế thân ở Nam Kỳ.
1903
25 tháng 8, Toàn quyền Ðông Dương ra nghị định thành lập Trường Y tế thực hành bản xứ ở Nam Kỳ (École Pratique de médecine indigène) để đào tạo y tá, nữ hộ sinh người Việt.
1907
15 tháng 11, Báo Lục tỉnh tân văn ra số đầu tiên.
1908
Bệnh đậu mùa phát sinh trong tỉnh, 1.383 người bị mắc bệnh trong đó có 372 trường hợp tử vong.
1911
5 tháng 6, Tại bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã xuống tàu mang tên Amiral Latouche Tréville ra đi tìm đường cứu nước.
1913
Xuất bản cuốn Truyện Ông Ó (Nhà in Huỳnh Kim Danh, Sài Gòn), cuốn sách đầu tiên về văn học dân gian Bến Tre, do Bùi Quang Nho sưu tập và giới thiệu. Sách gồm 15 truyện của một nhân vật có tài nói trạng ở làng Hội Phước, tổng Minh Ðạt (nay là xã Ðịnh Thủy, huyện Mỏ Cày).
1918
1 tháng 2, Tuần báo Nữ giới chung (Tiếng chuông của nữ giới) xuất bản số đầu. Chủ nhiệm tờ báo lúc đầu là người Pháp Henri Blaquière (vừa làm giám đốc tờ Courrier Saigon - nais). Sau đó, giao lại cho bà Sương Nguyệt Anh làm chủ bút. Bao gồm 18 trang. Ðây là tờ báo đầu tiên của giới phụ nữ ở Việt Nam. Báo đình bản vào cuối năm 1918.
1920
15 tháng 2, Ngày sinh của Nguyễn Thị Ðịnh, quê xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Ðến 15-2-1920, theo kết quả điều tra dân số, toàn Nam Kỳ là 3.915.613 người, tăng 27% so với năm 1901 (tăng 298.520 người). Tỉnh Bến tre có 216.403 người.
1923
Nhà thờ đạo Thiên Chúa được xây dựng ở Cái Bông (huyện Ba Tri).
1925
Toàn quyền Ðông Dương ra nghị định lập Collège Cochin-chine, đến năm 1928 trường đổi tên là Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký.
1927
Tỉnh bộ VNTNCMÐCH thành lập tại hiệu ảnh Tướng Quán tại đường Clémenceau (nay là đường Lê Lợi), thị xã Bến Tre, do Hoài Nghĩa làm Bí thư.
Bệnh thời khí xảy ra ở Bến Tre, có hơn 800 người mắc bệnh, trong số đó có 752 người tử vong.
1929
Theo thống kê của Pháp, dân số tỉnh Bến tre có 315.000 người, diện tích 150.356 ha, mật độ 209 người/km2.
1930
Tháng 4,Chi bộ ÐCS đầu tiên của tỉnh Bến Tre ra đời tại xã Tân Xuân, huyện Ba Tri do Trần Văn Anh làm Bí thư.
Tháng 6, Liên tỉnh ủy Bến Tre - Mỹ Tho được thành lập do Nguyễn Văn Thiệu là Bí thư.
Xuất bản tờ Dân cày, tờ báo đầu tiên của ÐCS Bến Tre.
Dân số tỉnh Bến Tre là 320.000 người, mật độ bình quân 210 người/km2.
Công ty rượu SICA đặt tại Bến Tre đã sản xuất 500.000 lít rượu trong một năm.
1931
Tháng 2, Biểu tình lớn ở Long Mỹ, Bình Thành (Giồng Trôm), diễn thuyết ở nhà in Văn Võ Vân (thị xã Bến Tre).
Tháng 5, Khi Bến Tre tách thành Ðảng bộ độc lập, Tỉnh ủy ra tờ báo Búa liềm, cơ quan tuyên truyền vận động cách mạng của Ðảng bộ tỉnh. Báo in ngay tại thị xã, mỗi số khoảng 300 bản.
1934
Tháng 10, Loại bài viết về Côn Ðảo của Nguyễn Văn Nguyễn trên báo La Lutte (Tranh đấu) xuất bản ở Sài Gòn từ đầu tháng 10 làm xôn xao dư luận tiến bộ ở Pháp và thế giới về chính sách đàn áp những người yêu nước Việt Nam của thực dân Pháp.
1940
22 tháng 6, Nước Pháp đầu hàng phát xít Ðức. Chính phủ Pétain cử J. Decoux, nguyên Tư lệnh lực lượng hải quân Pháp ở Viễn Ðông, làm Toàn quyền Ðông Dương thay cho Catroux.
23 tháng 11, Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra ở khắp 21 tỉnh ở Nam Kỳ. Ở Bến Tre, nhân dân phá sập cầu Cái Chát Lớn, Cái Chát Nhỏ, biểu tình ở Lương Quới, Phong Mỹ (huyện Châu Thành), lùng bắt hội tề... Thực dân Pháp đã đàn áp rất dã man những người nổi dậy bằng súng, bom và đốt phá. Riêng 4 tỉnh Mỹ Tho, Gia Ðịnh, Cần Thơ và Vĩnh Long đã có 6.000 người bị bắt và bị giết. Nhiều chiến sĩ cộng sản ưu tú, trong đó có những người lãnh đạo bị bắt và bị xử bắn.
1944
Tháng 12, Tỉnh ủy lâm thời ÐCS được thành lập tại Bến Tre.
Tỉnh ủy phát hành tờ báo Sự thật, khổ nhỏ 13x19cm, dày 16-20 trang. Ðây là tờ báo cuối cùng ra bí mật trong thời thống trị của thực dân Pháp. Sau CMT8-1945, báo Sự thật tiếp tục xuất bản công khai một thời gian với khổ báo lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét