Hình ảnh

Hình ảnh

Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

Cuộc nổi dậy Lê Duy Lương (1832-1838)

Cuộc nổi dậy Lê Duy Lương (1832-1838)

Cuộc nổi dậy Lê Duy Dương là cuộc nổi dậy của đa số người Mường ở Hòa Bình và Thanh Hóa dưới sự lãnh đạo của con cháu nhà Lê, của các tù trưởng họ Quách và họ Đinh với danh nghĩa "phù Lê" kể từ năm 1832 đến năm 1838 trong lịch sử Việt Nam.

1. Bối cảnh sơ lược:
Dù các vua đầu triều Nguyễn có nhiều cố gắng, nhưng các mặt nông, công, thương đều không đạt yêu cầu. Tình hình suy đốn và đình trệ ấy, đã đẩy các tầng lớp nhân dân mà đại bộ phận là dân lao động nghèo vào cảnh sống ngày càng cơ cực.

Chẳng những nhà Nguyễn không cải thiện được tình tình mà trái lại, ngày càng thêm rối ren. Nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của giới địa chủ, nạn những nhiễu của giới quan lại, chế độ thu tô thuế và lao dịch khắc nghiệt, thêm vào đó là nạn thiên tai và ôn dịch xảy ra luôn...tất cả đã làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, càng làm bùng lên làn sóng đấu tranh quyết liệt của các tầng lớp nhân dân nghèo đói ở khắp mọi miền đất nước chống lại chế độ cai trị của nhà Nguyễn.

Căn cứ sử biên niên của triều Nguyễn, thì chỉ tính trong nửa đầu thế kỷ 19 đã có gần 400 cuộc nổi dậy, trong đó riêng thời Minh Mạng có tới 254 cuộc, lớn nhất là các cuộc nổi dậy của: Phan Bá Vành (1821-1827), Lê Văn Khôi (1833-1836), Nông Văn Vân (1833-1836) và Lê Duy Lương (1832-1838).

2. Nguyên nhân:
Giữa năm Nhâm Tuất (1802) vua Gia Long chiếm xong Bắc Hà. Để ngăn ngừa những ý đồ "phù Lê", nhà vua cho thi hành chính sách mua chuộc con cháu nhà Lê. Trong số đó, có Lê Duy Hoán là cháu vua Lê Hiển Tông, được phong tước Diên Tự công cùng một vạn mẫu đất ruộng và 1.016 dân ở Thanh Hóa để dùng vào việc thờ tự các vua Lê.

Theo quyển Quốc triều sử toát yếu, thì tháng 5 năm Đinh Sửu (1817), Lê Duy Hoán và Nguyễn Văn Thuyên (con tướng Nguyễn Văn Thành) có tội phải giết [1]

Theo giáo sư Nguyễn Phan Quang thì âm mưu chống lại nhà Nguyễn của con cháu nhà Lê đã có mầm mống từ đó (1817, tr. 186).

Đến khi Minh Mạng nối ngôi, nhà vua lần lượt ban hành một số chính sách nhằm thâu tóm mọi quyền hành một cách độc đoán. Trong đó có một chính sách đã làm nên hai cuộc nổi dậy rộng lớn, đó là cuộc nổi dậy của Nông Văn Vân và cuộc nổi dậy này.
Theo sử liệu thì:
Năm 1829, nhà vua cho bỏ lệ thế tập (cha truyền con nối) của các thổ ti vùng dân tộc ít người, phân chia các đất ấy thành châu, huyện lớn nhỏ tùy theo diện tích và dân số. Sau đó, nhà vua còn cho đặt chế độ "lưu quan", tức cử quan lại người Kinh đến ở cạnh các thổ ti, nhằm trực tiếp khống chế họ và tiến hành thu thuế các loại như miền xuôi.

Ở các triều đại trước, các thổ ti (hay lang đạo) được hưởng nhiều ưu đãi, thỉnh thoảng họ chỉ phải triều cống nhà vua mà thôi. Khi ấy tại Hòa Bình, có họ Đinh và họ Quách là hai trong số những họ lang đạo lớn, vốn từng được các vua Lê trọng đãi nên âm thầm tính chuyện khôi phục lại nhà Lê, để địa vị và quyền lợi của họ vẫn được như cũ.

Vì hàm ơn xưa, và cũng vì mưu tính lật đổ chế độ đương thời, nên khi Lê Duy Hoán bị bắt giam, đứa con nhỏ (3 tuổi) thứ hai của ông là Lê Duy Lương, liền được các thủ hạ là anh em họ Quách (Quách Tất Công [2], Quách Tất Tại, Quách Tất Tế,...) đem về cất giấu ở Sơn Âm (Hòa Bình).

Vừa lớn lên, anh em họ Quách đưa Lê Duy Lương vào ở Thạch Bi (Hòa Bình) âm thầm khai khẩn ruộng, rèn vũ khí, vận động binh lính và nhân dân, chuẩn bị làm cuộc nổi dậy đánh đổ nhà Nguyễn, lập lại nhà Lê.

3. Diễn biến:
Cuộc nổi dậy Lê Duy Dương gồm hai giai đoạn:

3.1 Giai đoạn 1 (1832-1833):
Trải qua một thời gian dài chuẩn bị, mở đầu là cuộc binh biến ở đồn Ninh Thiện (thuộc Nghệ An) vào tháng 2 năm Nhâm Thìn (1832). Khoảng thời gian ấy, ở phủ Trấn Ninh có hai viên chỉ huy là Trần Tứ và Đỗ Bảo cũng theo tờ thư của Lê Duy Lương, hô hào quân các đội giết chết chánh đội Đỗ Trọng Thai và 8 người lính, đoạt khí giới, rồi theo đường núi Kỳ Sơn, Hội Nguyên mà đi ra Bắc. Dọc đường bị tổng đốc An Tĩnh Tạ Quang Cự sai quân chặn bắt được và cả hai đều phải tội lăng trì.

Hai vụ khởi binh thiếu đồng bộ này, làm cho vua Minh Mạng khiến các địa phương là Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nội, Sơn Tây phải "phòng triệt cho nghiêm" (Quốc triều sử toát yếu, tr. 194).

Vì bị theo dõi nghiêm nhặt, nên mãi đến tháng 3 năm sau (Quý Tỵ [1933]), cuộc nổi dậy mới chính thức bùng nổ với trận đánh chiếm đồn Chi Nê (nay thuộc huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình).

Nhờ Lê Duy Nhiên đi liên hệ từ trước nên cùng thời gian này, các lang đạo họ Đinh (Đinh Thế Giáp, Đinh Thế Đức, Đinh Công Trịnh,...) ở Thạch Bi (thuộc Hòa Bình) cùng Ba Nhàn-Tiền Bột ở Sơn Tây, mang khoảng 3000 quân đến hiệp lực, rồi chia nhau đi đánh phá các nơi. Sau đó, quân nổi dậy (đa phần là người Mường ở ba huyện là Lạc Hóa, Phụng Hóa, An Hóa cùng lưu dân nghèo đến từ vùng đồng bằng Bắc Bộ), đã chiếm giữ được ba châu huyện là Lạc Thổ, Phụng Hóa, Yên Hóa, và bao vây thành trấn Hưng Hóa.

Sách “Quốc triều sử toát yếu” chép:
Tháng 3 năm Quý Tỵ (1833), giặc trốn ở Ninh Bình là Lê Duy Lương cùng thổ ty xã Sơn Âm là anh em Quách Tất Công hiệp đảng khởi ngụy. Lương làm Minh chúa, tự xưng Đại Lê huyền tôn, tạo ấn ngụy, phong chức ngụy; đem dân thổ ba huyện là Lạc Thổ, Phụng Hóa, An Hóa làm quân, cùng những tù phạm trốn và dân đói ở các hạt gần đó theo nhiễu, quân nó đến vài ngàn; quan quân thường bị hại (Quốc triều sử toát yếu, tr. 200).

Việc tâu lên, vua Minh Mạng liền phái Tổng đốc An Tĩnh Tạ Quang Cự cùng Tham tán Hoàng Đăng Thận mang 2.000 biền binh, 5 con voi đến Ninh Bình. Nhà vua lại cử thêm các tướng là: hộ phủ Thanh Hóa Nguyễn Đăng Giai, lãnh binh Hưng Hóa Phạm Văn Điển, phó lãnh binh Nam Định Lương Văn Liễu, thủy sư Hà Nội Nguyễn Văn Quyền; tức tốc mang quân thủy bộ do mình coi quản tới hội tiễu, rồi cùng tiến đánh giải vây và chiếm lại các nơi trên. Trước lực lượng hùng mạnh này, quân nổi dậy chống giữ không nổi đành phải bỏ các nơi chiếm được, rút về Xích Thổ và Sơn Âm.

Để tận diệt, tháng 4 (âm lịch) năm 1833, vua Minh Mạng lại bổ thống chế Nguyễn Văn Trọng lãnh chức tổng trấn Thanh Hóa, phó đô ngự sử Hà Duy Phiên sung làm than tán quân vụ, dẫn thêm quân đến phối hợp, rồi chia ra làm nhiều mũi cùng kéo đến vây đánh Sơn Âm, nơi đặt đại bản doanh của quân nổi dậy. Trong đạo dụ của nhà vua có đoạn chỉ thị các tướng như sau:

...Đánh thẳng vào sào huyện Sơn Âm...Đốt hết của ăn của để và bắt hết dân làng ấy, cho giặc mất chỗ nương tựa...Bè đảng tộc thuộc của thủ nghịch phải giết hết, không được để sót một mống nào. Vợ con, của cải người Sơn Âm, theo như dụ trước, đều tịch thu hết để làm của thưởng...[3]
Trước hàng vạn quân triều cùng voi và đại bác, các căn cứ chính của quân nổi dậy lần lượt bị phá vỡ. Sau nhiều ngày giáp chiến ác liệt, đến khoảng tháng 6 (âm lịch) cùng năm (1833) thì Lê Duy Lương và Lê Duy Nhiên đều bị tham tán Hoàng Đăng Thuận bắt sống [4].

Ngay sau đó, Lê Duy Lương và Lê Duy Nhiên đều bị đóng cũi đưa về Huế xử lăng trì.

3.2 Giai đoạn 2 (1836-1828):
Mặc dù Lê Duy Lương không còn nữa, nhưng cuộc nổi dậy do ông làm "minh chủ" vẫn chưa chấm dứt. Khoảng ba năm sau (1836), các thủ lĩnh họ Quách, họ Đinh chạy thoát, lại suy tôn một người họ Lê khác tên là Lê Duy Hiển làm "minh chủ", lại liên kết với các lang đạo Mường ở Quan Hóa, Cẩm Thủy, Lang Chánh (vùng thượng du Thanh Hóa), để tiếp tục công cuộc đang dở dang.

Cuối năm đó, quân nổi dậy đánh chiếm được châu lỵ Quan Hóa là Hồi Xuân. Nhờ vậy, thế lực của quân nổi dậy nhanh chóng lan đến các vùng Lôi Dương, Thủy Nguyên, Nông Cống (Thanh Hóa), Quỳ Châu (Nghệ An) ở phía Nam, và Ninh Bình ở phía Bắc.

Hay tin, tháng 2 năm Đinh Dậu (1837), vua Minh Mạng phong tướng Tạ Quang Cự làm Ninh Bình kinh lược đại thần, phong tham tán Hà Duy Phiên làm phó, để cùng đem quân đến đàn áp. Đang lúc ấy, Hà Công Kim và Đinh Kim Bảng chỉ huy một đạo quân nổi dậy đánh chiếm được châu Lang Chánh, giết chết viên tri châu là Hồ Tố Thiện. Lập tức nhà vua điều động thêm hai tướng nữa, đó là đại thần Trương Đăng Quế làm kinh lược đại sứ Thanh Hóa, để hiệp với tổng đốc mới của An Tĩnh là Phạm Văn Điển cùng mang quân đi phối hợp.

Bị các đạo quân triều tấn công dữ dội và dồn dập ở khắp nơi, lực lượng nổi dậy phải lui dần. Ở mặt trận Ninh Bình, tướng Tạ Quang Cự phái lãnh binh Trần Hữu Lễ đem quân chặn đường núi Thạch Bi, rồi tự mình đốc quân tiến đánh Quỳnh Côi. Vì địa hình hiểm trở, quan quân trải bao khóc nhọc mới bắt được Quách Tất Công ở Thượng Lũng, rồi bị tướng Cự lôi ra chém chết.

Tiếp tục bị bao vây và truy đuổi, đến giữa năm 1838, thì "minh chủ" Lê Duy Hiển cùng các thủ lĩnh nghĩa quân lần lượt bị bắt giải về kinh (Huế). Lúc đó, cuộc đấu tranh này mới chấm dứt hẳn.

3.3 Sau khi bị đánh dẹp:
Vua Minh Mạng cho xóa sổ xã Sơn Âm, chia hết ruộng đất cho xã khác, đồng thời đày dân làng này ra ở các xã duyên hải của tỉnh Ninh Bình để quản thúc.

Vì có chuyện Lê Duy Lương dấy binh, cho nên nhà vua truyền bắt dòng dõi nhà Lê đem đày vào ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Cứ chia cho 15 người ở một huyện và phát cho 10 qua tiền và 2 mẫu ruộng để làm ăn. Mãi đến Tự Đức năm thứ hai (1849), nhờ lời tâu của Thái bảo Tạ Quang Cự và Đại học sĩ Võ Xuân Cẩn, nhà vua chấp thuận cho sửa sang đền miếu nhà Lê, cấp tự điền và cử người coi sóc các nơi ấy. Con cháu nhà Lê đều được tùy tiện chọn nơi yên ở.

Và cũng vì chế độ lưu quan đã gây nhiều bất mãn và phiền toái, vào những năm trước khi thực dân Pháp xâm lược, vua Tự Đức cũng đã bỏ chế độ này.

4. Lời bàn có tính chất tham khảo:
Gia Long mặc dầu đã toàn thắng, nhưng chưa nắm được hết nhân tâm. Nhân dân và sĩ phu Bắc Hà vẫn còn có óc “hoài Lê”. Khi vua Quang Trung ra Bắc, diệt Trịnh, đuổi Thanh được mau lẹ một phần cũng do sự ủng hộ của sĩ dân Bắc Hà bởi ngọn cờ chính nghĩa "phù Lê". Nhưng đến khi Gia Long bước lên ngai vàng thì sĩ dân Bắc Hà bắt đầu mất hết cảm tình, do đấy mầm loạn được nhen nhúm dần lên. Sau đó, là khi Minh Mạng mới cầm quyền được hai năm, những cuộc nổi dậy nhỏ ở những vùng quê đã nổi dậy như ong, rồi tiếp theo là các cuộc nổi dậy lớn...Những vụ có tính chất chính trị và cách mạng, tức nhằm mục đích lật đổ chế độ, dưới đời Minh Mạng là vụ Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khôi và Lê Duy Lương.

Giáo sư Nguyễn Phan Quang viết:
Lê Duy Lương là "minh chủ" đã giương cao ngọn cờ "phù Lê", có xu thế phát triển sau khi Lê Duy Hoán bị giết. Đây là cuộc đấu tranh rộng lớn của nhân dân (chủ yếu là các tộc người miền núi), nhằm chống lại đường lối cai trị hà khắc của vua Minh Mạng, thói nhũng nhiễu của các quan lại địa phương, tái lập lại triều đại nhà Lê mà theo họ là tốt hơn.
Vua Minh Mạng nói: "Ta cho giặc Vân (Nông Văn Vân) là loại giặc nhỏ, không ví được như (Lê Duy) Dương". Cách so sánh của nhà vua không hẳn đã thỏa đáng, nhưng cũng chứng tỏ triều đình nhà Nguyễn đã nhìn thấy tầm quan trọng của cuộc nổi dậy này. Và đúng như vua Minh Mạng đã phát hiện, tuy trên danh nghĩa, cuộc nổi dậy do con cháu nhà Lê, nhưng về thực chất thì lại là của các lang đạo họ Quách (Quách Tất Công đứng đầu) và họ Đinh, vì địa vị và quyền lợi của họ không còn được như trước (tức dưới triều nhà Lê).


Mặc dù có những hành động liên kết với cuộc nổi dậy của Ba Nhàn và Tiền Bột, nhưng giống như các cuộc nổi dậy khác ở thời kỳ này, cuộc nổi dậy của Lê Duy Lương vẫn mang đậm tính chất địa phương. Triều đình nhà Nguyễn buổi ấy, vẫn nắm trong tay một lực lượng quân sự lớn, đã lợi dụng những sai lầm, sơ hở của cuộc nổi dậy để đàn áp và tận diệt.
Đây là một trong số ít cuộc nổi dậy "có thanh thế to mà quan quân phải đánh dẹp khó nhọc" (Trần Trọng Kim), đã góp phần làm rệu rã nền thống trị của nhà Nguyễn, làm xã hội Việt Nam lúc bấy giờ ngày thêm rối ren, phức tạp và đầy rẫy khó khăn.

Bùi Thụy Đào Nguyên, soạn.
Chú thích:
[1] Chép theo “Quốc triều sử toát yếu” (tr. 132). Tuy nhiên, sách này không kể chi tiết và cũng không nói gì đến mối quan hệ giữa hai ông. Theo “Đại Nam thực lục” (quyển 1, tr. 319), thì: “tháng giêng năm Bính Tý (19 tháng 12 năm 1816-16 tháng 1 năm 1817), vua Gia Long cho lệnh bắt Lê Duy Hoán vì tội mưu phản. Khi bị dẫn giải về Huế, quan chức bộ Hình lấy cung thêm. Ông Hoán khai rằng Văn Thuyên từng gửi thư cho ông, xúi làm phản”. Còn theo Nhóm Nhân Văn Trẻ, thì: "Năm 1816, Lê Duy Hoán cùng Đỗ Doanh Hoằng lập mưu chống nhà Nguyễn, nhưng việc bại lộ" (“Hỏi đáp lịch sử Việt Nam”. Nhà xuất bản Trẻ, 2007, tr. 313).
[2] Quách Tất Công và Quách Tất Tại là con của Quách Tất Tự, từng chung quân thứ với tả quân Lê Văn Duyệt. Sau, ông Tự được ông Duyệt đề cử cho coi quản các xã: Sơn Âm, Chân Lại, Trường Môn, Bằng Lương, và phòng giữ đồn Chi Nê. Trong cuộc nổi dậy, các con ông Tự đều nắm giữ vai trò quan trọng, nhất là Quách Tất Công. Vua Minh Mạng nói: (Quách Tất) Công làm ngụy thống tướng, phàm các đảng giặc đều do y cai quản...y không phải là minh chủ nhưng là kẻ chủ mưu (“Quốc triều sử toát yếu”, tr, 139. Lời vua Minh Mạng dẫn lại theo Nguyễn Phan Quang, tr. 193).
[3] “Đại Nam thực lục”, tập 12. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, tr. 112-157.
[4] Theo “Quốc triều sử toát yếu” (tr. 203). Trong “Lịch sử Việt Nam” (quyển Hạ), tác giả Đào Duy Anh có lẽ đã căn cứ theo Bản triều bạn nghịch của Kiều Oánh Mậu để chép rằng Lê Duy Lương bị bắt năm 1836. Thực ra, các bản tâu được chép lại trong sách Bắc Kỳ tiểu phỉ và Đại Nam chính biên liệt truyện (tr. 348) đều ghi là Lê Duy Lương bị bắt vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833).

Sách tham khảo:
-Quốc sử quán triều Nguyễn, Quốc triều sử toát yếu. Nhà xuất bản Văn Học, 2002.
-Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam chính biên liệt truyện. Nhà xuất bản Văn Học, 2004.
-Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược (quyển 2). Trung tâm Học Liệu xuất bản, Sài Gòn, 1971.
-Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên (quyển 4). Tủ sách sử học Việt Nam xuất bản, Sài Gòn, 1961.
-Trương Hữu Quýnh (chủ biên)-Phan Đại Doãn-Nguyễn Cảnh Minh, Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 1). Nhà xuất bản giáo dục, 2007.
-Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỷ 19 (1802-1884). Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2010

Đây là thời...

Đây là thời chủ nhân ăn mày ăn nhặt...trong khi đầy tớ nhân dân ăn ngập mặt ngập mũi ăn hớt, ăn bẩn, ăn tục, ăn lận, ăn chận, ăn cướp, ăn gian, ăn tham, ăn lường, ăn bịp, ăn suông, ăn ké, ăn chia, ăn sống, ăn lạnh, ăn nóng, ăn theo, ăn chực, ăn vạ, ăn lẻ, ăn si,
ăn tất tần tật
chỉ trừ ăn năn…

Theo Phan Nhiên Hạo
http://danluan.org/node/5670

Bến Tre đầu thế kỷ 20

Thế kỷ 20 ( 1901-1944 )
1901
Dân số tỉnh Bến Tre có 216.186 người.

1902
27 tháng 9, Thực dân Pháp lập thẻ thuế thân ở Nam Kỳ.

1903
25 tháng 8, Toàn quyền Ðông Dương ra nghị định thành lập Trường Y tế thực hành bản xứ ở Nam Kỳ (École Pratique de médecine indigène) để đào tạo y tá, nữ hộ sinh người Việt.

1907
15 tháng 11, Báo Lục tỉnh tân văn ra số đầu tiên.

1908
Bệnh đậu mùa phát sinh trong tỉnh, 1.383 người bị mắc bệnh trong đó có 372 trường hợp tử vong.

1911
5 tháng 6, Tại bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã xuống tàu mang tên Amiral Latouche Tréville ra đi tìm đường cứu nước.

1913
Xuất bản cuốn Truyện Ông Ó (Nhà in Huỳnh Kim Danh, Sài Gòn), cuốn sách đầu tiên về văn học dân gian Bến Tre, do Bùi Quang Nho sưu tập và giới thiệu. Sách gồm 15 truyện của một nhân vật có tài nói trạng ở làng Hội Phước, tổng Minh Ðạt (nay là xã Ðịnh Thủy, huyện Mỏ Cày).

1918
1 tháng 2, Tuần báo Nữ giới chung (Tiếng chuông của nữ giới) xuất bản số đầu. Chủ nhiệm tờ báo lúc đầu là người Pháp Henri Blaquière (vừa làm giám đốc tờ Courrier Saigon - nais). Sau đó, giao lại cho bà Sương Nguyệt Anh làm chủ bút. Bao gồm 18 trang. Ðây là tờ báo đầu tiên của giới phụ nữ ở Việt Nam. Báo đình bản vào cuối năm 1918.

1920
15 tháng 2, Ngày sinh của Nguyễn Thị Ðịnh, quê xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Ðến 15-2-1920, theo kết quả điều tra dân số, toàn Nam Kỳ là 3.915.613 người, tăng 27% so với năm 1901 (tăng 298.520 người). Tỉnh Bến tre có 216.403 người.

1923
Nhà thờ đạo Thiên Chúa được xây dựng ở Cái Bông (huyện Ba Tri).

1925
Toàn quyền Ðông Dương ra nghị định lập Collège Cochin-chine, đến năm 1928 trường đổi tên là Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký.

1927
Tỉnh bộ VNTNCMÐCH thành lập tại hiệu ảnh Tướng Quán tại đường Clémenceau (nay là đường Lê Lợi), thị xã Bến Tre, do Hoài Nghĩa làm Bí thư.

Bệnh thời khí xảy ra ở Bến Tre, có hơn 800 người mắc bệnh, trong số đó có 752 người tử vong.

1929
Theo thống kê của Pháp, dân số tỉnh Bến tre có 315.000 người, diện tích 150.356 ha, mật độ 209 người/km2.

1930
Tháng 4,Chi bộ ÐCS đầu tiên của tỉnh Bến Tre ra đời tại xã Tân Xuân, huyện Ba Tri do Trần Văn Anh làm Bí thư.

Tháng 6, Liên tỉnh ủy Bến Tre - Mỹ Tho được thành lập do Nguyễn Văn Thiệu là Bí thư.

Xuất bản tờ Dân cày, tờ báo đầu tiên của ÐCS Bến Tre.

Dân số tỉnh Bến Tre là 320.000 người, mật độ bình quân 210 người/km2.

Công ty rượu SICA đặt tại Bến Tre đã sản xuất 500.000 lít rượu trong một năm.

1931
Tháng 2, Biểu tình lớn ở Long Mỹ, Bình Thành (Giồng Trôm), diễn thuyết ở nhà in Văn Võ Vân (thị xã Bến Tre).

Tháng 5, Khi Bến Tre tách thành Ðảng bộ độc lập, Tỉnh ủy ra tờ báo Búa liềm, cơ quan tuyên truyền vận động cách mạng của Ðảng bộ tỉnh. Báo in ngay tại thị xã, mỗi số khoảng 300 bản.

1934
Tháng 10, Loại bài viết về Côn Ðảo của Nguyễn Văn Nguyễn trên báo La Lutte (Tranh đấu) xuất bản ở Sài Gòn từ đầu tháng 10 làm xôn xao dư luận tiến bộ ở Pháp và thế giới về chính sách đàn áp những người yêu nước Việt Nam của thực dân Pháp.

1940
22 tháng 6, Nước Pháp đầu hàng phát xít Ðức. Chính phủ Pétain cử J. Decoux, nguyên Tư lệnh lực lượng hải quân Pháp ở Viễn Ðông, làm Toàn quyền Ðông Dương thay cho Catroux.

23 tháng 11, Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra ở khắp 21 tỉnh ở Nam Kỳ. Ở Bến Tre, nhân dân phá sập cầu Cái Chát Lớn, Cái Chát Nhỏ, biểu tình ở Lương Quới, Phong Mỹ (huyện Châu Thành), lùng bắt hội tề... Thực dân Pháp đã đàn áp rất dã man những người nổi dậy bằng súng, bom và đốt phá. Riêng 4 tỉnh Mỹ Tho, Gia Ðịnh, Cần Thơ và Vĩnh Long đã có 6.000 người bị bắt và bị giết. Nhiều chiến sĩ cộng sản ưu tú, trong đó có những người lãnh đạo bị bắt và bị xử bắn.

1944
Tháng 12, Tỉnh ủy lâm thời ÐCS được thành lập tại Bến Tre.

Tỉnh ủy phát hành tờ báo Sự thật, khổ nhỏ 13x19cm, dày 16-20 trang. Ðây là tờ báo cuối cùng ra bí mật trong thời thống trị của thực dân Pháp. Sau CMT8-1945, báo Sự thật tiếp tục xuất bản công khai một thời gian với khổ báo lớn.

[http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=316&Itemid=47]
Thế kỷ 20 ( 1901 - 1944 )
1901

Dân số tỉnh Bến Tre có 216.186 người.

1902

27 tháng 9, Thực dân Pháp lập thẻ thuế thân ở Nam Kỳ.

1903

25 tháng 8, Toàn quyền Ðông Dương ra nghị định thành lập Trường Y tế thực hành bản xứ ở Nam Kỳ (École Pratique de médecine indigène) để đào tạo y tá, nữ hộ sinh người Việt.

1907

15 tháng 11, Báo Lục tỉnh tân văn ra số đầu tiên.

1908

Bệnh đậu mùa phát sinh trong tỉnh, 1.383 người bị mắc bệnh trong đó có 372 trường hợp tử vong.

1911

5 tháng 6, Tại bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã xuống tàu mang tên Amiral Latouche Tréville ra đi tìm đường cứu nước.

1913

Xuất bản cuốn Truyện Ông Ó (Nhà in Huỳnh Kim Danh, Sài Gòn), cuốn sách đầu tiên về văn học dân gian Bến Tre, do Bùi Quang Nho sưu tập và giới thiệu. Sách gồm 15 truyện của một nhân vật có tài nói trạng ở làng Hội Phước, tổng Minh Ðạt (nay là xã Ðịnh Thủy, huyện Mỏ Cày).

1918

1 tháng 2, Tuần báo Nữ giới chung (Tiếng chuông của nữ giới) xuất bản số đầu. Chủ nhiệm tờ báo lúc đầu là người Pháp Henri Blaquière (vừa làm giám đốc tờ Courrier Saigon - nais). Sau đó, giao lại cho bà Sương Nguyệt Anh làm chủ bút. Bao gồm 18 trang. Ðây là tờ báo đầu tiên của giới phụ nữ ở Việt Nam. Báo đình bản vào cuối năm 1918.

1920

15 tháng 2, Ngày sinh của Nguyễn Thị Ðịnh, quê xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Ðến 15-2-1920, theo kết quả điều tra dân số, toàn Nam Kỳ là 3.915.613 người, tăng 27% so với năm 1901 (tăng 298.520 người). Tỉnh Bến tre có 216.403 người.

1923

Nhà thờ đạo Thiên Chúa được xây dựng ở Cái Bông (huyện Ba Tri).

1925

Toàn quyền Ðông Dương ra nghị định lập Collège Cochin-chine, đến năm 1928 trường đổi tên là Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký.

1927

Tỉnh bộ VNTNCMÐCH thành lập tại hiệu ảnh Tướng Quán tại đường Clémenceau (nay là đường Lê Lợi), thị xã Bến Tre, do Hoài Nghĩa làm Bí thư.

Bệnh thời khí xảy ra ở Bến Tre, có hơn 800 người mắc bệnh, trong số đó có 752 người tử vong.

1929

Theo thống kê của Pháp, dân số tỉnh Bến tre có 315.000 người, diện tích 150.356 ha, mật độ 209 người/km2.

1930

Tháng 4,Chi bộ ÐCS đầu tiên của tỉnh Bến Tre ra đời tại xã Tân Xuân, huyện Ba Tri do Trần Văn Anh làm Bí thư.

Tháng 6, Liên tỉnh ủy Bến Tre - Mỹ Tho được thành lập do Nguyễn Văn Thiệu là Bí thư.

Xuất bản tờ Dân cày, tờ báo đầu tiên của ÐCS Bến Tre.

Dân số tỉnh Bến Tre là 320.000 người, mật độ bình quân 210 người/km2.

Công ty rượu SICA đặt tại Bến Tre đã sản xuất 500.000 lít rượu trong một năm.

1931

Tháng 2, Biểu tình lớn ở Long Mỹ, Bình Thành (Giồng Trôm), diễn thuyết ở nhà in Văn Võ Vân (thị xã Bến Tre).

Tháng 5, Khi Bến Tre tách thành Ðảng bộ độc lập, Tỉnh ủy ra tờ báo Búa liềm, cơ quan tuyên truyền vận động cách mạng của Ðảng bộ tỉnh. Báo in ngay tại thị xã, mỗi số khoảng 300 bản.

1934

Tháng 10, Loại bài viết về Côn Ðảo của Nguyễn Văn Nguyễn trên báo La Lutte (Tranh đấu) xuất bản ở Sài Gòn từ đầu tháng 10 làm xôn xao dư luận tiến bộ ở Pháp và thế giới về chính sách đàn áp những người yêu nước Việt Nam của thực dân Pháp.

1940

22 tháng 6, Nước Pháp đầu hàng phát xít Ðức. Chính phủ Pétain cử J. Decoux, nguyên Tư lệnh lực lượng hải quân Pháp ở Viễn Ðông, làm Toàn quyền Ðông Dương thay cho Catroux.

23 tháng 11, Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra ở khắp 21 tỉnh ở Nam Kỳ. Ở Bến Tre, nhân dân phá sập cầu Cái Chát Lớn, Cái Chát Nhỏ, biểu tình ở Lương Quới, Phong Mỹ (huyện Châu Thành), lùng bắt hội tề... Thực dân Pháp đã đàn áp rất dã man những người nổi dậy bằng súng, bom và đốt phá. Riêng 4 tỉnh Mỹ Tho, Gia Ðịnh, Cần Thơ và Vĩnh Long đã có 6.000 người bị bắt và bị giết. Nhiều chiến sĩ cộng sản ưu tú, trong đó có những người lãnh đạo bị bắt và bị xử bắn.

1944

Tháng 12, Tỉnh ủy lâm thời ÐCS được thành lập tại Bến Tre.

Tỉnh ủy phát hành tờ báo Sự thật, khổ nhỏ 13x19cm, dày 16-20 trang. Ðây là tờ báo cuối cùng ra bí mật trong thời thống trị của thực dân Pháp. Sau CMT8-1945, báo Sự thật tiếp tục xuất bản công khai một thời gian với khổ báo lớn.
Thế kỷ 20 ( 1901 - 1944 )
1901

Dân số tỉnh Bến Tre có 216.186 người.

1902

27 tháng 9, Thực dân Pháp lập thẻ thuế thân ở Nam Kỳ.

1903

25 tháng 8, Toàn quyền Ðông Dương ra nghị định thành lập Trường Y tế thực hành bản xứ ở Nam Kỳ (École Pratique de médecine indigène) để đào tạo y tá, nữ hộ sinh người Việt.

1907

15 tháng 11, Báo Lục tỉnh tân văn ra số đầu tiên.

1908

Bệnh đậu mùa phát sinh trong tỉnh, 1.383 người bị mắc bệnh trong đó có 372 trường hợp tử vong.

1911

5 tháng 6, Tại bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã xuống tàu mang tên Amiral Latouche Tréville ra đi tìm đường cứu nước.

1913

Xuất bản cuốn Truyện Ông Ó (Nhà in Huỳnh Kim Danh, Sài Gòn), cuốn sách đầu tiên về văn học dân gian Bến Tre, do Bùi Quang Nho sưu tập và giới thiệu. Sách gồm 15 truyện của một nhân vật có tài nói trạng ở làng Hội Phước, tổng Minh Ðạt (nay là xã Ðịnh Thủy, huyện Mỏ Cày).

1918

1 tháng 2, Tuần báo Nữ giới chung (Tiếng chuông của nữ giới) xuất bản số đầu. Chủ nhiệm tờ báo lúc đầu là người Pháp Henri Blaquière (vừa làm giám đốc tờ Courrier Saigon - nais). Sau đó, giao lại cho bà Sương Nguyệt Anh làm chủ bút. Bao gồm 18 trang. Ðây là tờ báo đầu tiên của giới phụ nữ ở Việt Nam. Báo đình bản vào cuối năm 1918.

1920

15 tháng 2, Ngày sinh của Nguyễn Thị Ðịnh, quê xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Ðến 15-2-1920, theo kết quả điều tra dân số, toàn Nam Kỳ là 3.915.613 người, tăng 27% so với năm 1901 (tăng 298.520 người). Tỉnh Bến tre có 216.403 người.

1923

Nhà thờ đạo Thiên Chúa được xây dựng ở Cái Bông (huyện Ba Tri).

1925

Toàn quyền Ðông Dương ra nghị định lập Collège Cochin-chine, đến năm 1928 trường đổi tên là Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký.

1927

Tỉnh bộ VNTNCMÐCH thành lập tại hiệu ảnh Tướng Quán tại đường Clémenceau (nay là đường Lê Lợi), thị xã Bến Tre, do Hoài Nghĩa làm Bí thư.

Bệnh thời khí xảy ra ở Bến Tre, có hơn 800 người mắc bệnh, trong số đó có 752 người tử vong.

1929

Theo thống kê của Pháp, dân số tỉnh Bến tre có 315.000 người, diện tích 150.356 ha, mật độ 209 người/km2.

1930

Tháng 4,Chi bộ ÐCS đầu tiên của tỉnh Bến Tre ra đời tại xã Tân Xuân, huyện Ba Tri do Trần Văn Anh làm Bí thư.

Tháng 6, Liên tỉnh ủy Bến Tre - Mỹ Tho được thành lập do Nguyễn Văn Thiệu là Bí thư.

Xuất bản tờ Dân cày, tờ báo đầu tiên của ÐCS Bến Tre.

Dân số tỉnh Bến Tre là 320.000 người, mật độ bình quân 210 người/km2.

Công ty rượu SICA đặt tại Bến Tre đã sản xuất 500.000 lít rượu trong một năm.

1931

Tháng 2, Biểu tình lớn ở Long Mỹ, Bình Thành (Giồng Trôm), diễn thuyết ở nhà in Văn Võ Vân (thị xã Bến Tre).

Tháng 5, Khi Bến Tre tách thành Ðảng bộ độc lập, Tỉnh ủy ra tờ báo Búa liềm, cơ quan tuyên truyền vận động cách mạng của Ðảng bộ tỉnh. Báo in ngay tại thị xã, mỗi số khoảng 300 bản.

1934

Tháng 10, Loại bài viết về Côn Ðảo của Nguyễn Văn Nguyễn trên báo La Lutte (Tranh đấu) xuất bản ở Sài Gòn từ đầu tháng 10 làm xôn xao dư luận tiến bộ ở Pháp và thế giới về chính sách đàn áp những người yêu nước Việt Nam của thực dân Pháp.

1940

22 tháng 6, Nước Pháp đầu hàng phát xít Ðức. Chính phủ Pétain cử J. Decoux, nguyên Tư lệnh lực lượng hải quân Pháp ở Viễn Ðông, làm Toàn quyền Ðông Dương thay cho Catroux.

23 tháng 11, Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra ở khắp 21 tỉnh ở Nam Kỳ. Ở Bến Tre, nhân dân phá sập cầu Cái Chát Lớn, Cái Chát Nhỏ, biểu tình ở Lương Quới, Phong Mỹ (huyện Châu Thành), lùng bắt hội tề... Thực dân Pháp đã đàn áp rất dã man những người nổi dậy bằng súng, bom và đốt phá. Riêng 4 tỉnh Mỹ Tho, Gia Ðịnh, Cần Thơ và Vĩnh Long đã có 6.000 người bị bắt và bị giết. Nhiều chiến sĩ cộng sản ưu tú, trong đó có những người lãnh đạo bị bắt và bị xử bắn.

1944

Tháng 12, Tỉnh ủy lâm thời ÐCS được thành lập tại Bến Tre.

Tỉnh ủy phát hành tờ báo Sự thật, khổ nhỏ 13x19cm, dày 16-20 trang. Ðây là tờ báo cuối cùng ra bí mật trong thời thống trị của thực dân Pháp. Sau CMT8-1945, báo Sự thật tiếp tục xuất bản công khai một thời gian với khổ báo lớn.

Biên niên sử Bến Tre thế kỷ 19

1802
Tháng 5 (âl), Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Cử đoàn sứ thần đầu tiên sang nhà Thanh gồm Trịnh Hoài Ðức (Chánh sứ), Ngô Nhân Tịnh và Hoàng Ngọc Uẩn (Phó sứ)...
Tháng 7 (âl), Gia Long tiến hành một loạt biện pháp để ổn định tình hình. Chia nước ra là 23 trấn, 4 doanh. Bỏ kinh Gia Ðịnh, cải phủ Gia Ðịnh (từ 1698-1802) thành trấn Gia Ðịnh. Ðứng đầu trấn Gia Ðịnh là quan lưu trấn, thống lĩnh các trấn Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thành, Ðịnh Tường, Hà Tiên.

1803
Tháng 3 (âl), Gia Long ban hành quy định tô thuế ruộng đất trong cả nước và quy định chế độ trợ cấp tiền, gạo cho dân khai khẩn đất hoang ở Gia Ðịnh.
1804

Tháng 2 (âl), Gia Long đặt quốc hiệu: Việt Nam.
Tháng 4 (âl), Ðịnh thể lệ cấp công điền, công thổ, cứ 3 năm tổ chức cấp lại một lần.
Tháng 8 (âl), Ðịnh lệ trạm mục và trạm phu trên các tuyến đường có đặt trạm giao liên.

1806
Tháng 11 (âl), Bộ sách Nhất thống địa dư chí gồm 10 quyển - bộ dư địa chí đầu tiên của triều Nguyễn - do Lê Quang Ðịnh soạn thảo đã hoàn thành. Sách miêu tả đầy đủ các mục sơn xuyên, sản vật, đình miếu, phong tục từ Lạng Sơn đến Hà Tiên.

1808
Gia Long đổi trấn Gia Ðịnh làm Gia Ðịnh thành, đặt 1 tổng trấn, 1 hiệp trấn và 1 phó tổng trấn, thống lĩnh 5 trấn: Phiên An, Biên Hòa, Ðịnh Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên và kiêm lãnh trấn Bình Thuận ở xa. Nguyễn Văn Nhơn được cử làm Tổng trấn, Trịnh Hoài Ðức là Hiệp tổng trấn đầu tiên.
Tổng Tân An thuộc dinh Long Hồ được thăng thành huyện Tân An, gốm 2 tổng: An Bảo (cù lao Bảo) có 66 thôn và Tân Minh (cù lao Minh) có 75 thôn.

1810
Triều đình ban bố thước đo ruộng đất trong cả nước. Trên thước một mặt khắc 7 chữ "Gia Long cửu niên thu bát nguyệt", mặt phía bên kia khắc 10 chữ "Ban hành đạc điền xích, công bố đường kính tạo”.

1812
Lê Văn Duyệt được cử làm Tổng trấn thành Gia Ðịnh, Ngô Nhơn Tịnh làm Hiệp tổng trấn, Trương Tấn Bửu làm Phó tổng quản, quản giữ 5 trấn.

1813
Tháng 6 (âl), Bắt đầu mở khoa thi hương từ Quảng Bình trở vào Nam. Trong khoa thi này, lấy đỗ hương cống 17 người.

1815
Tháng 5 (âl), Ban hành bộ Luật Gia Long, tuy nói là soạn theo Luật Hồng Ðức, có tham chước luật nhà Thanh, nhưng thực tế là chép theo luật nhà Thanh, chỉ thay đổi ít nhiều. Bộ luật gồm 22 quyển, có 398 điều.

1819
28 tháng 12 (âl), Gia Long mất, thọ 58 tuổi, ở ngôi 18 năm. Ngày 28 tháng chạp năm Kỷ Mão, thái tử Ðảm nhận di chiếu, lấy ngày 1 tháng giêng năm Canh Thìn lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Minh Mạng.
Theo thống kê của 5 trấn (Phiên An, Biên Hòa, Ðịnh Tường, Vĩnh Trấn, Vĩnh Thanh) thuộc Gia Ðịnh thành, có 97.100 suất đinh (khoảng 700.000 dân).

1820
Tháng 5 (âl), Trịnh Hoài Ðức dâng sách Gia Ðịnh thành thông chí đã được biên soạn xong. Ðây là quyển địa chí đầu tiên về Nam Kỳ sáng giá nhất.

1822
1 tháng 7 (âl), Nguyễn Ðình Chiểu sinh tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình.
Tháng 11 (âl), Minh Mạng lên ngôi phát phối một số đông tù đồ vào Gia Ðịnh để khẩn hoang ruộng đất.

1823
Huyện Tân An đổi thành phủ Hoằng An, thuộc trấn Vĩnh Thanh. Phủ Hoằng An có 2 huyện: Bảo An và Tân Minh.

1826
Tháng 7 (âl), Nhiều nơi trong nước xảy ra nạn dịch. Riêng ở Gia Ðịnh trong đó có Bến Tre đã có hơn 18.000 người chết. Nhà nước phải miễn thuế thân cho các trấn ở Gia Ðịnh.

Phan Thanh Giản đỗ tiến sĩ khoa Bính Tuất, vị tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ.

1830
Phan Văn Trị chào đời tại làng Hưng THạnh, huyện Bảo An, nay là xã Thạnh Phú Ðông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

1832
25 tháng 8 (âl), Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất. Chẳng bao lâu sau, Tổng đốc Gia Ðịnh là Nguyễn Văn Quế và Bố chánh Bạch Xuân Nguyên dựng lên "vụ án Lê Văn Duyệt". Chức Tổng trấn Gia Ðịnh thành bị bãi bỏ. Tiếp đó cơ cấu hành chính cũng thay đổi: bỏ cấp Gia Ðịnh thành. Năm trấn cũ chia lại làm 6 tỉnh mới, gọi chung là Nam Kỳ, bao gồm: Gia Ðịnh, Biên Hòa, Ðịnh Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Ðặt các chức tổng đốc, tuần phủ, bố chánh, án sát và lãnh binh.

1833
18 tháng 5 (âl), Lê Văn Khôi - con nuôi Lê Văn Duyệt - cùng với 27 lính hồi lương xông vào dinh giết Bố chánh Bạch Xuân Nguyên và Tổng đốc Nguyễn Văn Quế, rồi khởi binh chiếm thành Phiên An. Sau một tháng, quân của Khôi chiếm cả 6 tỉnh, nhưng rồi bị thu hẹp về Sài Gòn và bị quân triều đình bao vây trong thành Bát Quái.

1834
Minh Mạng đặt tên mới cho các vùng lãnh thổ thành Kỳ: Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ. Nam Kỳ lúc bấy giờ gồm 6 tỉnh, nên thường được gọi là Nam Kỳ lục tỉnh. Không có cấp hành chính chung cho cả Nam Kỳ, mà mỗi tỉnh trực thuộc triều đình. Danh xưng và cơ cấu hành chính này tồn tại tới khi Pháp xâm lược.

1835
Quân triều đình hạ thành Phiên An, tháng 7 năm Ất Tỵ, bắt hơn 1.831 quân và những người theo Lê Văn Khôi ở trong thành đem đi chém, rồi chôn chung vào một mộ, gọi là "mả biền tru" hay "mã nguỵ". Còn 6 "thủ phạm" trong đó có con của Khôi (Lê Văn Cư), 1 người Hoa là Mạch Tấn Giai, 1 giáo sư Pháp là Cố Du (Marchand) bị đóng cũi, giải ra Huế, sau đó bị xử lăng trì.

1836
Năm Minh Mạng thứ XVII (1836), Binh bộ Thượng thư Trương Ðăng Quế và Lại bộ Thương thư Nguyễn Kim Bảng mang cờ và bài hiệu, dẫn theo các viên dịch, tùy biện vào Nam theo đường thủy, tổ chức việc đo đạc ruộng đất và lập địa bạ ở 6 tỉnh Nam Kỳ. Ðây là cuộc tổng điều tra ruộng đất đầu tiên ở Nam Kỳ có quy mô lớn nhất. Kết quả đã lập được gần 2.000 quyển địa bạ ghi rõ từng sở điền thổ, tên làng thôn, địa phận, địa giới còn được bảo quản đến ngày nay.
Minh Mạng ra lệnh san bằng thành Phiên An, dời qua góc đông bắc thành cũ (thôn Nghĩa Hòa, Bình Dương), chu vi 427 trượng, cao 10 trượng 3 tấc, hào rộng 11 trượng, sâu 7 thước, có 4 cửa.
Lập tỉnh Gia Ðịnh (1 trong 6 tỉnh ở Nam Kỳ) phạm vi kéo dài từ biên giới Campuchia đến biển Ðông.

1862
1 tháng 3, L. A.Bonard ra nghị định thiết lập nhà tù Côn Lôn - trên đất Việt Nam. Ðến 5-6-1862, trước sức ép của Pháp, triều đình Huế ký hiệp ước nhường hẳn đảo Côn Lôn cho Pháp.
23 tháng 3, Thành Vĩnh Long thất thủ (lần thứ nhất) sau 2 ngày đêm chống cự quyết liệt trước sức tấn công của hơn 1.000 quân địch. Ðêm 22, trước khi rút bỏ, Trương Văn Uyển ra lệnh phóng hỏa đốt hết dinh thự, kho tàng, rồi rút chạy về Ba Vát, huyện lỵ Duy Minh.
Tháng 3, Trương Ðịnh được Tự Ðức cho kiêm chức Tổng chỉ huy đầu mục Gia Ðịnh (tức toàn bộ số quân mộ nghĩa), bản doanh đóng tại xứ Gò Thượng, huyện Tân Hòa.
26 tháng 5, Phái đoàn của triều đình Huế do Phan Thanh Giản làm Chánh sứ và Lâm Duy Hiệp làm Phó sứ tới Sài Gòn để cùng phái đoàn Pháp do Bonard đại diện thương nghị việc ngưng chiến.
5 tháng 6, Hòa ước Nhâm Tuất được ký kết ở Sài Gòn giữa Bonard cùng Palanca đại diện cho Pháp - Tây Ban Nha và Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp đại diện cho triều đình Huế gồm 12 khoản, trong đó có khoản 3 ghi “nhường trọn chủ quyền cho Pháp 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Ðịnh, Ðịnh Tường và đảo Côn Lôn", cùng khoản ghi "Hoàng đế nước Ðại Nam phải bồi thường chiến phí cho Pháp số tiền là 4 triệu đôla (tương đương 2.880.000 lượng bạc), trả trong 10 năm”.
Tháng 8, Sau khi ký hiệp ước với Pháp, Tự Ðức hạ lệnh cho nghĩa quân đình chỉ mọi tấn công, điều Trương Ðịnh về Phú Yên. Nhân dân ứng nghĩa ở Gia Ðịnh, Ðịnh Tường, Biên Hòa tập hợp nhau lại, tôn Trương Ðịnh lên làm Ðại đầu mục.
Tháng 11, Trương Ðịnh không nghe lời "hiểu dụ" buộc phải giải tán nghĩa binh của Phan Thanh Giản, cương quyết chống lệnh triều đình, cùng với dân binh ứng nghĩa của Nam Kỳ tiếp tục kháng chiến chống Pháp.
1863
21 tháng 6, Phái đoàn triều đình Huế do Phan Thanh Giản làm Chánh sứ, Phạm Phú Thứ làm Phó sứ, Ngụy Khắc Ðản làm Bồi sứ từ Sài Gòn lên đường sang Pháp để đàm phán chuộc lại 3 tỉnh Gia Ðịnh, Biên Hòa, Ðịnh Tường.
G. Aubaret dịch cuốn Gia Ðịnh thành thông chí của Trịnh Hoài Ðức sang tiếng Pháp dưới nhan đề là Histoire et Description de la Basse Conchinchine (Pays de Gia Dinh) do nhà in Impériale ấn hành.
1864
16 tháng 7, Thực dân Pháp mở Trường Thông ngôn (Coll ège des Interprètes) ở Sài Gòn đào tạo những viên chức mới làm việc trong bộ máy cai trị của Pháp.
25 tháng 7, Thực dân Pháp ban hành sắc lệnh về tổ chức tư pháp ở Nam Kỳ, có hai hệ thống song song tồn tại:
Hệ thống tòa án Tây chuyên xét xử người Pháp, theo luật của nước Pháp.
Hệ thống tòa án Nam, chuyên xét xử người Việt và người châu á cư trú tại Nam Kỳ, xét xử theo thể chế của triều Nguyễn.
20 tháng 8, Trương Ðịnh hy sinh tại Tân Hòa - một căn cứ kháng chiến ở Gò Công - trong cuộc vây đánh bất ngờ do tên phản bội Huỳnh Công Tấn cầm đầu. Tấn trước kia đã từng phục vụ dưới quyền của Trương Ðịnh. Năm ấy, Trương Ðịnh vừa tròn 44 tuổi.
Tháng 8, Trịnh Viết Bàng, sau cái chết của Trương Ðịnh, cùng với một số người thân tín, từ Gò Công kéo quân về cù lao An Hoá tiếp tục chiến đấu chống Pháp.
Huỳnh Văn Thiệu, một bộ tướng của Trương Ðịnh, tiếp tục cuộc chiến đấu chống Pháp tại xã Châu Hưng (thuộc huyện Bình Ðại hiện nay). Ông bị bọn Pháp bắt, chặt đầu ngày 24 tháng 7 năm Giáp Tý (1864).
Triều đình cho phép sử dụng tù phạm vào việc khẩn hoang ruộng đất và quy định quyền sở hữu đối với số ruộng đất do tù phạm khai khẩn được.

1865
15 tháng 4, Tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên của chính quyền thực dân ra đời ở Sài Gòn: Gia Ðịnh báo. Ban đầu, báo ra mỗi tháng một kỳ, 4 trang, khổ 25 x 32cm, được Ðô đốc Thống đốc Nam Kỳ giao cho Ernest Potteau làm quản lý. Ðến ngày 16-9-1869 thì giao cho Trương Vĩnh Ký làm quản lý.
Tháng 11, Triều đình cử Phan thanh Giản làm Kinh lược sử 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
15 tháng 12 ,Một số sĩ phu yêu nước trong đó có Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông tổ chức di dời hài cốt của Sùng Ðức Võ Trường Toản từ Hòa Hưng, huyện Bình Dương (lúc bấy giờ đã bị giặc Pháp chiếm) về táng ở làng Bảo Thạnh, huyện Ba Tri (Bến Tre lúc này còn là vùng đất tự do). Phan Thanh Giản làm bài văn bia, Nguyễn Thông viết bài văn thuật lại buổi lễ cải táng.
Triều đình Huế mở kỳ thi hương cuối cùng ở Nam Kỳ tại trường thi An Giang, vì lúc bấy giờ Pháp đã chiếm Gia Ðịnh.
Bản Nôm Lục Vân Tiên do Duy Minh Thị (Trần Quang Quan) sao lục, hiệu sách Quảng Thạnh Nam (Chợ Lớn) mướn khắc gỗ và xuất bản.

1866
Tháng 4, Pháp cử phái viên từ Sài Gòn đi tàu ra gặp triều đình Huế, đòi phải giao nốt 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên cho chúng và hứa nếu được như vậy, chúng sẽ không đòi số tiền bồi thường chiến phí còn thiếu. Triều đình cử Phan Thanh Giản vào Sài Gòn thương lượng nhằm giữ nguyên hoà ước năm 1862.
27 tháng 6, Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng bị trúng đạn pháo, tử thương trong lúc đang chỉ huy nghĩa quân đánh nhau với địch ở hữu ngạn sông Soài Rạp. Thi hài ông được chở bằng thuyền đưa về làng Mỹ Lồng, huyện Bảo Hựu (nay là xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm).
Tháng 7, Võ Duy Dương lãnh đạo nghĩa quân hoạt động chống Pháp ở 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên và lập căn cứ ở Ðồng Tháp Mười.
Tập Chuyện đời xưa, một tập hợp truyện kể dân gian bao gồm 81 chuyện cổ tích thế sự, chuyện cổ tích loài vật, chuyện khôi hài, chuyện ông Cống Quỳnh... do Trương Vĩnh Ký sưu tầm và biên soạn lần đầu tiên được xuất bản bằng quốc ngữ tại Sài Gòn.

1867
20 tháng 6, Quân Pháp đánh chiếm tỉnh thành Vĩnh Long lần thứ hai. Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự tử.
22 tháng 6, Quân Pháp đánh chiếm tỉnh thành Châu Ðốc, thành An Giang vào đêm 21 rạng 22.
24 tháng 6, Quân Pháp đánh chiếm tỉnh thành Hà Tiên.
25 tháng 6, Thiếu tướng hải quân, Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp De La Grandière ra tuyên bố: "Toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp. Kể từ nay triều đình Huế không còn quyền lực gì đối với Nam Kỳ lục tỉnh nữa. Một chính quyền duy nhất ở Nam Kỳ là do người Pháp điều khiển".
12 tháng 11, Trong trận đánh Pháp tại chợ Hương Ðiểm, Trương Tấn Chí cầm cờ xung phong bịchu1ng bắn chết.
14 tháng 11, Tôn Thọ Tường và Ðỗ Hữu Phương theo lệnh của Pháp, đến gảnh Mù U đổ dụ hàng hai anh em Phan Tôn và Phan Liêm, nhưng đã thất bại.
Tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Ðình Chiểu lần đầu tiên được G. Janneau (Hiệu trưởng Trường Thông ngôn) phiên ra quốc ngữ và được xuất bản ở Sài Gòn.
Theo thống kê của thực dân Pháp, dân số toàn Nam Kỳ cuối năm 1867 là 1.204.278 người.
Thống đốc Nam Kỳ De Lagrandière bổ nhiệm De Champeaux làm Tham biện Bến Tre.
1868
Tháng 3, Lê Quang Quan (Tán Kế) phất cờ khởi nghĩa tại đất Ba Châu (Châu Phú, Châu Thới và Châu Bình) nay thuộc xã Châu Hoà, huyện Giồng Trôm.
1869
21 tháng 2 (âl), Tán Kế bị địch bắt, bị chém và bêu đầu ở chợ Châu Thới nhằm uy hiếp tinh thần dân chúng.

1870
Lợi dụng cuộc chiến tranh Pháp - Phổ đang xảy ra, triều đình Huế viết thư gửi Soái phủ Pháp ở Sài Gòn xin Pháp trả lại 6 tỉnh Nam Kỳ. Soái phủ Phái chỉ viết thư đáp lễ, không đề cập đến vấn đề đó.

1871
7 tháng 6, Thống đốc Nam Kỳ Duperré ký nghị định giảm từ 25 sở tham biện xuống còn 18. Sở tham biện Bến Tre nhập vói sở tham biện Mỏ Cày.
10 tháng 7, Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định thành lập Trường Sư phạm thuộc địa để đào tạo giáo viên và nhân viên công sở của Pháp.

1872
Tháng 2, Linh mục Pháp Gernot thành lập họ đạo Cái Mơn, một trong những họ đạo lớn và lâu đời ở Bến Tre.
Một cuộc nổi dậy ở cù lao Minh, nghĩa quân đánh phá nhà hội Cái Mơn, Cái Nhum, giết chết viên cai tổng.
13 tháng 12, Nhà bưu điện Bến Tre mở cửa hoạt động. Lúc này Bến Tre còn là sở thanh tra (inspection).

1873
Mở Trường Tập sự, còn gọi là Trường Hậu bổ (Collège des Stagiaires) đào tạo thông ngôn và những nhân viên giúp việc cho bộ máy thống trị thuộc địa, do Luro phụ trách, sau đó chuyển giao cho Trương Vĩnh Ký điều hành.

1874
15 tháng 3, Hiệp ước Giáp Tuất do Thiếu tướng Dupré đại diện phía Pháp và Lê Tuấn, Nguyễn Văn Tường đại diện phía triều đình Huế ký kết tại Sài Gòn, gồm 22 khoản, trong đó có khoản 5: triều đình Huế nhượng tỉnh Nam Kỳ cho Pháp; khoản 6: nước Pháp miễn cho nước Nam số tiền binh phí còn thiếu lại trước kia; và khoản 9: hủy bỏ các chỉ dụ cấm đạo, cho dân trong nước được tự do hành đạo Thiên Chúa. Trong sử sách, đôi khi hiệp ước này được gọi là "Hiệp ước Giáp Tuất" hay "Hiệp ước Philastre".
Nhiêu Ðẩu, Nhiêu Gương nổi lên chống Pháp ở cù lao Minh.
Lê Văn Lực, Trần Văn Ðịnh nổi dậy chống Pháp ở Mỏ Cày, bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Chúng bắt hai ông đày sang đảo Réunion (châu Phi).

1875
5 tháng 7, Thống đốc Nam Kỳ ký lệnh phạt 11 làng của Bến tre trong số 47 làng tham gia cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Hữu Huân lãnh đạo.

1876
5 tháng 1, Ðô đốc Duperré, Tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tại Nam Kỳ, ra nghị định phân chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính (circonscription administrative): Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Xắc (Bassac). Mỗi khu vực hành chính được chia thành nhiều tiểu khu hành chính (arrondissement adminitratif). Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sa Ðéc thuộc khu vực hành chính Vĩnh Long.
Xây tòa hành chính Bến tre (nay là nhà Bảo tàng tỉnh).

1878
6 tháng 4, Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định quy định:
Từ ngày 1-1-1882, các công văn, nghị định, quyết định, án lệnh, bản niêm yết đều phải viết bằng chữ Pháp.
Từ 1-1-1882, chỉ những ai biết chữ quốc ngữ mới được bổ dụng vào các cơ quan cai trị cấp phủ, huyện, tổng và mới được xét thăng trật.

1879
17 tháng 3, Thực dân Pháp thiết lập Sở Học chính Nam Kỳ (Service de l’instruction publique) và đặt chương trình giáo dục hệ Pháp - Việt ở Nam Kỳ, tứbg bước loại bỏ dần Hán học ở xứ này.
13 tháng 5, Chấm dứt chế độ “Ðô đốc Thống đốc” (Amiraux Gouver-neurs) ở Nam Kỳ bằng chế độ “Thống đốc dân sự” (Gouverneurs Civils).
6 tháng 10, Le Myre De Vilers, Thống đốc Nam Kỳ ký nghị định thành lập tại Nam Kỳ một "Tòa án tối cao chuyên xét xử các công việc bản xứ" (tribunal Supérieur des Affaires indigènes) và cử một quan tòa Pháp phụ trách.
Bến Tre có 163.000 người, trong đó có 161.000 người Việt, 800 người Minh Hương, 2.500 người Hoa.

1880
Kỹ sư người Pháp là Thévénet bắt đầu làm quy hoạch đường bộ của tỉnh Bến Tre.

1882
30 tháng 1, Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định bắt buộc mọi công văn từ nay phải viết bằng tiếng Pháp, nếu viết bằng tiếng Việt phải có bản dịch kèm theo.

1883
Tháng 11, Tờ Nhật trình Nam Kỳ viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt xuất bản ở Sài Gòn.

1884
6 tháng 6, Triều đình Huế ký hòa ước Patenôtre, thừa nhận quyền đô hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.
Nguyễn Ðình Chiểu tổ chức lễ tế nghĩa sĩ lục tỉnh tại chợ Ba Tri. Bài văn Tế lục tỉnh sĩ dân trận vong nổi tiếng được đọc lên ở đây.

1885
Con đường rải đá đầu tiên được thi công là đường quản hạt số 6, nối từ phà Rạch Miễu chạy qua cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh qua Trà Vinh (tức quốc lộ 60 ngày nay).

1888
3 tháng 7, Nguyễn Ðình Chiểu mất, an táng tại làng An Bình Ðông, tổng Bảo An, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, nay là xã An Ðức, huyện Ba Tri.

1891
6 tháng 3, Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc điều tra, đo đạc lại ruộng đất và phân loại lại ruộng đất ở toàn Nam Kỳ, ấn định đến ngày 31-10-1891 phải hoàn thành.

1892
Thực dân Pháp lập hạt Bến Tre (Arrondissment de Bentre) thuộc tỉnh Vĩnh Long, gồm cù lao Bảo (11 tổng, 99 làng) và cù lao Minh (10 tổng, 83 làng).

1898
1 tháng 9, Trương Vĩnh Ký qua đời tại Chợ Quán (Sài Gòn)

1899
Tháng 4, Thực dân Pháp cho xây dựng tại Bến tre một dưỡng đường nhỏ (đến năm 1945 mới trở thành bệnh viện tỉnh).
20 tháng 12, Toàn quyền Ðông Dương ra nghị định đổi tên gọi "tiểu khu" (arrondissement), cũng gọi là sở tham biện (inspection) - đơn vị hành chính ở Nam Kỳ - thành tỉnh (province) và phân chia làm 3 miền:
Miền Ðông gồm 4 tỉnh: Bà Rịa, Biên Hòa, Tây Ninh, Thủ Dầu Một.
Miền Trung gồm 6 tỉnh: Chợ Lớn, Gia Ðịnh, Mỹ Tho, Gò Công, Tân An, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Sa Ðéc.
Miền Tây gồm 7 tỉnh: Bạc Liêu, Cần Thơ, Châu Ðốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Rạch Giá, Sóc Trăng.
Bến Tre có 217.000 người, trong đó có 213.000 người Việt, 1.150 người Minh Hương, 2.500 người Hoa.

1900
1 tháng 1, Thi hành nghị định của Toàn quyền Paul Doumer (20-12-1899) sở tham biện Bến Tre (inspection) đổi thành tỉnh (province) cùng lúc với các tỉnh khác ở Nam Kỳ. Tỉnh Bến Tre lúc bấy giờ gồm cù lao Bảo và cù lao Minh.

Biên niên sử Nam Kỳ thế kỷ 17 và 18

Thế kỷ 17 (1623-1699)

1623
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai sứ sang kinh đô Chân Lạp yêu cầu được lập sở thuế thương chính tại Prey Nokor (Sài Gòn). Ðược vua Chey Chetta chấp thuận, chúa Nguyễn đã cho lập tại đây một sở thu thuế. Từ đấy, người Việt di cư đến làm ăn, buôn bán, khai phá đất đai ngày càng đông.
1627
Chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh (ở Ðàng Ngoài) và Nguyễn (ở Ðàng Trong) bùng nổ. Cuộc chiến tranh kéo dài đến 46 năm (1627 - 1673).
1632
Ở Ðàng Trong, chúa Nguyễn Phúc Nguyên bắt đầu cho lập sổ bộ, định chế độ thuế.
1634
Nguyễn Phúc Nguyên ban lệnh cấm truyền bá đạo Thiên Chúa.
1641
Ðàng Trong bị đại hạn, nhân dân chết đói nhiều.
1658
Lấy cớ vua Chân Lạp "vi phạm biên cảnh", chúa Nguyễn Phúc Chu sai phó tướng dinh Phú Yên là Nguyễn Phước Yến đem 3.000 quân đến Mô Xoài (còn gọi là Mỗi Xuy) đánh bắt được Nặc Ông Chân, đưa về giam ở Quảng Bình.
1673
Hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn chấm dứt chiến tranh, lấy sông Gianh làm giới hạn giữa Ðàng Trong và Ðàng Ngoài.
1679
Không chịu thuần phục nhà Mãn Thanh, mùa xuân Kỷ Mùi (1679) hai tướng nhà Minh là Dương Ngạn Ðịch và Trần Thượng Xuyên đem 3.000 quân cùng gia quyến đi trên 50 chiến thuyền, đậu từ cửa Eo đến cửa Ðà Nẵng xin cư trú. Sau khi bàn bạc lợi hại cùng triều thần, chúa Nguyễn chấp thuận chủ trương đưa họ vào khai phá vùng đất phía Nam. Gần 2.000 người do Trần Thượng Xuyên cầm đầu vào cửa Cần Giờ, đến định cư ở Bàn Lân, xứ Ðồng Nai tức vùng Biên Hòa ngày nay. Hơn 1.000 người khác do Dương Ngạn Ðịch cầm đầu vào khai thác vùng Mỹ Tho.
1686
Bệnh dịch dữ dội cả Ðàng Trong và Ðàng Ngoài, làm chết hàng ngàn người.
1688
Phó tướng của Dương Ngạn Ðịch là Hoàng Tấn làm phản, giết chủ tướng và mưu đồ bá chiếm, cát cứ.
1698
Mùa xuân năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn Phúc Chu cử Thống suất Nguyễn Hữu Kính (cũng đọc là Nguyễn Hữu Cảnh) làm kinh lược, "lấy đất Nông Nại làm phủ Gia Ðịnh, đặt xứ Ðồng Nam làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đều đặt chức lưu thủ, cai bạ, ký lục để cai trị”. Lại chiêu mộ những lưu dân từ Quảng Bình trở vào để khai phá ruộng đất, lập thành thôn, xã. Lúc bấy giờ, số người Việt đến định cư ở nơi đây đã hơn 4 vạn hộ, nghĩa là tương đương với 200.000 dân.
1699
Vua nước Chân Lạp là Nặc Ong Thu đem quân quấy phá phủ Gia Ðịnh. Chúa Nguyễn sai quan Thống suất Nguyễn Hữu Kính đưa quân đánh trả, sang đến thành Nam Vang. Nặc Ong Thu phải xin hàng và theo lệnh triều cống như cũ.
Thắng trận, Nguyễn Hữu Kính kéo quân về đóng ở cồn Cây Sao (nay là cù lao Ông Chưởng, thuộc tỉnh An Giang).

Thế kỷ 18 (1703-1799)

1703
Tháng 1 (âl), Chúa Nguyễn ban hành chính sách thuế ruộng đất ở Ðàng Trong trên cơ sở kết quả đã điều tra được từ năm 1669, tức là thu cả thuế những ruộng mới khai hoang được đo đạc.
1708
Mạc Cửu Nguyên người Lôi Châu, tỉnh Quảng Ðông, Trung Hoa đến lập phố chợ, chiêu tập lưu dân lập thành 7 thôn xã ở đất Hà Tiên. Ðể được chính quyền Việt Nam ở Gia Ðịnh che chở chống lại bọn cướp biển Xiêm thường tới cướp bóc, đốt phá, Mạc Cửu xin thần thuộc chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn Phúc Chu chấp thuận đề nghị này và phong Mạc Cửu làm Tổng binh, tiếp tục cai quản đất Hà Tiên.
1731
Nhà thờ Thiên Chúa họ đạo Cái Mơn (huyện Chợ Lách) được xây dựng.
1732
Chúa Nguyễn Phúc Chu chủ trương nhập Ðịnh Tường và Long Hồ (Vĩnh Long) vào đất Phiên Trấn.
1744
Ðàng Trong, Nguyễn Phúc Khoát đúc ấn quốc vương, lên ngôi ở Phú Xuân, bắt đổi y phục, phong tục của dân, quy định lại triều phục văn, võ, thay đổi tổ chức hành chính, chia Ðàng Trong thành 12 dinh và 1 trấn Hà Tiên. Phú Xuân được gọi là chính dinh.
1752
Nạn đói ở Ðàng Trong, dân nghèo chết nhiều, giá gạo cao vọt.
1756
Nguyễn Cư Trinh tổ chức cai trị trên phần đất về sau gọi là đạo Trường Ðồn (Ðịnh Tường). Rồi tiếp đó, lập các đạo Ðông Khẩu, Tân Châu, Châu Ðốc, Kiên Giang và Long Xuyên (Cà Mau).
1769
Tháng 1 (âl), Chúa Nguyễn Phúc Thuần mới lên ngôi, lệnh cho các địa phương ở Ðàng Trong lập sở thuế.
1771
Khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra. Quân khởi nghĩa lập đồn trại ở Tây Sơn Thượng (Gia Lai) và ở Tây Sơn Hạ (Bình Ðịnh).
1775
Tháng 1 (âl), Sau khi quân Trịnh chiếm thành Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Thuần cùng gia quyến chạy vào Quảng Nam. Tại đây chúa phong Nguyễn Phúc Dương làm Ðông Cung rồi để ở lại cùng một số tướng sĩ, còn mình thì theo đường biển chạy vào Gia Ðịnh, đóng tại Bến Nghé.
1776
Quân Tây Sơn, dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Lữ, đánh chiếm Sài Gòn, rồi thừa thắng đánh chiếm dinh Long Hồ và dinh Trấn Biên.
1777
Tháng 3 (âl), Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đem quân thủy bộ vào đánh Gia Ðịnh. Lần đầu tiên Nguyễn Huệ xuất hiện ở chiến trường Gia Ðịnh, chiếm được Sài Gòn, giết chúa Nguyễn Phúc Thuần. Nguyễn Phúc Ánh thoát nạn, chạy ra đảo Thổ Châu.
Tháng 4 (âl), Quân Tây Sơn đánh đồn Ba Việt (Ba Vát) của chúa Nguyễn Phúc Thuần.
Tháng 8 (âl), Quân Tây Sơn lại đánh đồn Ba Việt, bắt chúa Nguyễn Phúc Dương. Tống Phước Hòa, võ tướng của chúa Nguyễn tự vẫn.
Tháng 10 (âl), Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để Tổng đốc Châu ở lại trấn thủ Sài Gòn, rồi rút một phần quân về lại Quy Nhơn.
Tháng 12 (âl), cuối năm Ðinh Dậu, được tin Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ rút về Quy Nhơn, Nguyễn Ánh phối hợp với quân Ðỗ Thành Nhơn, đánh úp dinh Long Hồ. Sau đó, họ đánh bại quân của Tổng đốc Châu, chiếm lại Sài Gòn.
1778
Tháng 3 (âl), tại Sài Gòn, Ðỗ Thành Nhơn và các tướng tôn Nguyễn Ánh làm nguyên soái Nhiếp quốc chính, năm ấy ông 17 tuổi. Nguyễn Ánh cho đắp lũy đất ở phía tây sông Bến Nghé, đóng hơn 50 chiến thuyền hiệu “Long Lân” để bảo vệ Sài Gòn.
1779
Tháng 11 (âl), Nguyễn Ánh tổ chức lại việc cai trị đất Gia Ðịnh, chia làm 3 dinh: Trấn Biên (Biên Hòa), Phiên Trấn (Gia Ðịnh và Ðịnh Tường) và Long Hồ (Vĩnh Long và An Giang), chỉnh đốn lại thuế điền, tích trữ lương thực để chống lại Tây Sơn. Rồi nâng đạo Trường Ðồn (Mỹ Tho) thành dinh. Như vậy, đất Gia Ðịnh gồm 4 dinh và một trấn là Hà Tiên.
1780
Tháng 1 (âl), Nguyễn Ánh xưng vương ở Gia Ðịnh, dùng ấn "Ðại Việt quốc Nguyễn chủ Vĩnh trấn chi bảo", nhưng trên giấy tờ vẫn để niên hiệu nhà Lê.
1781
Tháng 5 (âl), Nguyễn Ánh đem 3 vạn quân thủy bộ và 80 chiến thuyền từ Gia Ðịnh, tiến đánh quân Tây Sơn ở Nha Trang. Nhưng đội quân voi chiến của Tây Sơn đã đánh cho quân Nguyễn Ánh đại bại.
1782
Tháng 3 (âl), Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ dẫn mấy trăm chiến thuyền vào cửa Cần Giờ, đánh tan thủy binh của Tống Phước Thiêm, thu lại thành Gia Ðịnh lần thứ hai. Quân Nguyễn thua, rút về Ba Giồng (Tiền Giang).
Tháng 5 (âl), để trả thù cho Phạm Ngạn, một tướng giỏi của Tây Sơn, bị đội quân Hòa Nghĩa của người Hoa giết chết, Nguyễn Nhạc đã ra lệnh giết hơn 1 vạn người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
Nguyễn Ánh từ Sài Gòn chạy về Bến Tre, sau đó chạy ra đảo Phú Quốc. Bến Tre là nơi từng in dấu nhiều cuộc chạy trốn của Nguyễn Ánh.
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ trở về Quy Nhơn, để hàng tướng Ðông Sơn là Ðỗ Nhàn Trập cùng 3.000 quân coi giữ Gia Ðịnh.
Tháng 8 (âl), Châu Văn Tiếp đem quân từ Phú Yên vào hợp với quân các đạo, đánh đuổi quân Tây Sơn, chiếm lại Gia Ðịnh, rồi cho người ra Phú Quốc đón Nguyễn Ánh về.
1783
Tháng 2 (âl), Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ vào cửa Cần Giờ tiến đánh Gia Ðịnh, quân Nguyễn Ánh thua to, chạy về Ba Giồng, sau rút về Eo Lói (Thạnh Phú), rồi ra Phú Quốc, Côn Lôn.
Tháng 7 (âl), Nguyễn Ánh quyết định giao cho con trai cả là hoàng tử Cảnh (mới 4 tuổi) cho Giám mục Pigneau de Béhaine (Bá Ða Lộc) sang Pháp xin cầu viện.
Tháng 8 (âl), Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ rút quân về Quy Nhơn, để Trương Văn Ða và Chưởng tiền Bảo trấn giữ Gia Ðịnh.
1784
Tháng 2 (âl), sau 4 lần bị quân Tây Sơn đánh cho tơi tả, Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm cầu viện vua Chất Tri.
Tháng 6 (âl), Nguyễn Ánh, Châu Văn Tiếp dẫn các tướng Xiêm là Chiêu Sương, Chiêu Tăng, Sa Uyển, Chiêm Thùy Biện cùng 5 vạn quân thủy bộ, 300 chiến thuyền vào đánh phá Gia Ðịnh. Tại thủ Ba Lai đã xảy ra trận kịch chiến giữa quân Tây Sơn do Phạm Văn Tham chỉ huy với quân Xiêm - Nguyễn Ánh.
Tháng 12 (âl), được tin báo, quân Xiêm xâm lược, Nguyễn Huệ cấp tốc đem đại binh vào Gia Ðịnh.

1785
20 tháng 1 (âl), Nguyễn Huệ cho quân mai phục ở Rạch Gầm - Xoài Mút (phía tây Mỹ Tho) và bất ngờ chặn đánh quân Xiêm. Quân Xiêm thua to, bị giết gần hai vạn, chỉ còn sống sót được mấy nghìn, trốn chạy về nước. Nguyễn Ánh cũng chạy về Trấn Giang, ra đảo Thổ Chu, rồi sang Xiêm. Sau chiến thắng này, Nguyễn Huệ lại về Quy Nhơn, để Ðô úy Ðặng Văn Trấn ở lại giữ Gia Ðịnh. Ðây cũng là lần cuối cùng Nguyễn Huệ vào Gia Ðịnh.

Tháng 5 (âl), Nguyễn Ánh cho số quân tướng còn lại chăm lo việc đồn điền để lấy lương thực và sai người lẻn về Gia định mộ quân.

1787
Tháng 8 (âl), Nguyễn Ánh kéo quân vào cửa Cần Giờ, Nguyễn Lữ sợ hãi, bỏ Gia Ðịnh kéo quân về Quy Nhơn rồi ốm chết. Thái bảo Phạm Văn Tham đem quân kháng cự. Quân Nguyễn Ánh vẫn không hạ được thành Sài Gòn.

Tháng 10 (âl), một trận đánh lớn giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh trên sông Mỹ Lung (tức sông Bến Tre ngày nay).

28 tháng 11, tại Pháp, Giám mục Pigneau de Béhaine được sự ủy quyền của Nguyễn Ánh đã cùng với Bá tước De Montmorin, Thượng thư Bộ Ngoại giao, đại diện cho hoàng đế nước Pháp, ký hiệp ước Versailles. Hiệp ước gồm 10 điều khoản, trong đó có việc để Pháp sử dụng đảo Côn Lôn, cảng Ðà Nẵng và được hưởng đặc quyền buôn bán ở Ðàng Trong.

1788
7 tháng 9 (âl), Nguyễn Ánh chiếm lại Sài Gòn lần cuối, đặt lại quan chế, định binh chính, lập lại triều nghi, chỉnh đốn lại việc cai trị, chấm dứt chủ quyền Tây Sơn trên phần đất dành cho Nguyễn Lữ. Nguyễn Ánh ra lệnh bãi bỏ luật của Tây Sơn, ban hành những luật lệ mới trước hết nhằm bảo vệ trị an. Nguyễn Ánh đặt chức quan điền tuấn, gồm 12 người, trong đó có Trịnh Hoài Ðức, Lê Quang Ðịnh, Ngô Tùng Châu, Hoàng Minh Khánh... đi các dinh Phiên Trấn, Trấn Biên, Trấn Vĩnh, Trấn Ðịnh, đốc sức dân chúng lo việc sản xuất nông nghiệp.

1790
Tháng 3 (âl), Nguyễn Ánh cho lập Gia Ðịnh kinh, xây dựng thành Bát Quái (cũng gọi là thành Quy) theo kiến trúc phòng thủ Vauban (Pháp).

Tháng 8 (âl), Nguyễn Ánh ban hành lệnh khuyến nông, mộ dân lập các nậu, đội đồn điền.

1791
Tháng 4 (âl), Nguyễn Ánh mở khoa thi ở Gia Ðịnh, chia làm hai kỳ đệ nhất và đệ nhị, lấy đỗ 12 người.

1792
29 tháng 7 (âl), Vua Quang Trung Nguyễn Huệ mất, con trưởng là Quang Toản, 10 tuổi, lên nối ngôi, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Cái chết bất ngờ của vua Quang Trung là nguyên nhân vô cùng quan trọng dẫn đến sự suy bại nhanh chóng của triều Tây Sơn sau này.

Tháng 8 (âl), Nguyễn Ánh khởi đầu kế hoạch phát binh theo gió mùa, đưa binh thuyền ra đánh Tây Sơn ở Phú Yên, Diên Khánh, Thị Nại... Kế hoạch này được gọi là "chiến thuật đánh giặc mùa".

1795
Tháng 5 (âl), Nội bộ triều Tây Sơn lục đục, chia rẽ. Thừa cơ ấy, Nguyễn Ánh huy động toàn bộ lực lượng, mở những cuộc tấn công lớn, đánh bại quân Tây Sơn ở nhiều nơi.

1796

Tháng 5 (âl), lại một lần nữa, Nguyễn Ánh ban hành lệnh khuyến nông.

Tháng 7 (âl), Nguyễn Ánh mở khoa thi ở trường thi Gia Ðịnh, lấy trúng cách 273 người.

1799
Tháng 11 (âl), Nguyễn Ánh tổ chức lại việc cai trị đất Gia Ðịnh, chia vạch địa giới 3 dinh: Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ. Dinh Phiên Trấn gồm 4 tổng: Bình Dương, Tân Long, Phước Lộc và Bình Thuận.

Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2010

Sự tích Bõ Hậu ở Long Hưng (Nước Xoáy)

Sự tích Bõ Hậu ở Long Hưng (Nước Xoáy)

Nguyễn Văn Mậu (? - 1809) còn có tên là Hậu, hay còn được gọi tôn là Bõ Hậu; là một hào phú đã có công giúp Nguyễn Phúc Ánh, khi vị chúa này đến đây đồn trú để mưu phục lại cơ đồ của dòng họ.

Ông là người làng Tân Long, thuộc Sa Đéc (nay thuộc xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp). Là một hào phú, ông làm chức tri thâu (thu thuế), được tín nhiệm nên kiêm luôn chức Trùm cả ở làng.

Sau khi đại bại ở trận Rạch Gầm-Xoài Mút đêm 19 rạng 20 tháng 1 năm 1785, chúa Nguyễn Phúc Ánh đã dẫn tàn quân chạy sang Xiêm La và sống hơn hai năm ở đó. Nhận thấy vua nước này đã không giúp được mình lại còn có bụng ghen ghét, bèn để thư lại từ tạ rồi nửa đêm chúa Nguyễn cùng bầu đoàn xuống thuyền về nước (1787).

Về đến Sa Đéc, chúa Nguyễn đã chọn làng Tân Long làm nơi đồn trú, và cho đổi tên làng là Long Hưng. Nơi đây có con rạch chịu áp lực của hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, nên có rất nhiều chỗ nước xoáy cuốn tròn, vì vậy dân gian gọi là Nước Xoáy, còn trong sử sách gọi là Hồi Oa.

Cũng chính tại đây, chúa Nguyễn đã sai người [1] đi thu phục Võ Tánh là một trong tam hùng (Đỗ Thành Nhơn, Châu Văn Tiếp, Võ Tánh). Năm sau (1788), Võ Tánh đã đem binh gia tướng sĩ của mình từ Giồng Tre (thuộc Gò Công) về Nước Xoáy hội quân, được Nguyễn Ánh tin dùng phong làm chưởng cơ và gả cho em gái là Nguyễn Thị Ngọc Du (tức Phúc Lộc công chúa).

Trong thời gian ở Nước Xoáy từ tháng 7 năm 1787 đến tháng giêng năm 1788, chúa Nguyễn được ông Mậu và gia đình hết lòng phò trợ. Ông đã tự nguyện mở lẫm lúa và xuất tiền của để chu cấp cho cả đoàn tùy tùng của chúa Nguyễn suốt mấy tháng dài, và còn vận động nhiều con cháu và trai tráng trong làng đến đầu quân. Tương truyền, ông Hậu còn muốn đưa con gái của mình làm thê thiếp chúa Nguyễn. Không bằng lòng, cô gái giả điên, thường lấy bùn, lấy lọ bôi lên mặt. Sau, cô gái phát cuồng thật, lâm bịnh rồi qua đời.

Cảm nhận những nghĩa cử của ông, Nguyễn Phúc Ánh gọi ông là "Ông Bõ", có nghĩa là cha nuôi (hay ông tớ già, ngày nay ai muốn hiểu sao thì hiểu. Lời Vương Hồng Sển). Từ đó, nhân dân trong vùng cũng đã gọi theo là "Ông Bõ Hậu".

Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh khôi phục được cơ nghiệp của tổ tiên, lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long. Nhớ đến công lao thuở trước, nhà vua có sắc chỉ mời ông Mậu ra Kinh đô Huế, nhưng ông mượn cớ tuổi già sức yếu xin được miễn ra chầu.

Không ép, nhà vua gửi vào cho ông một bộ phẩm phục, một bộ chén trà hiệu năm Giáp Tý (1804), một số tiền và một sắc phong cho ông tước Đức hầu.

Năm 1809, Nguyễn Văn Mậu qua đời. Vua Gia Long có chỉ truyền cho bộ Công cử người vào xây mộ cho ông và cho cả người con gái vắn số của ông.

Năm 1942, lần đầu tiên, vua Bảo Đại vào thăm Nam Kỳ. Trong thời gian cư ngụ ở Sài Gòn, nhà vua đã ngỏ ý muốn đến viếng Lăng Ông Bõ Hậu. Chánh quyền thực dân Pháp ở Sa Đéc viện cớ là đến Tân Long phải đi tàu máy, rất bất tiện nên từ chối. Thật sự thì họ không muốn cho vua Bảo Đại có được cơ hội gây cảm tình và uy tín đối với dân chúng miền Nam .

Sau, trước cảnh hoang phế của khu mộ này, có người đã làm thơ rằng:

Vào lăng ông Bõ, cám tình ông
Thấy cảnh ai không động tấm lòng?
Đất nghĩa tuyết dầm, mao (meo?) mốc đượm.
Nền nhân sương ấp, cánh hoa vun.
Vầng mây lăm giúp cây tàn lọng,
Ngọn gió đưa giùm tiết đức phong.
Thức nguyệt đánh đèn soi tỏ rạng,
Cho lòng trời biết chút mồ trung.


Hiện khu mộ vẫn còn ở xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Nhắc lại chuyện Bõ Hậu, học giả Vương Hồng Sển viết:
…"Phải biết lúc đó, Nguyễn Lữ đang là trấn tướng vùng Long Xuyên (Cà Mau hiện nay), nếu biết tin Mậu hai lòng, ắt làm cỏ sạch vùng Nước Xoáy chớ chẳng không. Việc trở cờ theo chúa Nguyễn tỏ ra Mậu có gan dạ và bản lĩnh khác hơn ai.
Phần chúa Nguyễn vừa gặp mặt Mậu là biết ngay "người này dùng được". Khi ấy, chúa sửa tên Mậu lại và Hậu và giao phó việc tiếp tế lương thực. Để tỏ cho biết mình là vua chúa, Nguyễn Ánh ban hay giao cho Hậu một kỷ vật, không ai có, là một cái thố to lớn da kiểu, dạy Hậu từ rày dùng vật ấy để dâng cơm "ngự thiện"...Từ nhà ông Hậu để chỗ đóng binh, đường xa độ ba bốn cây số ngàn, mỗi ngày ông Hậu sai tôi tớ nấu cơm từ khuya bằng chảo đụn lớn, rồi chuyền qua ghe chở lẹ qua Hồi Oa...May cho cái thố ấy, là khi dùng, ông không dùng nắp, cho nên ngày nay nó vẫn còn nguyên vẹn. Có lẽ lúc ấy, ông Bõ đã dùng lá chuối, lá sen đậy thay cho nắp...Việc binh bất khả lậu, nên một hôm chúa di binh nơi khác, không kịp thâu hồi cái thố quí, nhưng có lẽ chúa muốn để lại nhà Bõ như là một vật lưu niệm...
Gia đình Bõ Hậu sau này sa sút, và hai vật báu là cái thố bự dâng cơm ngự và bộ chén trà Giáp Tý phải sang tay chủ khác"...(Thú chơi cổ ngoạn, tr. 238. Người mua được hai cổ vật chính là Vương Hồng Sển).

Thông tin thêm:
Định trú đóng ở Tân Long (tức Long Hưng) lâu dài, chúa Nguyễn đã sai đắp một đồn bằng đất, vuông vức khoảng 6 công đất (6.000m2), và đắp hai dãy pháo đài để ngăn phòng: một làng Tân Long gọi là Bảo Tiền, một ở làng Phong Hòa gọi là Bảo Hậu. Ngoài ra, chúa còn sai quân và dân vận chuyển đất đá xây cản mấy con kênh dẫn vào căn cứ.

Ở đây, chúa Nguyễn thường ra ngồi nơi gốc cây da cạnh mé rạch Long Hưng để câu cá và suy tính tìm mưu chống Tây Sơn. Nhân đó, dân chúng gọi nơi ấy là Cây Da Bến Ngự.

Hiện nay, đồn xưa chỉ còn lại là một nền đất gần như phẳng lì; cây da thì đã bị đốn bỏ từ lâu, và nơi câu cá thuở nào giờ cũng đã bị sạt lở xuống sông mất dấu.

Bùi Thụy Đào Nguyên, kể.
Chú thích:
[1] Lần đầu chúa Nguyễn sai Nguyễn Đức Xuyên, lần sau sai Trương Phước Giao, mới thu phục được Võ Tánh (Huỳnh Minh, Gò Công xưa, 2001, tr. 12).
Sách tham khảo:
-Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược. Nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn, 1968.
-Vương Hồng Sển, Thú chơi cổ ngoạn. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1990.
-Huỳnh Minh, Vĩnh Long xưa. Nhà xuất bản Thanh Niê

Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

Một hòn đá to cản đường

Một hòn đá to cản đường không thể tự biến mất khi chúng ta không phá tan hay lăn bỏ nó, Tuyệt đối không thể ngồi niệm thần chú hay cầu nguyện để nó tự biến mất (sao chép, có biên tập lại).

Thứ Năm, 8 tháng 7, 2010

Danh tướng nhà Tây Sơn Trần Quang Diệu



Trần Quang Diệu (1746–1802) là một trong Tây Sơn thất hổ của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông cùng với vợ là nữ tướng Bùi Thị Xuân đã cố sức chiến đấu để bảo vệ vương triều này, nhưng không thành công, và cả hai đều bị vua Gia Long xử tội chết.

1. Quê quán và họ tên:
Trước đây có hai ý kiến khác nhau về quê quán của Trần Quang Diệu:
-Một là ở xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định
-Hai là ở xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Sau, nhờ tìm được mộ của mẹ Trần Quang Diệu ở phía Tây Nam hòn Thổ Sơn (thuộc Ngũ Hành Sơn), cách chân núi khoảng 30 m trong vườn của ông Trần Xê. Ngôi mộ này được lập vào tháng 3 năm Nhâm Tý (1792), thời chính quyền Tây Sơn quản lý đất Quảng Nam.
Và qua xác minh nhiều nguồn tư liệu (trong đó có bản phổ ý của dòng họ Trần Quang Diệu), đầu năm 1996 Bảo tàng Đà Nẵng và Hội sử học Đà Nẵng đã ra thông báo rằng:
Trần Quang Diệu, vốn có tên Trần Văn Đạt [1], người ở làng An Hải (nay thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng), là con trai của ông Trần Tấn và bà Phan Thị Hy.

2. Sự nghiệp:
2.1 Dưới thời Nguyễn Huệ:
Lúc nhỏ, theo sách “Nhà Tây Sơn” (tr.48-50), thì Trần Quang Diệu học văn học võ nhiều thầy. Lớn lên, một lần ông đi săn trên núi Kim Sơn ở Hoài Ân, tình cờ gặp được một ông lão tên là Diệp Đình Tòng , vì can tội giết chết một viên tri huyện tham ô, mà ông và vợ con phải trốn vào đây. Trong hơn 20 năm dài ấy, không chịu nổi sơn lam chướng khí, vợ con ông đều đã lần lượt qua đời.

Ông Tòng là người thông thạo cả năm món binh khí, đó là: đao, kiếm, côn, thương và cung. Tuy nhiên, Trần Quang Diệu chỉ học môn đại đao. Năm năm sau, thầy mất. Trần Quang Diệu băng núi đến Vĩnh Thạnh, rồi nghe tin Nguyễn Nhạc là người có chí lớn (lúc này Nguyễn Nhạc đang làm chủ sòng bạc ở Kiên Mỹ), nên tìm đến làm quen. Chính vì mối giao tình này, nên khi Nguyễn Nhạc cùng hai em là Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa, Trần Quang Diệu liền tham gia phong trào Tây Sơn ngay từ buổi đầu.

Theo lời kể dân gian, thì một hôm Trần Quang Diệu trên đường từ Hoài Ân vào Kiên Mỹ để gặp Nguyễn Nhạc, thì bị cọp dữ tấn công. Chống trả được một hồi, ông Diệu vừa bị thương vừa đuối sức. Bùi Thị Xuân tình cờ đi qua liền xông vào mới cứu được mạng ông. Ít lâu sau, nhờ Nguyễn Nhạc đứng ra làm chủ hôn, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân trở thành vợ chồng, rồi cùng trải bao gian lao dưới ngọn cờ khởi nghĩa Tây Sơn.

Trong chiến thắng Kỷ Dậu 1789, Trần Quang Diệu được biên chế trong đạo trung quân do Nguyễn Huệ chỉ huy. Sau trận đại thắng này, ông được cử làm đốc trấn Nghệ An, vừa lãnh nhiệm vụ trấn thủ, vừa lo việc xây dựng thành Phượng Hoàng trung đô ở đây.

Năm 1792, Ai Lao (Lào) thiếu cống, vua Quang Trung bèn phong cho đô đốc Trần Quang Diệu làm đại tổng quản, Lê Trung (có sách chép Lê Văn Trung) làm đại tư lệ cùng xuất quân tiến sang. Vua Ai Lao chống cự không nổi, đem quân chạy trốn. Quân Tây Sơn tràn vào thành, thu hết vàng bạc, châu báu, voi ngựa...đem về nước [2].

2.2 Dưới thời Nguyễn Quang Toản:
Tháng 7 năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung đột ngột qua đời. Tuân theo di chiếu, Trần Quang Diệu, Bùi Đắc Tuyên và Vũ Văn Dũng cùng tôn phò Nguyễn Quang Toản (10 tuổi) lên ngôi, tức vua Cảnh Thịnh.

Năm 1793, quân chúa Nguyễn kéo ra bao vây thành Quy Nhơn do Nguyễn Nhạc cai quản. Nhận lời cầu cứu, vua Quang Toản cử Trần Quang Diệu dẫn quân vào đánh giải vây được.
Sách “Lê quý dật sử” (tr. 110) chép:
Nguyễn Nhạc mở cửa thành đón tiếp quan quân, phát tiền bạc, quần áo, lương thực. Tướng sĩ của Quang Diệu cậy công lấn bức, vô lễ. Không bao lâu, Nguyễn Nhạc ôm hận uống thuốc độc chết [3]. Quang Diệu nhân đó tịch thu vàng bạc trong kho và voi ngự dâng nộp. Quang Toản sai tướng chia quân chiếm cứ thành Quy Nhơn.

Năm 1795, Trần Quang Diệu một lần nữa xuất quân chiếm lại Diên Khánh. Khi chiến sự đang giằng co với lợi thế thuộc về quân Tây Sơn thì có triều biến tại Phú Xuân: không có lệnh vua, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Văn Huấn và Phạm Công Hưng lập mưu giết tướng Ngô Văn Sở và cha con thái sư Bùi Đắc Tuyên. Hay tin, Trần Quang Diệu vội thu quân về triều, đóng quân ở mạn Nam sông Hương, hướng mặt vào thành Phú Xuân, trong khi Vũ Văn Dũng đóng ở mạn Bắc sông và muốn đem quân cự lại. Vua Cảnh Thịnh phải cho người ra khuyên giải, mâu thuẫn giữa hai đại tướng mới được thu xếp ổn thỏa. Kể từ đó, Trần Quang Diệu làm thái phó, Nguyễn Văn Huấn làm thiếu bảo, Vũ Văn Dũng làm đại tư đồ và Nguyễn Văn Danh (hay là Nguyễn Văn Tứ) làm đại tư mã, gọi là tứ trụ đại thần.

Nhưng chẳng lâu sau, vua Cảnh Thịnh nghe lời gièm pha rút hết binh quyền của thái phó Quang Diệu. Thấy thế Tây Sơn đã suy nhược, năm 1799, chúa Nguyễn bèn cử đại binh ra đánh, đến tháng 5 (âm lịch) thì bao vây thành Quy Nhơn. Khi ấy, Trần Quang Diệu mới được giao lại binh quyền để cùng Vũ Văn Dũng đem binh vào cứu. Theo Việt Nam sử lược thì quân của Vũ Văn Dũng không đánh mà tan. Việc ấy là tội của tướng chỉ huy, nhưng nhờ có Quang Diệu giấu đi. Cảm ơn ấy, Vũ Văn Dũng kết nghĩa sinh tử với Trần Quang Diệu. Bấy giờ, có mấy người ganh ghét muốn nhân dịp này mà đổ tội cho ông bèn tâu với nhà vua. Vua Cảnh Thịnh liền sai người đem mật thư ra bảo Văn Dũng hãy diệt trừ Quang Diệu. Được Vũ Văn Dũng cho xem thư, thái phó Diệu tức tốc dẫn quân về triều, nói là để bắt quân phản loạn. Cuối cùng, vua Cảnh Thịnh phải bắt mấy mật tấu giao cho ông, việc mới yên.

Dẫn quân trở lại Quy Nhơn, đến tháng giêng năm Canh Thân (1800), thì Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng cùng tấn công thành. Tướng Nguyễn là Võ Tánh giữ vững không ra đánh. Trần Quang Diệu sai đắp lũy chung quanh thành, chia quân vây bốn mặt; Vũ Văn Dũng đem thủy quân ra đóng giữ cửa Thị Nại, xây đồn và đặt pháo để cản ngăn quân cứu viện. Được tin thành Quy Nhơn bị vây, chúa Nguyễn cử đại quân ra cứu Quy Nhơn, các tướng Nguyễn phá tan thủy quân Tây Sơn ở Trận Thị Nại. Vũ Văn Dũng phải bỏ cửa Thị Nại lên bộ hợp quân với Trần Quang Diệu. Quân Tây Sơn vây thành càng ngặt.

Nhận thấy hai tướng giỏi nhất và tinh binh Tây Sơn tập trung cả ở Quy Nhơn, Võ Tánh viết thư khuyên chúa Nguyễn đừng vội lo giải vây, mà hãy ra đánh Phú Xuân trước. Nguyễn Phúc Ánh nghe theo, đến tháng 5 âm lịch năm 1801, thủy quân Nguyễn ra đánh chiếm được Phú Xuân.[10] Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng nghe tin Phú Xuân thất thủ, sai tướng đem quân về cứu, nhưng đến Quảng Nam thì bị chặn lại phải quay về. Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng càng dốc quân đánh thành Quy Nhơn. Trong thành hết lương thực, Võ Tánh đưa thư cho Trần Quang Diệu nói rằng: Phận sự ta làm chủ tướng, thì đành liều chết ở dưới cờ. Còn các tướng sĩ không có tội gì, không nên giết hại. Xong, Võ Tánh chất rơm cỏ dưới lầu Bát Giác tự thiêu, hiệp trấn Ngô Tòng Châu cũng uống thuốc độc tự tử, thành Quy Nhơn đầu hàng. Trần Quang Diệu vào thành, sai làm lễ liệm táng cho hai người tử tế, và tha cho tướng sĩ nhà Nguyễn, không giết một ai. Sau đó, ông chia người đi cứu Phú Xuân và Phú Yên nhưng đều thất bại.

Quân Tây Sơn chiếm lại được thành Quy Nhơn nhưng các mặt đều là địch, khó bề chống giữ. Tháng 3 âm lịch năm 1802, nghe tin vua Cảnh Thịnh và Bùi Thị Xuân đã thua trận ở Trấn Ninh (tháng giêng năm 1802), Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng bỏ thành, đem binh tượng đi đường thượng đạo qua Lào ra Nghệ An để hội quân với vua Cảnh Thịnh. Nhưng khi tới châu Quỳ Hợp, vào được đất Hương Sơn thì nghe thành Nghệ An đã thất thủ, Trần Quang Diệu và vợ con bèn về huyện Thanh Chương. Lúc này, tướng sĩ đi theo dần rời bỏ, trốn được mấy hôm thì cả nhà ông đều bị quân đối phương bắt sống.

2.3 Bị xử chết:
Nguyễn Phúc Ánh, khi này đã lên ngôi và lấy hiệu Gia Long (1802), chiêu hàng Trần Quang Diệu. Ông đáp:
Trung thần không thờ hai vua, nay tôi bị bắt thì chỉ có tội chết. Nếu nhà vua mới rộng lượng tha cho, như trước đây tôi đã tha cho các tướng ở Quy Nhơn thì tôi sẽ về ở nơi thôn dã, cày ruộng, nộp thuế như người thường dân, chứ nhận chức quan của triều đại mới thì không phải là trượng phu [4].

Biết không thể khuất phục được Trần Quang Diệu, vua nhà Nguyễn xử ông tội chết. Về cái chết của ông, có hai thông tin:

Phạm Khắc Hòe, nguyên Đổng lý Ngự tiền văn phòng triều Bảo Đại, cho rằng vì ông thờ mẹ già 80 tuổi có hiếu nên vua Gia Long chỉ ra lệnh chém đầu, chứ không hành hình như một số người khác [5].
GS. Nguyễn Khắc Thuần, cho rằng ông bị xử lột da sống. Thông tin này được nhiều nhà nghiên cứu đồng thuận, trong đó có: Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Quách Tấn, Trần Xuân Sinh [6].

Thông tin thêm:
Chuyện kể rằng Trần Quang Diệu và Nguyễn Văn Thoại (tức Thoại Ngọc Hầu) là đôi bạn láng giềng thân thiết. Sau quê hương loạn lạc, gia đình Trần Quang Diệu bỏ xứ về quê ngoại ở làng Trà Khê (nay thuộc quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng), còn Nguyễn văn Thoại thì theo cha mẹ vào sống tại Cù lao Dài trên sông Cổ Chiên (Vĩnh Long).

Khi biết tin nhau thì hai ông đã ở hai bên chiến tuyến. Vào năm 1801, lúc Nguyễn Văn Thoại mang quân từ Vạn Tượng (Lào) tiến đánh Phú Xuân, nghe tin Trần Quang Diệu từ Quy Nhơn cầm binh ra tiếp cứu; vì không muốn đối đầu với bạn, nên ông Thoại giao binh quyền cho phó tướng của mình là Lưu Phước Tường rồi bỏ vào Gia Định. Vì vậy, ông bị chúa Nguyễn Phúc Ánh bắt tội là không có lệnh của vua mà tự tiện về, giáng xuống làm cai đội cai quản đạo Thanh Châu. Năm 1802, trong dịp khen thưởng những người có công, rất có thể vì chuyện này, mà ông cũng chỉ được nhà vua phong làm Khâm Sai Thống binh cai cơ sau mới thăng làm chưởng cơ.

Tại cuộc "Hội thảo khoa học về danh nhân Thoại Ngọc Hầu nhân kỷ niệm 180 năm ngày mất", được tổ chức tại Châu Đốc (An Giang) vào ngày 25 tháng 7 năm 2009, hành động “nặng tình bằng hữu” của ông Thoại đã được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao[15].

Bùi Thụy Đào Nguyên, soạn

Chú thích:
[1] Trước đây, “Lê quý dật sử” và “Hoàng Lê nhất thống chí” đều ghi ông Diệu họ Nguyễn.
[2] Trong sách Nhà Tây Sơn, Quách Tấn (quê ở Tây Sơn) còn cho biết ở trận Rạch Gầm-Xoài Mút đánh tan 20 vạn quân Xiêm La, Trần Quang Diệu-Bùi Thị Xuân cũng đã lập đại công. Vợ chồng ông điều khiển bộ binh, tướng Võ Văn Dũng cùng Nguyễn Huệ chỉ huy thủy quân (tr. 97). Tuy nhiên, thông tin này chưa được kiểm chứng và cũng chưa tìm thấy ở tài liệu khác.
[3] Việt Nam sử lược nói Nguyễn Nhạc uất hận thổ huyết ra mà chết (tr. 395).
[4] Sử gia Phạm Văn Sơn kể tương tự, và còn cho biết thêm rằng ông Diệu đã xin tội chết cho mẹ già (80 tuổi) và đã được vua Gia Long chấp thuận, có lẽ vì trước đây ông Diệu đã tha mạng cho toàn thể binh sĩ ở trận thành Quy Nhơn (tr. 244.). Tuy nhiên, căn cứ bia mộ của mẹ ông, thì bà đã mất năm Nhâm Tý (1792), Vậy rất có thể vua Gia Long chỉ không cho san bằng ngôi mộ này mà thôi.
[5] Sách Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn. Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1986, tr. 13.
[6] Trần Xuân Sinh cho biết ông Diệu sau khi bị lột da rồi còn bị nhồi trấu (Thuyết Trần . Nhà xuất bản Hải Phòng, 2003).

Sách tham khảo:
-Bùi Dương Lịch, Lê quý dật sử. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1987.
-Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí (tập 2). Nhà xuất bản Văn Học, 1984.
-Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược. Nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn, 1968.
-Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên (quyển 4). Tủ sách sử học Việt Nam xuất bản, Sài Gòn, 1961.
-Nguyễn Khắc Thuần, Danh tướng Việt Nam (tập 3). Nhà xuất bản Giáo Dục, 2005.
-Nguyễn Q, Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992.
-Quách Tấn-Quách Giao, Nhà Tây Sơn. Bảo tàng Quang Trung xuất bản, 2000.

Ảnh: Tượng thờ thái phó Trần Quang Diệu trong Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt (Bảo tàng Quang Trung, Bình Định)

Thứ Tư, 7 tháng 7, 2010

Biên niên sử An Giang

Biên niên sử An Giang ghi lại các sự kiện nổi bật của tỉnh An Giang thuộc Việt Nam theo thứ tự thời gian. Xem thêm các bài liên quan để hiểu rõ các giai đoạn và chi tiết.

1. Thời chúa Nguyễn:
1700: Tháng 4, sau khi đánh tan quân Nặc Thu ở Nam Vang (Chân Lạp), trên đường trở về Gia Định, Nguyễn Hữu Cảnh dừng chân ở Châu Sao Mộc (tức Cù lao Cây Sao, nay là Cù lao Ông Chưởng thuộc huyện Chợ Mới). Tại đây, ông lâm bệnh nặng, đưa đến Rạch Gầm (Mỹ Tho) thì mất ngày 16 âm lịch.
1757: Nguyễn Cư Trinh thay mặt chúa Nguyễn Phúc Khoát nhận đất Tầm Phong Long do vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng tặng. Sau đó, ông lãnh nhiệm vụ lập thành 3 đạo là: Tân Châu, Đông Khẩu (Sa Đéc), Châu Đốc; và cho tất cả trực thuộc dinh Long Hồ.
1771: Quân Xiêm La (sau này là Thái Lan) do Taksin (Trình Quốc Anh) cầm đầu đánh phá Hà Tiên, Châu Đốc.
1772: Tống Phước Hiệp và Nguyễn Cửu Đàm đánh đuổi quân Xiêm La vừa nói trên.
1775: Nguyễn Cư Trinh đưa một số người Chăm từ Chân Lạp về định cư ở núi Bà Đen (Tây Ninh), Hồng Ngự, Châu Giang,...
1778: Giáo dân Thiên Chúa giáo tìm đến định cư ở Cù lao Giêng và Cái Đôi (nay đều thuộc huyện Chợ Mới).
1779: Tháng 11 (âm lịch), chúa Nguyễn Phúc Ánh ra lệnh kiểm tra các trấn là Trấn Biên (Biên Hòa), Phan Trấn (Gia Định, Định Tường) và Long Hồ (Vĩnh Long, An Giang). Đây là lần đầu tiên xuất hiện địa danh An Giang trong văn thư của nhà cầm quyền lúc bấy giờ.
1783: Quân Tây Sơn đánh đuổi chúa Nguyễn Phúc Ánh, chiếm trọn đất Gia Định (tức bao gồm luôn An Giang sau này).
1784: Nguyễn Phúc Ánh dẫn quân Xiêm La chiếm Hà Tiên, An Giang, đóng đại bản danh ở Đông Khẩu (Sa Đéc).
1785: Tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ đánh thắng quân Xiêm La ở Rạch Gầm-Xoài Mút (Mỹ Tho), chiếm lại An Giang, Hà Tiên.
1787: Nguyễn Phúc Ánh chiếm lại toàn bộ đất Gia Định, trong đó có An Giang sau này.
1789: Xây dựng thủ Đông Xuyên (Long Xuyên), Vĩnh Hùng (An Hòa), Thuận Tấn (Vàm Nao thuộc Mỹ Hội Đông), Cường Uy (Lấp Vò).

2. Thời nhà Nguyễn:
1801: Theo chúa Nguyễn tham dự trận thủy chiến ở Thị Nại, Thư Ngọc Hầu và hai em (đều là người Tấn Mỹ, Chợ Mới) chết mất xác.
1805: ngày 17 tháng 6 (âm lịch): vua Gia Long ban dụ tổ chức Nam Bộ thành 5 trấn là: Trấn Biên (Biên Hòa), Phan Trấn (Gia Định), Định Trấn (Định Tường) và Vĩnh Trấn (Vĩnh Long, An Giang).
1808: Dinh Long Hồ đổi thành trấn Vĩnh Thanh, gồm có phủ Định Viễn và 4 huyện. An Giang hiện nay chủ yếu thuộc huyện Vĩnh An và Vĩnh Định của trấn Vĩnh Thanh.
1815: vua Gia Long sai Lưu Phước Tường (trấn thủ trấn Vĩnh Thanh) xây đồn Châu Đốc, đến năm sau (1816) thì hoàn thành.
1817: Nguyễn Văn Thoại (tức Thoại Ngọc Hầu) đến làm trấn thủ trấn Vĩnh Thanh.
1818: Nguyễn Văn Thoại cho đào kênh Thoại Hà, nối rạch Đông Xuyên (nay là rạch Long Xuyên) với ngọn Giá Khê (Rạch Giá), dài hơn 30 km. Đồng thời, dời đạo Tân Châu từ Cù lao Giêng (Chợ Mới) về thôn Long Sơn (nay thuộc P. Long Sơn, Tân Châu).
1819: Khởi đào kênh Vĩnh Tế nối Châu Đốc với Hà Tiên, đến 1824 thì xong, dài 91,32km.
1822: Nguyễn Văn Thoại lập làng Thoại Sơn, dựng bia Thoại Sơn tại triền Núi Sập, dựng đình thờ Nguyễn Hữu Cảnh tại trung tâm thị xã Châu Đốc ngày nay.
1826: Nguyễn Văn Thoại sai đắp lộ Châu Đốc-Núi Sam, Núi Sam-kênh Vĩnh Tế. Đến 1828 thì ông cho dựng bia Vĩnh Tế bên bờ kênh Vĩnh Tế, dựng bia Tân Lộ Kiều Lương tại chân Núi Sam.
1829: Nguyễn Văn Thoại mất, an táng tại Sơn lăng nơi chân Núi Sam.
1832: Vua Minh Mạng đổi Ngũ trấn thành Lục tỉnh (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang) thì tỉnh An Giang có 2 phủ là: Tuy Biên, Tân Thành; và 4 huyện là: Tây Xuyên (Châu Phú), Đông Xuyên (Tân Châu), Vĩnh Định (Cần Thơ), Vĩnh An (Sa Đéc). Tướng Trương Minh Giảng là vị Tổng đốc đầu tiên trông coi An Giang và Hà Tiên.
1833: Nhận lời cầu viện của Lê Văn Khôi, cuối năm này thủy quân Xiêm La kéo sang, bị Trương Minh Giảng, Phạm Hữu Tâm, Nguyễn Xuân, Trần Văn Năng, Phạm Văn Điển chặn đánh tan trên sông Vàm Nao. Trong năm này, vua Minh Mạng cho phá bỏ đồn Châu Đốc cũ, xây thành mới ở gần bên.
1834: Đầu năm này, thủy quân Xiêm La theo ngã sông Tiền tiến xuống 2 lần, nhưng lần nào cũng bị chận đánh ở Cù Hu (tức vùng Chợ Thủ thuộc Chợ Mới, An Giang), cuối cùng phải tháo chạy về nước.
1936: Xảy ra vụ tranh chấp đất đai ở Thạnh Quới giữa giới cường hào, địa chủ và giới nông dân nghèo.
1938: Lại xảy ra vụ tranh chấp đất đai ở Ba Thê và Bình Thạnh, cũng giữa hai giới trên.
1841: Ở Thất Sơn nổ ra cuộc nổi dậy nhằm chống lại đường lối cai trị của nhà Nguyễn.
1842: Quân Xiêm La lại sang tấn công Hà Tiên và vùng biên giới An Giang, các tướng nhà Nguyễn là: Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Tiến Lâm, Nguyễn Lương Nhàn, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ được cử đến chống ngăn. Trong năm này, Nguyễn Công Trứ được bổ làm tuần phủ An Giang. Ông cho lập huyện học Đông Xuyên ở thôn Long Sơn, Tân Châu.
1843: Nguyễn Công Nhàn (đốc bộ An Giang) đào kênh nối Châu Đốc với Tân Châu. Đến tháng 4 (âm lịch) 1844 thì hoàn thành. Ban đầu có tên là Long An Hà, nay là kênh Vĩnh An.
1844: Doãn Uẩn làm tuần phủ An Giang thay Nguyễn Công Trứ.
1847: Doãn Uẩn cất chùa Tây An (tên do ông đặt với hàm ý trấn yên bờ cõi phía Tây nước Việt).
1849: Đoàn Minh Huyên lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Khoảng năm này, Bùi Hữu Nghĩa bị đày làm lính ở đồn Vĩnh Thông (Châu Đốc).
1850: Nguyễn Tri Phương làm tổng đốc An Giang.
1863: Hoàng thân A Soa (Cao Miên) xây dựng căn cứ kháng thực dân Pháp ở Thất Sơn.
1864: Quân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, vua Tự Đức cho mở khoa thi Hương ở An Giang. Khoa này cũng là khoa thi cuối cùng ở Nam Kỳ. Sĩ tử duy nhất ở tỉnh đỗ cử nhân là Huỳnh Duy Thanh (người Vĩnh Thông, nay thuộc Tri Tôn), Trần Hữu Thường (người Tân Châu) chỉ đỗ tú tài. Trong năm này, tổng đốc Phan Khắc Thận bắt Thủ Khoa Huân nộp cho quân Pháp.
1867:Quân Pháp chiếm tỉnh thành An Giang (lúc bấy giờ đặt ở Châu Đốc). Quản cơ Trần Văn Thành vào Bảy Thưa-Láng Linh tập hợp quân dân để cùng kháng Pháp.

3. Thời Pháp thuộc:
1868: Nhân dân vùng Núi Sập dưới sự chỉ huy của Trần Văn Thành đã đóng cọc cản tàu Pháp trên kênh Thoại Hà hỗ trợ Nguyễn Trung Trực đánh đồn Rạch Giá.
1870: Ngô Lợi đến núi Tượng (Ba Chúc) xây dựng căn cứ kháng Pháp, lập làng An Định, lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa kế thừa theo truyền thống đạo Bửu Sơn Kỳ Hương.
1871: Trần Bá Lộc mở trận càn quét vào mật khu Bảy Thưa-Láng Linh, nhưng vì địa hình hiểm trở và bị đánh du kích nên phải rút về.
1873: Trần Bá Tường (em ruột Trần Bá Lộc) dẫn quân Pháp tấn công căn cứ Bảy Thưa-Láng Linh. Thủ lĩnh Trần Văn Thành hy sinh (20 tháng 3), cuộc khởi nghĩa tan vỡ.
1876: Pháp cất dinh Tham biện Châu Đốc. Địa danh Long Xuyên (chỉ vùng Cà Mau thời Mạc Thiên Tứ), theo Nghị định 05 tháng 01 năm 1876 của nhà cầm quyền Pháp bắt đầu chính thức được dùng để chỉ hạt Long Xuyên (trước là Đông Xuyên).
1879: Khởi công xây dựng Nhà thờ Cù lao Giêng đến 10 năm sau mới hoàn thành. Nhà thờ này giữ vai trò quản lý mọi hoạt động Thiên Chúa giáo ở Cao Miên và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
1885: Tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa kết hợp quân của Hoàng thân Sivôtha nổi dậy, bị quân Pháp kéo đến đàn áp, rồi đóng đồn dọc kênh Vĩnh Tế.
1886: Ở Long Xuyên và Châu Đốc mở trường Pháp-Việt.
1887: Quân Pháp càn quét qui mô vào làng An Định (Ba Chúc), đốt sạch chùa chiền, nhà cửa, rồi giải tán làng.
1890: Ngô Lợi mất, phong trào kháng Pháp tan rã, chỉ còn lại đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
1896: Sau khi kháng Pháp thất bại, Cử Đa (Nguyễn Thành Đa) đến tu trên đỉnh Núi Cấm.
1901: Nguyễn Chánh Sắt lên Sài Gòn cộng tác với tờ Nông cổ mín đàm, và được xem là “nhà báo đầu tiên” của tỉnh[3].
1904: Ngày 1 tháng 5, xảy ra trận bão lụt năm Thìn, An Giang và nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long đều bị thiệt hại nặng. Cũng trong năm này, Phan Bội Châu đến Long Xuyên, Châu Đốc, rồi vào Bảy Núi tìm người chung chí hướng.
1909: Tòa án Long Xuyên kết án 63 người vì tham gia "Hội kín" (Thiên Địa Hội).
1913: Nhân dân phát hiện tượng "Phật bốn tay" ở khu vực chợ Vọng Thê, đem về lập chùa thờ tại chân núi Ba Thê.
1914: Hồ Biểu Chánh đến làm việc tại An Giang, và viết một số tác phẩm tại đây.
1910: Khởi công xây dựng Bệnh viện Long Xuyên (nay là Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang).
1916: Nguyễn Hữu Trí mở cuộc tấn công Khám Lớn Sài Gòn cứu Phan Xích Long]], nhưng thất bại.
1917: Quân Pháp đàn áp, khủng bố chùa Phật Lớn (Núi Cấm), bắt giam Cao Văn Long (Bảy Do), "Hội kín" An Giang tan rã. Trong năm này, Hồ Biểu Chánh đưa cải lương lên sân khấu thể nghiệm ở Long Xuyên.
1918: Tháng 1, Đại Việt tạp chí ra hàng tháng. Đây là tờ báo chính thức của Long Xuyên Hội Khuyến học Long Xuyên do Hồ Biểu Chánh, Đặng Thúc Liêng, Lê Thường Tiên phụ trách. Cũng trong năm này, Phạm Quỳnh đến nhiều nơi trong đó có Long Xuyên. Khi về ông viết loạt bài Một tháng ở Nam Kỳ.
1921: Nguyễn Sinh Sắc qua lại hoạt động ở vùng Tịnh Biên, Tân Châu (đến năm 1927). Đêm 18 tháng 10 năm này, khai trương gánh hát Tập Ích Ban tại Thốt Nốt (An Giang, nay thuộc Cần Thơ).
1924: Châu Văn Liêm về dạy học tại Trường Nữ Long Xuyên, tuyên truyền tinh thần yêu nước.
1927: Chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội đầu tiên của tỉnh Long Xuyên ra đời tại Long Điền (Chợ Mới).
1928: Nguyễn Quang Diêu đến ẩn dật ở núi Sam rồi Tân Châu.
1929: Trương Gia Mô tự vẫn trên đỉnh núi Sam.
1930: Lê Văn Đỏ treo "cờ búa liềm" trên cột dây thép xã Long Điền (Chợ Mới)[5].
1935: Nguyễn Hiến Lê từ Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội) đến Long Xuyên lập nghiệp.
1939: Đạo Tưởng nổi dậy chống chính quyền Pháp tại Tân Châu. Cũng trong năm này, Đạo Phật Giáo Hòa Hảo ra đời (18 tháng 5 năm Kỷ Mão).
1944: Louis Malleret đến vùng Óc Eo (nay thuộc Vọng Thê, huyện Thoại Sơn) để khảo cổ.
1945: Tòa Bố Long Xuyên (tức tòa hành chánh tỉnh của thực dân Pháp) bị Việt Minh thiêu hủy.
1946: Quân Pháp tái chiếm Long Xuyên (9 tháng 1), Châu Đốc (20 tháng 1).
1948: Ngày 1 tháng 4, Nguyễn Ngọc Thơ được bổ làm tỉnh trưởng đầu tiên của tỉnh Long Xuyên. Ngày 12 tháng 11, trường trung học mang tên Collège de Long Xuyên khai giảng khóa đầu tiên, gồm 76 học sinh (Tháng 2 năm 1952, trường được đổi tên thành Trường trung học Thoại Ngọc Hầu).
1949: Quân Pháp mở trận càn lớn vào Bảy Núi.
1950: Tháng 12, Chính quyền kháng chiến thành lập tỉnh Long Châu Hà.
1953: Long Xuyên trở thành thị xã.
1954: Sau khi thấy bại tại chiến trường Điện Biên Phủ, ngày 7 tháng 5 năm 1954, Pháp buộc phải rút quân khỏi Việt Nam.

4. Sau khi quân Pháp rời khỏi Việt Nam:
1956: Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 143/NV sáp nhập tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc thành tỉnh An Giang.
1961: Mặt trận giải phóng tỉnh ra mắt tại chùa Tà Miệt xã Lương Phi (Tri Tôn).
1968: Et-ca (trung tướng Mỹ) bắt đầu mở cuộc tấn công đồi Tức Dụp (Tri Tôn) nhằm tìm diệt lực lượng quân Giải phóng miền Nam đang ẩn náu nơi đây. Vì quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa bị thiệt hại nặng về người và của mà không thành công, nên từ đó Tức Dụp còn có tên gọi "ngọn đồi 2 triệu đôla" (có nguồn nói là do lời hứa cho quân sĩ 2 triệu đôla nếu thắng trận).
1972: Viện Đại học Hòa Hảo khai giảng niên học đầu tiên tại Long Xuyên. Trong năm này, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam được khởi công xây dựng lại theo quy mô lớn và hoàn chỉnh như hiện nay.
1974, Giáo hội Thiên Chúa giáo nâng cấp Chủng viện Têrêxa thành Đại chủng viện thánh Thomas để đào tạo cấp linh mục.
1975: Xảy ra sự kiện 30 tháng 4, 1975. Ngày 22 tháng 9, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho đổi tiền lần đầu tại miền Nam Việt Nam.
1977: Quân Pôn Pốt từ Campuchia đồng loạt nổ súng tấn công chiếm 14 xã biên giới Tây Nam của tỉnh, sát hại 3157 người dân Việt tại Ba Chúc (Tri Tôn).
1999: Ngày 01 tháng 3, thành lập thành phố Long Xuyên. Tháng 12, Đại học An Giang thành lập tại Long Xuyên.
2009: Ngày 19 tháng 12, thành lập thị xã Tân Châu.

Sách tham khảo chính:
-Nhiều người soạn, Địa chí An Giang (trọn bộ 2 quyển) do Chính quyền tỉnh tổ chức biên soạn và ấn hành năm 2003 và 2007.
-Người Long Xuyên, An Giang: Xưa và Nay. Sách in trước 1975, không ghi năm xuất bản.
-Quốc sử quán triều Nguyễn, Quốc triều sử toát yếu (Tiền biên và Chính biên). Nhà xuất bản Văn Học, 2002.
-Sơn Nam, Lịch sử An Giang, Nhà xuất bản Tổng hợp An Giang, 1988.
-Sơn Nam, Lịch sử khẩn hoang miền Nam. Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1994.
-Huỳnh Minh, Tân Châu xưa. Nhà xuất bản Thanh Niên tái bản năm 2003.

Chủ Nhật, 4 tháng 7, 2010

Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh An Giang

Sơ lược sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh An Giang

1757: Vua Chân Lạp Nặc Tôn hiến đất Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chúa sai lập đạo Tân Châu, Đông Khẩu (Sa Đéc), Châu Đốc; và cho trực thuộc dinh Long Hồ.
1779: Tháng 11 (âm lịch), chúa Nguyễn Phúc Ánh ra lệnh kiểm tra các trấn là Trấn Biên (Biên Hòa), Phan Trấn (Gia Định, Định Tường) và Long Hồ (Vĩnh Long, An Giang). Đây là lần đầu tiên xuất hiện địa danh An Giang trong văn thư của nhà cầm quyền lúc bấy giờ.
1789: Xây dựng thủ Đông Xuyên (Long Xuyên), Vĩnh Hùng (An Hòa), Thuận Tấn (Vàm Nao thuộc Mỹ Hội Đông), Cường Uy (Lấp Vò).
1805: ngày 17 tháng 6 (âm lịch): vua Gia Long ban dụ tổ chức Nam Bộ thành 5 trấn là: Trấn Biên (Biên Hòa), Phan Trấn (Gia Định), Định Trấn (Định Tường) và Vĩnh Trấn (Vĩnh Long, An Giang).
1808: Dinh Long Hồ đổi thành trấn Vĩnh Thanh, gồm có phủ Định Viễn và 4 huyện. An Giang hiện nay chủ yếu thuộc huyện Vĩnh An và Vĩnh Định của trấn Vĩnh Thanh.
1832: Vua Minh Mạng đổi Ngũ trấn thành Lục tỉnh, thì tỉnh An Giang có 2 phủ là: Tuy Biên, Tân Thành; và 4 huyện là: Tây Xuyên (Châu Phú), Đông Xuyên (Tân Châu), Vĩnh Định (Cần Thơ), Vĩnh An (Sa Đéc).
1835: An Giang có thêm phủ Ba Xuyên.
1836: Vua Minh Mạng cho lập địa bạ An Giang.
1839: Lập huyện Hà Âm và Hà Dương thuộc phủ Tịnh Biên, và xây dựng phủ lỵ Tịnh Biên tại thôn Hưng Nhượng (Tri Tôn).
An Giang có thêm huyện An Xuyên, tức bấy giờ An Giang có 3 phủ, 8 huyện.
1840: Đổi tên Chiến Sai Đạo Thủ (Chợ Thủ-Long Điền) thành An Lạc.

1842: An Giang có thêm phủ Tuy Biên, tức bấy giờ An Giang có 4 phủ, 9 huyện.
1844: An Giang có thêm huyện Hà Âm, tức bấy giờ An Giang có 4 phủ, 10 huyện.
1850: Bỏ phủ Tịnh Biên, tức bấy giờ An Giang có 3 phủ, 10 huyện.
1867: Pháp chiếm nốt ba tỉnh Miền Tây, trong đó có An Giang.
1868: Pháp chia An Giang thành 3 hạt: Châu Đốc (phủ Tuy Biên cũ), hạt Sa Đéc (phủ Tân Thành cũ), và hạt Ba Xuyên.
1876: Pháp bỏ hệ thống Nam Kỳ lục tỉnh, chia thành 4 khu vực:Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Bassac. Khu vực Bassac gồm 6 hạt là: Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Trà Ôn, Sóc Trăng và Rạch Giá.
Cũng trong năm này, Pháp cho cất dinh Tham biện Châu Đốc và lập thêm hạt Đông Xuyên (tức Long Xuyên).
Năm 1899: Pháp bỏ các hạt và đổi thành tỉnh. An Giang bấy giờ bị chia thành các tỉnh là: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng.
1955: Tỉnh Châu Đốc có 5 quận là: Châu Phú, Tân Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên và Hồng Ngự. Tỉnh Long Xuyên có 5 quận là: Châu Thành, Thốt Nốt, Chợ Mới, Lấp Vò và Núi Sập (1955-1964).
1956: Cho sáp nhập Long Xuyên và Châu Đốc thành tỉnh An Giang. Bấy giờ An Giang có 8 quận là: Châu Phú, Tân Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Thành, Thốt Nốt, Chợ Mới, Núi Sập (1961 đổi tên thành Huệ Đức). 8 quận này có cả thảy 92 xã.
1958: lập thêm quận An Phú.
1964: Lại tách thành 2 tỉnh: Châu Đốc và An Giang.
Năm 1976: tức sau sự kiện 1975, tên An Giang lại được đặt cho tỉnh.

Hiện nay (2010), có:
-Thành phố trực thuộc (Long Xuyên): 11 phường và 2 xã
-Thị xã Châu Đốc: 5 phường và 2 xã
-Thị xã Tân Châu: 5 phường và 9 xã
-Huyện An Phú: 2 thị trấn và 12 xã
-Huyện Châu Phú: 1 thị trấn và 12 xã
-Huyện Châu Thành: 1 thị trấn và 12 xã
-Huyện Chợ Mới: 2 thị trấn và 16 xã
-Huyện Phú Tân: 2 thị trấn và 16 xã
-Huyện Thoại Sơn: 3 thị trấn và 14 xã
-Huyện Tịnh Biên: 3 thị trấn và 11 xã
-Huyện Tri Tôn: 3 thị trấn và 12 xã
Tổng cộng có 156 xã, phường và thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên 353.676 ha.

Nguồn tham khảo: Địa chí An Giang (tập 2, do UBND tỉnh tổ chức biên soạn và xuất bản năm 2007) và một số sách báo khác.

Bùi Thụy Đào Nguyên, sao lục.


Bé Ti Ti, 6 tuổi

Phan Văn Hớn và cuộc khởi nghĩa Vườn Trầu

Phan Văn Hớn (1830-1886) còn được gọi là Phan Công Hớn,[1] lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống Pháp có tên Mười Tám Thôn Vườn Trầu vào cuối năm 1884 tại Sài Gòn.

Phan Văn Hớn, người làng Tân Thới Nhứt (nay là xã Bà Điểm) huyện Hóc Môn [2] tỉnh Gia Định.

Ông là một nông dân văn hay, võ giỏi, có nhiều mưu trí, có tấm lòng hào phóng, ngay thẳng, biết thương yêu đồng bào. Ông thường đứng ra chống lại bọn cường hào và những người thân Pháp nên bị họ căm ghét.

Năm 1879, đốc phủ Trần Tử Ca [3] tri huyện Bình Long (nay là huyện Hóc Môn) là một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp, vu khống Phan Văn Hớn mưu loạn khiến ông bị đày ra Côn Đảo 5 năm.

Mãn hạn tù, ông về lại quê nhà, tổ chức hai trường đá gà: một điểm ở ngã tư An sương, một điểm ở xã Bà Điểm để che mắt đối phương và tiện liên hệ với những người chung chí hướng.

Sau một thời gian bí mật tập hợp dân nghèo, rèn sắm vũ khí, tích trữ lương thực...Nhân lời kêu gọi Cần Vương [4] của vua Hàm Nghi, Phan Văn Hớn quyết định khởi nghĩa và thành lập Ban chỉ huy gồm có: Phan Công Hớn (tổng lãnh binh), Nguyễn Văn Quá (chánh lãnh binh), Phạm Văn Hồ (phó lãnh binh), Phan Văn Võ (tức Cai Võ, lo việc nội ứng bên trong dinh huyện Bình Long).

Khởi nghĩa:
Vào 25 tháng chạp năm Giáp Thân (ngày 8 rạng ngày 9 tháng 2 năm 1885) [5] Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Quá cùng hơn ngàn nghĩa quân chia làm ba mũi, tấn công vào dinh huyện Bình Long.

Đốc phủ Trần Tử Ca rút lên lầu chống cự, nghĩa quân dùng rơm và dây đậu phộng khô có sẵn trong dinh, đem chất xung quanh nơi Ca ẩn náu rồi châm lửa đốt. Vợ Trần Tử Ca chết cháy. Tử Ca chạy thoát ra ngoài thì bị một nông dân bắt được giao cho quân khởi nghĩa. Đốc phủ Ca bị xử chém, đầu bêu lên cột đèn trước chợ Hóc Môn. Tết năm ấy, ở Hóc Môn có câu:

Mừng xuân có pháo, có nêu
Có đầu đốc phủ đem bêu cột cờ.
Sau đó nghĩa quân kéo xuống tấn công Sài Gòn. Tới Quán Tre (nay thuộc phường Đông Hưng Thuận, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh), đoàn quân chia ra làm hai, một đạo quân tiến thẳng vào Sài Gòn, một đạo quân trú ngoài nội thành chờ hiệu lệnh tiếp ứng.

Thất bại:
Tờ mờ sáng, đạo quân đầu tiên tới Bình Hòa (nay thuộc quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) thì bị một đội quân Pháp chặn đánh. Thua trận, nhiều nghĩa sĩ bị bắt. Nghe tin dữ, đạo quân thứ hai tự giải tán [6].

Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Quá chạy thoát, để uy hiếp hai ông ra hàng, Pháp bắt nhiều người thân của hai ông và nhiều dân thường để khảo tra. Vì thương người, hai ông tự nạp mình.

Hai con trai của Trần Tử Ca là Trần Tử Long, Trần Tử Bản xin phép quan Pháp đến thôn Tân Thới Nhì, là nơi giam giữ ông Hớn, ông Hóa, cật vấn và tra khảo hai ông này rất tàn khốc. Cuối cùng, tất cả người bị Pháp bắt, được đem ra xét xử suốt từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 3 tháng 9 năm 1885, rồi tuyên 14 án tử hình trong đó có Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Quá.

Rạng sáng ngày 30 tháng 3 năm 1886 (tức ngày 25 tháng 2 âm lịch), hai ông bị hành hình và bị bêu đầu tại chợ Hóc Môn.

Tưởng nhớ:
Nhân dân Việt đã đem thi hài ông Phan Văn Hớn về an táng ở địa phận ấp Tây Bắc Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn; rồi sau này lập đền thờ Phan Văn Hớn tại nghĩa trang tộc họ Phan cũng ở ấp trên, ngay trong thời kỳ Pháp còn cai quản miền Nam Việt Nam. Hàng năm giỗ ông vào ngày 25 tháng 2 âm lịch. Nghi thức lễ được cử hành như lễ tế thần Thành Hoàng vào dịp lễ Kỳ yên ở đình làng Việt.

Phạm Đại Hưng là một nhân sĩ, có thơ khen ngợi ông:

Thập bát phù viên khởi nghĩa đây,
Ra tay làm thử, rõ ra thầy.
Dân cày nhứt trí, nêu danh nghĩa
Hương chức đồng tâm quyết đấp xây.
Gậy gộc đánh tan phường chiếm đất
Củi rơm thiêu hủy bọn theo Tây.
Anh hùng lãnh đạo công ghi nhớ,
Con cháu phụng thờ miếu mộ xây.

Vè ông Hớn, ông Quá:
Ông Lê Doãn Hài (1830-1914) [7] là người ở chợ Hóc Môn, và là người chứng kiến đầu đuôi cuộc khởi nghĩa, đã sáng tác bài “Vè ông Hớn, ông Quá giết đốc phủ Ca” gồm 69 câu thơ lục bát. Trích giới thiệu:

Đoạn nói về Trần Tử Ca:

Thuở xưa phó tổng Bình Dương,
Hóc Môn đốc phủ thị cường hiệp oai.
Lịnh hành tra khảo phép ngoài,
Dây da trói cẳng dân dài khúc cây.
Oan ưng sống chết trối thây,
Cứ làm hung bạo cho Tây nó dùng...
Giết quan trấn thủ đốc Ca
Kéo ra dinh ngoại ngã ba hành hình.
Mình thời bỏ dựa bên đình,
Đầu bêu hỏa thụ trước dinh hãi hùng.
Bởi vì chàng ở bất trung...
Đoạn nói về hai con Trần Tử Ca:

Hai chàng con đốc phủ Ca
Xóm làng bắt hết khảo tra sự tình.
Ai ai đều cũng thất kinh,
Trẻ già lo sợ như hình cò ma...
Đoạn nói về nghĩa quân sau khi khởi nghĩa thất bại:

Kẻ thời kết án lưu đày,
Người thời chém giết xử rày Hóc Môn.
Ba hồi vừa dứt tiếng cồn,
Hương Hớn, hương Quá phách hồn chơi mây...
...Ở đời thấy vậy chớ cười,
Kiến nguy trí mạng là người trung quân [8].
Còn như táo bạo hành hung,
Dầu mà có chết ai cùng có thương.
Trước sau kể hết cho tường
Tả ra một bổn làm gương cho đời.

Bùi Thụy Đào Nguyên biên soạn

Chú thích:
[1] Để cứu cho dân khỏi những trận đòn thù, Phan Văn Hớn và Nguyễn Văn Quá buộc phải nạp mình cho Pháp, sau đó bị tử hình. Những bậc cao niên ở đây kể lại, do mến mộ công ơn của Phan Văn Hớn nên bà con đổi tên lót của ông từ "Văn" ra "Công". Ngoài ra ông còn được gọi là Quản Hớn.
[2] Hóc Môn là một huyện ở ngoại thành Sài Gòn. Ngày trước, địa thế nơi đây vô cùng hiểm hốc: phía sau là bưng Tầm Lạc mênh mông, cỏ lấp đầu người, nước ngập ngang lưng và rừng liên tiếp lên tận Cao Miên, Lào. Mười Tám Thôn Vườn Trầu (Thập Bát Phù Viên), là vùng đất chuyên trồng trầu cau ở Hóc Môn. Đây là vùng cư ngụ của những người dân lưu tán từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc vào. Đa phần, họ đều giỏi võ nghệ, biết sống gắn bó với nhau và có truyền thống đấu tranh chống áp bức lâu đời...
[3] Trần Tử Ca, người thôn Hanh Thông Tây, phủ Tân Bình. Nguyên xưa, Tử Ca làm phó tổng Bình Dương, sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ (tháng 2 năm 1861), được Quản Sĩ thân Pháp tiến cử, Tử Ca làm tri huyện Bình Long.
[4] Hưởng ứng dụ Cần Vương, tại Sài Gòn đã nổ ra hai cuộc khởi nghĩa, đó là cuộc khởi nghĩa của đề đốc Nguyễn Văn Bường vào ngày 22 tháng 1 năm 1885 và cuộc khởi nghĩa của Phan Văn Hớn vào ngày 8 tháng 2 năm 1885. [5] Ngày tháng khởi nghĩa các tác giả ghi khá thống nhất chỉ có Huỳnh Minh ghi là 3 giờ chiều ngày 27 tháng chạp năm Giáp Thân (tr. 225) và Biên niên sử 300 năm Sài Gòn–TP. HCM do nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia ấn hành thì ghi là ngày 4 tháng 2 năm 1885. Tuy nhiên, căn cứ vào câu vè: Hai lăm tháng chạp hỏa phần đồn nha (Vè Quản Hớn, Sài Gòn, Gia Định qua thơ văn xưa, tr. 332), thì hai thông tin sau chưa thật đúng.
[6] Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, nhiều quân dân ở nhiều vùng khác, như: Bình Chánh, Bà Hom, An Lạc, Cần Giuộc, Cần Đước...kéo đến tập hợp ở Bà Quẹo, Tân sơn Nhất, nhưng vì đạo quân đi đầu tan vỡ nên họ cũng tự giải tán.
[7] Lê Doãn Hài người ở chợ Hóc Môn, làng Tân Thới Nhì, tổng Tuy Thượng, huyện Bình Long. Năm 1874, ông Hài bị tù đày Côn Đảo 5 năm, ở đó ông có làm bài Côn Lôn truyện để nói lên tội ác của quân Pháp. Rồi sau khi chứng kiến cuộc khởi nghĩa của ông Hớn-ông Quá và làm xong bài vè trên, ông bèn dời nhà đến xã Tân Phú (nay thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), làm nghề bốc thuốc và dạy học...Nguyên bản vè in trong sách Sài Gòn, Gia Định qua thơ văn xưa (1987, tr.332- 334). Trong sách Gia Định xưa của Huỳnh Minh có in một bài vè 52 câu (câu dài ngắn xen nhau, nhưng nhiều nhất là câu 4 chữ và 7 chữ) cùng chủ đề tên là Quản Hớn giết đốc phủ Ca (tr. 326-328).
[8] Dịch nghĩa: Thấy cơn nguy, sẵn sàng hy sinh tánh mạng mình.

Sách tham khảo:
-Nhiều người soạn, Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (tập 1, phần do Nguyễn Đình Đầu biên soạn, tr. 266-267). Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh năm 1987.
-Nguyễn Q. Thắng- Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992, tr. 807.
-Huỳnh Minh, Gia Định xưa. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin tái bản năm 2006, tr.224-225.
-Nhóm Nhân Văn Trẻ, Hỏi đáp lịch sử Việt Nam (tập 4). Nhà xuất bản Trẻ, 2007, tr. 329-331.
-Nguyễn Thị Thanh Xuân-Nguyễn Khuê-Trần Khuê, Sài Gòn, Gia Định qua thơ văn xưa. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1987, tr.332-334.